Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

Nước Mỹ Càng Văn Minh, Giàu Mạnh Và Pháp Trị Sau Bạo Loạn



NƯỚC MỸ CÀNG VĂN MINH, GIÀU MẠNH VÀ PHÁP TRỊ HƠN SAU BẠO LOẠN CHỨ KHÔNG HỀ SUY TÀN ĐI. 
Dương Hoài Linh

Các vụ bạo loạn quy mô lớn là một phần trong lịch sử nước Mỹ. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong thập niên 1960, thời kỳ liên tục diễn ra đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và các cộng đồng dân cư.

Các vụ bạo loạn trong thập niên này diễn ra vì nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là vấn đề chủng tộc và phản đối chiến tranh Việt Nam. Bạo động thường bùng nổ từ các cuộc biểu tình do sinh viên tổ chức, lôi cuốn nhiều tầng lớp dân cư khác tham gia.

Tuy nhiên, năm 1967 chứng kiến đợt bùng nổ bạo loạn được gọi là "Mùa hè nóng 1967" với 159 vụ bạo loạn kéo dài suốt 3 tháng. Tình hình tiếp tục nóng lên năm 1968, khi nhà hoạt động nhân quyền da màu Martin Luther King Jr. bị ám sát ngày 4/4/1968. Cái chết của ông gây ra chuỗi cuộc bạo loạn lớn, đẫm máu trên toàn quốc trong 10 ngày sau đó, đáng chú ý là tại New York, Washington DC, Chicago và Detroit.

Tháng 8/1968, khi Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Dân chủ tại Chicago đề cử Phó chủ tịch Lyndon Johnson làm ứng viên tổng thống, đụng độ đã xảy ra giữa hàng nghìn sinh viên và cảnh sát nổ ra tại một công viên gần đó. Toàn bộ sự kiện được phát trên truyền hình.

Sau thập niên 1960, tình hình trở nên im ắng cho đến khi một làn sóng bạo loạn tồi tệ bùng phát tại Los Angeles năm 1992. Khi đó, Rodney King, một công nhân xây dựng da màu, bị 4 cảnh sát đánh đập trong 15 phút. Sự việc được ghi hình và phát trên truyền hình.

Năm 1993, nhóm cảnh sát được tuyên trắng án trước cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức. Phẫn nộ trước bản án được cho là phân biệt chủng tộc này, chỉ 3 giờ sau, bạo loạn nổ ra dữ dội và kéo dài trong 5 ngày.

Các vụ bạo loạn này khiến 50 người chết, khiến nó trở thành một sự kiện đẫm máu nhất trong lịch sử bạo loạn ở Mỹ thế kỷ 20. Lệnh giới nghiêm ban đêm đã được ban hành, dịch vụ bưu điện bị ngưng, nhiều người phải nghỉ học hoặc nghỉ làm.

Tuy nhiên sau mỗi lần bạo loạn nước Mỹ lại càng lớn mạnh thêm chứ không hề sa sút đi. Nhiều đạo luật, nhiều chính sách, nhiều quan điểm đa chiều về nhân quyền ra đời. Bất công sau bạo loạn được san lấp, các sắc dân thông cảm, đoàn kết và chấp hành pháp trị hơn.

Nước Mỹ càng ngày càng giàu đẹp và thanh bình hơn sau bạo loạn. Nhiều công trình đô thị, văn hóa, giáo dục, điện ảnh ra đời hơn sau bạo loạn.

Dương Hoài Linh (Thesaigonpost)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét