Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Thạch Samboc - Số Phận Nghiệt Ngã Của Một Người Khmer Theo Đạo Phật

 

Tác giả Trương Minh Tam cùng gia đình Ông Thạch Samboc, ngày 22/10/2023

THẠCH SAMBOC - SỐ PHẬN NGHIỆT NGÃ CỦA MỘT NGƯỜI KHMER THEO ĐẠO PHẬT
Mạch Sống

Ngày 29 tháng 10, 2023

THẠCH SAMBOC – Số phận nghiệt ngã của một người Khmer theo đạo Phật

 

Mạch Sống, ngày 29 tháng 10, 2023

http://machsongmedia.org

 

LTS: Dưới đây là bài viết của Ông Trương Minh Tam sau lần thăm viếng gia đình người tị nạn vừa đến Chicago định cư. Trong thời gian tới đây sẽ có nhiều trăm đồng bào tị nạn từ Thái Lan đến Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand định cư. BPSOS kêu gọi các người có lòng ở những thành phố có đồng bào mới đến hãy giang tay đón tiếp, uỷ lạo và hướng dẫn họ.

 

Bây giờ, Thạch Samboc cùng vợ và con gái đã tìm được sự bình yên trong một căn hộ tốt giữa lòng Thành Phố Chicago thuộc Tiểu Bang Illinois.

 

Cả ba người đều muốn quên đi những chuỗi ngày đau khổ 11 năm sống vất vưởng ở Thái Lan, và nhiều hơn thế, họ còn muốn quên đi những năm tháng dài sống trong tuyệt vọng ngay trên chính quê hương của mình đó là Việt Nam.

 

Với tâm trạng dày vò và đau đớn của người đàn ông khi chưa thể lo lắng trọn vẹn được cho vợ và đứa con gái bệnh tật của mình, anh Thạch đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện về mấy chục năm qua của gia đình anh một cách rời rạc và nghẹn ngào.

Hình 1 – Tác giả Trương Minh Tam cùng gia đình Ông Thạch Samboc, ngày 22/10/2023

 

Trải qua quá nhiều đau khổ nên Thạch cũng không còn nhớ chắc mình sinh năm 1967 hay là 1966 nữa. Anh chỉ còn nhớ mình sinh ra ở Ấp Prek, Xã Lai Hoà, Huyện Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng. Ấp Prek của người Khmer Krom nghèo khó nằm trên con đường nhỏ, sát với Tỉnh Bạc Liêu và hướng mặt ra Biển Đông. Gia đình anh và nhiều người trong ấp theo đạo Phật Nam Tông.

 

Người ta thường nghĩ rằng, ở Việt Nam chỉ những người Kinh, người Thượng hay người H’mong theo các tổ chức tôn giáo độc lập không chịu sự chỉ đạo và định hướng của chính quyền như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926, đạo Phật Giáo Hoà Hảo, đạo Công Giáo, các Hội Thánh Tin Lành độc lập mới chịu sự khủng bố của chính quyền. Ít ai biết rằng những người Khmer Krom theo đạo Phật Nam Tông ở Miền Tây Nam Bộ mới là những người bị chính quyền Việt Nam tấn công và chà đạp lên nhân quyền nặng nề nhất bao gồm quyền được sống và quyền tự do tôn giáo. Gia đình Thạch là một trường hợp điển hình. Chỉ vì đến chùa sinh hoạt cùng những nhà tu hành vậy mà anh cùng người vợ đã bị công an cho rằng đã tham gia tổ chức chống lại chính quyền để thành lập nhà nước Khmer độc lập.

 

Thạch nói rằng, anh chỉ có niềm tin tâm linh theo đạo Phật Nam Tông mà thôi chứ với anh, chính quyền nào cũng được hết, chính quyền nào thì anh cũng vẫn vui vẻ mình là một người dân lành chăm lo làm ăn. Vì vậy, công an cho rằng anh muốn lập nhà nước Khmer thì đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng bất bình thường. Không biết bao nhiêu lần anh và vợ bị bắt về đồn công an. Ở đó họ đánh đập anh và vợ hết sức dã man cốt chỉ bắt hai người phải khai ra những khái niệm mà anh chị chưa bao giờ biết đến như tổ chức tiền thân nhà nước Khmer độc lập, chống đối chính quyền, chính phủ Khmer, quân đội Khmer …Bắt - đánh đập – cưỡng bức khai điều mình không từng nghe thấy bao giờ - thả rồi lại bắt sau đó là những gì anh và vợ chịu cảnh lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần. Đứa con nhỏ mới mấy tuổi phải sống tạm với ông bà ngoại cũng bị công an đe doạ bắt phải khai những điều nó chưa hề hiểu hay biết đó là bố mẹ làm việc cho ai, có ai cho tiền không và trong nhà có vũ khí súng đạn không…


Hoang mang và lo sợ không biết điều gì sẽ xảy ra với gia đình mình nữa nên vào một đêm tối trời tháng 5 năm 2013, Thạch dẫn vợ con chạy trốn khỏi quê hương. Những ngày đầu anh cũng không biết đi đâu nhưng nỗi sợ hãi nhắc bản năng của anh phải đưa vợ con đi khỏi nơi chốn thân thương để lánh nạn đã. Sau này anh mới biết đến khái niệm người tị nạn và mới định hướng đến Thái Lan.

 

Câu chuyện kể đến đây bỗng ngưng lại. Thạch nhắm chặt hai mắt và lắc đầu. Những dòng nước mắt trào ra và chảy dài trên khuôn mặt người đàn ông chưa đầy 60 tuổi nhưng già nua và khắc khổ như đang ở tuổi 75. Rất lâu sau, Thạch mới có thể kể tiếp được.

 

Ở Thái Lan cả gia đình anh sống trong sự khốn khó bởi chỉ một mình anh đi làm. Người vợ của anh phải ở nhà chăm đứa con gái sinh năm 1999 nhưng bị bệnh tật từ nhỏ. Chưa hết, cũng trong những năm tháng sống ở Thái Lan này, đứa con gái bệnh tật của anh còn bị một số kẻ xấu người Việt cũng đang sống ở đây hãm hiếp khiến bệnh tình của con anh càng thêm trầm trọng. Thực trạng và nghịch cảnh của gia đình anh là sự quy tụ các dấu hiệu đặc trưng của những người yếu thế trong bất kỳ xã hội nào. Họ thường bị mọi người không biết tới hoặc ít biết tới, dẫu có biết thì cũng ít quan tâm hoặc lãng quên nên rất dễ bị kẻ xấu ức hiếp hay lợi dụng.

 

Thạch nói trong nỗi xúc động nghẹn ngào:

“Gia đình tôi chịu ơn BPSOS và văn phòng CAP (Center for Asylum Protection - Trung tâm bảo vệ tị nạn). Nếu không có họ, tôi sẽ không biết cuộc đời chúng tôi sẽ như thế nào và có được ngày hôm nay không. Khi biết hoàn cảnh khốn khó của chúng tôi, nhân viên của tổ chức BPSOS và văn phòng CAP đã tìm đến và lập hồ sơ xin quy chế tị nạn với Cao Uỷ Người Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc cho chúng tôi. Hồ sơ của chúng tôi được văn phòng CAP theo dõi và bổ sung giúp cho chúng tôi. Trong 11 năm qua, các nhân viên của BPSOS đã thường xuyên theo dõi để hỗ trợ chúng tôi ổn định cuộc sống từ tinh thần, giấy tờ pháp lý để đi lại, làm việc cho đến trợ cấp vật chất. Biết chúng tôi khó khăn, hằng năm BPSOS đã tặng cho chúng tôi một ngân khoản hạn hẹp để có thể duy trì cuộc sống trong 11 năm chờ đợi đi định cư. Chúng tôi chịu ơn BPSOS và văn phòng CAP bởi thực sự ngoài họ ra, còn có rất nhiều tổ chức dân sự khác của người Việt cũng hoạt động tại đây, họ biết hoàn cảnh chúng tôi nhưng tất cả đều bỏ rơi chúng tôi. Ngày hôm nay, chúng tôi càng xúc động khi biết anh vốn không phải là nhân viên nhưng BPSOS đã kết nối anh tới đây để tiếp tục giúp đỡ chúng tôi tái hoà nhập cuộc sống mới chứ không phải việc họ tổ chức đón rước chúng tôi tại sân bay ồn ào như nhiều trường hợp khác.”

 

Nỗi đau khổ của gia đình Thạch khiến tôi vô cùng ray rứt. Tôi sẽ còn tiếp tục kể lại rõ hơn về những gì gia đình anh đã gặp phải chỉ vì giữ một niềm tin tôn giáo. Nhưng lúc này đây xin tạm khép để gia đình anh được bình an và phải bắt đầu thiết lập cuộc sống mới. Cảm ơn tổ chức RefugeeOne đang nỗ lực hết sức để giúp đỡ anh những ngày tháng đầu tiên trên đất nước Mỹ này. Tuy nhiên, sẽ không dễ gì để hoà nhập với một gia đình có con nhỏ bệnh tật và đã phải chịu quá nhiều sự tổn thương nặng nề từ sự tấn công có chủ đích của chính quyền Việt Nam tới những sự vô tâm của những người xung quanh bao năm qua. Vì vậy tôi rất mong bất cứ ai quan tâm tới gia đình Thạch Samboc hãy cùng chung tay với tôi để giúp đỡ gia đình anh bên cạnh sự nỗ lực của tổ chức RefugeeOne.

 

Mời xem thêm trong video: https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights/videos/1008648623721656/

 

Bài liên quan:

Cùng một ngày, 3 gia đình Việt tị nạn ở Thái Lan lên đường đến Hoa Kỳ

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/2045-cung-mot-ngay-3-gia-dinh-viet-ti-nan-o-thai-lan-len-duong-den-hoa-ky.html


Mạch Sống




Diễn Hành Halloween Ở Ngoại Ô Thủ Đô Mỹ

DIỄN HÀNH HALLOWEEN Ở NGOẠI Ô THỦ ĐÔ MỸ
VOA Tiếng Việt

Trân trọng 
NHHN 

Xin mời quý vị xem Diễn Hành Halloween



Khám Phá Lễ Hội Halloween Ở Mỹ

 

Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

KHÁM PHÁ LỄ HỘI HALLOWEEN Ở MỸ
Người Việt.US

Lễ hội Halloween ở Mỹ cũng như lễ hội Halloween ở khắp nơi trên thế giới (trong đó có cả Việt Nam) chắc hẳn đã không còn xa lạ với mỗi người. Nhưng liệu chúng ta đã hiểu hết nguồn gốc, những tập tục, ý nghĩa,… và giá trị nhân văn mà lễ hội này muốn truyền tải chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lễ hội được phổ biến bậc nhất trên thế giới này nhé!


Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

Nguồn gốc lễ hội Halloween ở Mỹ

Lễ hội Halloween được tổ chức vào ngày nào? Halloween ngày mấy? Là câu hỏi của rất nhiều người khi nhắc tới lễ hội đặc biệt này.

Lễ hội Halloween ở Mỹ được diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng 10 dương lịch. Vậy bạn đã biết Halloween là ngày bao nhiêu? Mọi người tất bật chuẩn bị cho lễ hội và được bắt đầu vào chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm (tại các địa điểm du lịch người ta thường tổ chức lễ Halloween ở Mỹ trước vài ngày so với ngày 31-10 và được kéo dài thêm vài ngày sau đó để phục vụ người dân và khách du lịch). Như vậy là bạn đã biết lễ hội Halloween ngày mấy rồi đúng không. Tiếp theo cùng đi tìm hiểu nguồn gốc của ngày lễ này nhé.

Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

Lễ hội Halloween được cho là bắt người từ dân tộc Celt – một dân tộc sống cách đây 2.000 năm trên vùng đất mà ngày nay là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền bắc nước pháp.

Như chúng ta đã biết, đại đa số người dân Mỹ không phải là người bản địa và chủ yếu là người di dân đến đây. Trong những người di dân đầu tiên đến Mỹ, phần lớn là người đến từ Anh quốc và các vùng thuộc dân tộc Celt sinh sống, và cũng chính họ là người đã mang lễ hội Halloween du nhập vào Mỹ.

Do nhiều nguyên nhân mà ban đầu Halloween chưa thịnh hành ở Mỹ, mãi cho đến thập niên 1800 Halloween mới trở thành tục lệ và được nhiều người hưởng ứng. Ngày nay, có nhiều cộng đồng và tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của lễ hội Halloween, giúp nó trở thành ngày hội lớn nhất của trẻ em, thanh thiếu niên trên toàn thế giới.

Truyền thuyết khởi nguồn của lễ hội Halloween tại Mỹ

Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến khởi nguồn của lễ hội Halloween, trong đó phổ biến và được nhiều người biết đến là câu chuyện về chàng Jack.

Chuyện kể rằng Jack là một chàng trai tham lam, bủn xỉn, có thói quen cất giấu tiền bạc, những Jack cũng là một người rất thông minh và láu cá. Một điều mà Jack khác với những người xung quanh đó là chàng thường chơi đùa với một con quỷ.

Cho đến một ngày, có con quỷ đến quấy phá, người dân đã đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến yểm và bắt được con quỷ. Jack nhận ra đó là con quỷ thường chơi đùa với mình, Jack đã tìm cách gỡ các vật thánh yểm ma quỷ và đã giải thoát cho con quỷ đó. Để đền ơn cứu mạng, con quỷ đã hứa sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục.

Sau này khi Jack bị chết, bởi vì khi sống là một người tham lam, bủn xỉn không hề bố thí cho ai một chút nào,… nên Jack không được lên Thiên Đàng. Vì vậy Jack đành tìm đến Địa Ngục những quỷ không cho Jack vào vì lời hứa trước đây.

Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

Thấy Jack phải chịu lạnh lẽo, khổ sở quỷ đã lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong một quả bí ngô rỗng ruột giúp Jack sưởi ấm trên đường trở lại trần gian. Để không khí có thể tràn vào và duy trì ngọn lửa, Jack đã đục lỗ trên quả bí ngô và ánh lửa đã đồng hành cùng Jack trong suốt những ngày lang thang trên mặt đất để chờ ngày phán xét cuối cùng.

Thương cảm cho Jack phải chịu cảnh lang thang – lạnh lẽo, mọi người đã dành một cho Jack. Trong ngày này, mọi người sẽ hóa trang thành quỷ và cầm đèn lồng bí ngô, linh hồn của Jack có thể trà trộn vào cùng mọi người để vui chơi thoải mái cho bớt cô đơn.

Ý nghĩa của lễ hội Halloween

Jack tuy là nhân vật không có thật nhưng những tính cách của Jack chúng ta lại có thể thấy trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là sự thông minh và láu cá.

Ma quỷ trong câu chuyện có thể được hiểu là những việc làm tinh quái, những trò lừa lọc, đe dọa,… sẽ làm cho người khác sợ hãi và tổn thương. Chơi đùa với ma quỷ sẽ rất dễ bị cám dỗ, đi vào con đường tội lỗi.

Trong câu chuyện, ma quỷ cũng rất sòng phẳng và giữ lời hứa, cụ thể là việc quỷ đã không cho Jack và Địa Ngục vì trước đây đã hứa không bắt Jack vào Địa Ngục, khiến Jack phải làm một cô hồn không có chốn dung thân, phải lang thang khắp nơi. Ở đây ám chỉ việc con người một khi đã đi vào con đường tội lỗi thì nhất định sẽ phải chịu những hình phạt thích đáng.

Chi tiết mọi người dành một ngày để hóa trang thành ma quỷ và cầm đèn lồng bí ngô để linh hồn Jack đỡ cô đơn ở cuối câu chuyện cho ta thấy được tính nhân văn, lòng bác ái, sự bao dung mà cộng đồng dành cho những người lầm lỡ biết ăn năn, hối cải.

Câu chuyện về cuộc đời của Jack cũng như ý nghĩa của lễ hội Halloween muốn truyền tải đến chúng ta thông điệp về bài học làm người, đó là: Sống không nên tham lam, keo kiệt. Phải có lòng từ bi, bác ái, biết giúp đỡ người khó khăn. Và không nên “chơi đùa với ma quỷ”.

Các biểu tượng của lễ hội Halloween

Ở Mỹ vào dịp lễ Halloween trẻ em hóa trang thành những nhân vật hoạt hình hay những con quỷ trong các câu chuyện, cầm đèn lồng bí ngô đến gõ cửa từng nhà để nhận kẹo và chúc tụng là hình ảnh chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong lễ hội Halloween ở Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó còn có những hình ảnh, biểu tượng khác nữa như: mèo đen, con dơi, phù thủy,… mà mỗi biểu tượng lại mang một ý nghĩa riêng.


Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

Màu cam và màu đen

Cho dù lễ hội Halloween được tổ chức ở bất kỳ đâu chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy màu cam và màu đen là hai màu chủ đạo, chúng gắn liền với hầu hết các biểu tượng, đồ trang trí trong ngày Halloween.

Màu da cam là màu của bí ngô chín, được thu hoạch vào cuối tháng 10 – vừa đúng dịp lễ Halloween. Vì vậy màu cam được biểu tượng cho mùa thu, mùa thu hoạch, sự sinh sôi và sức sống mãnh liệt. Trái lại, màu đen đại diện cho những ngày u ám, xám xịt của mùa đông, đồng thời cũng được coi là màu của sự chết chóc, tang thương, màu của thế giới bên kia. Qua sự tương phản của màu cam và màu đen cho thấy Halloween là lễ hội đánh dấu ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.

Đèn lồng bí ngô (đèn lồng Jack O’Lanterns)

Đèn lồng bí ngô (hay đèn lồng Jack O’Lanterns) được bắt nguồn từ câu chuyện của chàng trai Jack, là một trong những biểu tượng Halloween được mọi người biết đến và sử dụng nhiều nhất. Người Celt tin rằng đèn lồng bí ngô sẽ giúp những linh hồn lạc lối tìm được đường về. Ban đầu đèn lồng được làm từ củ cải và khắc lên đó những khuôn mặt đáng sợ để xua đuổi những linh hồn độc ác. Sau này người ta thấy sử dụng quả bí ngô dễ dàng, thích hợp hơn nên đèn lồng bí ngô dần được sử dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay.

Con dơi

Dơi là loài động vật có vú duy nhất biết bay, chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban thì ẩn nấp trong các hang động vào góc tối để tránh ánh sáng.

Quan niệm xưa cho rằng dơi là loài vật có thể giao tiếp với người chết, được xem như là tay sai của phù thủy. Không chỉ có thế, còn có những truyền thuyết về ma cà rồng thường biến thành dơi. Chính vì vậy loài dơi là hình ảnh quen thuộc trong những lễ hội ma, những bữa tiệc kỷ niệm việc ánh sáng kết thúc, nhường chỗ cho bóng đêm. Và dơi cũng là một biểu tượng của Halloween mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp. Trong ngày Halloween, nếu một con dơi bay vào trong nhà bạn thì đó là dấu hiệu cho thấy nhà bạn bị ma ám.

Con nhện

Khi nhắc đến nhện thường sẽ làm người ta nghĩ đến những ngôi nhà bỏ hoang, những nơi tối tăm, vắng vẻ. Theo quan niệm từ thời trung cổ, loài nhện cũng có liên quan đến các phù thủy. Nếu một con nhện rơi vào ngọn nến đang cháy thì có nghĩa là gần đó có phù thủy tồn tại. Nếu bạn thấy nhện trong lễ Halloween tức là đang đó linh hồn một người thân bảo vệ bạn.

Phù thủy và cây chổi bay

Phù thủy được cho là những người có phép thuật, thường mặc quần áo màu đen, mũi nhọn – khoằm và cưỡi chổi bay. Phù thủy có sức mạnh siêu nhiên, có những mối quan hệ với ma quỷ, đại diện cho thế lực hắc ám, nỗi sợ hãi và bóng đêm. Năng lực của phù thủy được cho là mạnh nhất vào ngày Halloween.

Hình ảnh mụ phù thủy cưỡi chổi bay qua mặt trăng là một trong các biểu tượng của Halloween không ai không biết. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một bé gái trong trang phục phù thủy cầm đèn lồng bí ngô và kéo theo “cây chổi bay” đi gõ cửa từng nhà.

Hồn ma (ma quỷ)

Theo truyền thuyết hồn ma là những linh hồn không được siêu thoát, chỉ có thể đi lang thang khắp nơi. Hồn ma được tưởng tượng với đôi mắt và khuôn miệng rộng đen ngòm, thường mặc một chiếc váy trắng rách tả tơi (thường không có chân) và có thể bay lơ lửng. Vào ngày Halloween, màn chắn giữa thế giới người sống và người chết trở nên mỏng manh cũng chính là lúc sức mạnh của các hồn ma trở lại. Chúng sẽ đi khắp nơi để lừa lọc, hù dọa mọi người. Chúng có thể giả dạng người hành khất, gõ cửa nhà bạn xin tiền hoặc thức ăn, nếu bị từ chối chúng sẽ trút cơn thịnh nộ xuống gia đình bạn.

Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

Trong lễ hội Halloween, việc hóa trang thành hồn ma khá đơn giản, bạn chỉ cần một tấm khăn màu trắng (lớn cỡ tấm khăn trải giường) sau đó khoét 2 mắt và trùm lên đầu là bạn đã có thể hóa thân thành một hồn ma rồi.

Mèo đen

Thời xưa, những con mèo đen thường bị coi là biểu tượng của sự xui xẻo, điềm gở. Vào thời trung cổ, những người phụ nữ cao tuổi sống đơn độc thường bị buộc tội là phù thủy, và mèo của họ bị coi là con vật ma quỷ, hầu cận của phù thủy. Khi các cuộc săn phù thủy diễn ra, một số nơi người ta sử dụng mèo đen để phát hiện ra phù thủy. Cũng có truyền thuyết cho rằng quỷ Satan đã biến mình thành một con mèo đen để gia nhập hội phù thủy.

Ngày nay, mèo đen là một biểu tượng Halloween rất quen thuộc với mọi người. Nhiều nơi như Anh, Scotland, Ireland,… coi mèo đen là biểu tượng của sự may mắn khi gặp chúng trên đường.

Trong các biểu tượng Halloween thì cú cũng là một biểu tượng khá quen thuộc. Thời trung cổ, một số nơi người ta coi cú là phù thủy (hoặc loài vật thân cận với phù thủy), người nào nghe thấy tiếng cú kêu thì đó là điềm báo cho cái chết.

Vỏ ngô và thân cây lúa mì

Không giống như các biểu tượng của Halloween khác, biểu tượng làm từ vỏ ngô và cây lúa mì lại đại diện cho vụ mùa thu hoạch, chuẩn bị cho vụ đầu đông sau lễ hội. Trong lễ hội ma Halloween, biểu tượng làm từ vỏ ngô và thân cây lúa mì thường được treo trên cửa hoặc đặt trên bàn ăn ở các gia đình.

Ngoài những biểu tượng Halloween thường thấy ở trên còn những biểu tượng khác như hộp sọ, bộ xương, xác sống (zombie),… chúng là đại diện cũng như lời nhắc nhở cho con người về cái chết, sự sợ hãi và sự không bền vững của đời người.

Lễ hội Halloween ở Mỹ

Halloween là ngày hội được trẻ em mong đợi nhất trong năm, trẻ em có thể hóa trang thành các nhân vật khác nhau, đi từ nhà này sang nhà khác quậy phá và đòi bánh kẹo.

Lễ hội Halloween ở Mỹ không chỉ là một tập tục nhằm xua đuổi ma quỷ không cho chúng phá hoại cây trồng, mùa màng hay gây rắc rối cho con người. Lễ Halloween ở Mỹ còn là dịp để mọi người che dấu con người thật, địa vị xã hội để khám phá những khía cạnh xấu xa trong bản chất của con người theo cách vui vẻ và vô hại.

Những hoạt động diễn ra trong Halloween ở Mỹ

Bất kỳ một lễ hội hay sự kiện văn hóa nào diễn ra đều không thể thiếu được những hoạt động (trò chơi, phong tục) đặc trưng cho lễ hội đó, và Halloween bên Mỹ cũng không ngoại lệ.

Hóa trang và trang trí nhà cửa

Halloween bên Mỹ trẻ em sẽ được hóa trang thành các nhân vật trong những câu chuyện, trong phim hoạt hình,… hay bất cứ nhân vật nào mà chúng thích. Bên cạnh đó, những ngôi nhà tham gia lễ hội cũng được trang trí (nhiều ngày trước khi lễ hội diễn ra) với khung cảnh hoang phế, ma quái, rùng rợn,… Nhiều nơi người ta còn tổ chức trao giải thưởng cho ngôi nhà rùng rợn và đặc sắc nhất.

Trang trí lồng đèn

Trong câu chuyện của Jack được kể ở trên thì chiếu đèn lồng bí ngô không chỉ giúp sưởi ấm, soi đường cho Jack trở về trần gian mà đây còn là biểu tượng cho một vụ mùa bội thu, xua đuổi ma quỷ, giúp những linh hồn lạc lối tìm được đường về. Chính vì thế, việc trang trí lồng đèn đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị cho lễ hội Halloween Mỹ.


Khám phá lễ hội Halloween ở Mỹ

Trick or treat

Lễ hội Halloween của nước nào cũng vậy, “Trick or treat” là hoạt động không thể thiếu của trẻ em. Trick có nghĩa là đánh lừa, trò chơi tinh ma, nghịch ngợm. Treat có nghĩa là tiếp đón, tiếp đãi, đối xử tử tế. Trick or treat có nghĩa là “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi”.

Trong hoạt động này, trẻ em sẽ hóa trang thành các nhân vật, mang theo đèn lồng đi từ nhà này sang nhà khác, gõ cửa và nói “trick or treat”. Thường thì những người bị gõ cửa sẽ chọn treat (tiếp đón) và tránh trick (đòn đánh lừa) bằng kẹo, trái cây (theo tục lệ thì có đồng tiền được nhét bên trong).

Đốt lửa

Trong lễ hội Halloween Mỹ người ta tin rằng đốt lửa sẽ tạo ra ánh sáng nhiều hơn, thời gian mặt trời chiếu sáng cũng sẽ lâu hơn mang lại mùa màng bội thu. Ánh lửa cũng sẽ giúp xua đuổi các linh hồn quỷ dữ. Ngoài ra, người ta cũng quan niệm đốt lửa sẽ giúp các tiên nữ thoát ra khỏi các nấm mồ và đi dạo cùng người sống.

Những phong tục liên quan đến quả táo

Táo là một thứ hoa quả linh thiêng được dùng để thờ cúng thần linh, chính vì vậy trong lễ Halloween ở Mỹ có rất nhiều trò chơi, phong tục liên quan đến quả táo. Có thể kể đến một số trò chơi như thi lấy táo trong chậu nước bằng miệng (người nào lấy được càng nhiều táo thì càng gặp nhiều may mắn trong năm tới, thiếu nữ nào lấy được táo thì cô ấy sẽ kết hôn năm đó), thi gọt vỏ táo (vỏ táo càng dài thì càng may mắn và sống lâu),… Những phong tục này không chỉ là trò chơi mà đó còn là nghi lễ lấy may trong đệm Halloween.

Một trò chơi phổ biến nữa đó là treo mật đường, siro đặc sệt – rất dính hoặc bánh nướng được phủ một lên một sợi dây. Người chơi sẽ ăn chúng mà không được dùng tay, điều này sẽ khiến mặt người chơi bị dính bẩn nhưng chắc chắn đây là một trò chơi rất vui với tiếng cười của tất cả mọi người.

Xem bói và các trò mê tín

Một trò chơi lãng mạn trong đêm Halloween đó là xem bói để tìm bạn đời lý tưởng. Phụ nữ chưa lập gia đình tin rằng, trong đêm Halloween nếu họ ngồi trong phòng tối và nhìn vào gương thì khuôn mặt người chồng tương lai sẽ xuất hiện trong gương.

Ngoài những trò chơi kể trên thì việc mọi người quây quần bên nhau để kể những câu chuyện ma, xem những bộ phim kinh dị, hay cùng khám phá những ngôi nhà ma cũng rất phổ biến trong đêm Halloween Mỹ.

Một số điểm đến hấp dẫn tại Mỹ trong mùa lễ hội Halloween

Lễ hội Halloween ở Mỹ không chỉ nổi tiếng với những trò chơi, phong tục độc đáo mà còn bởi những địa điểm du lịch với nét thú vị, đặc sắc riêng mà không phải nơi nào cũng có. Hãy cùng khám phá một số điểm đến hấp dẫn trong mùa lễ hội Halloween tại Mỹ.

Orlando (Florida)

Từ lâu, công viên Disneyland thuộc Orlando đã là điểm đến quen thuộc với khách du lịch đến Mỹ. Trong mùa lễ hội Halloween có rất nhiều sự kiện được tổ chức để phục vụ người dân và khách du lịch điển hình như Disney’s Magic Kingdom, Mickey’s Not So Scary Halloween Party,… diễn ra từ cuối tháng 8 cho đến hết Halloween.

New Orleans (Louisiana)

New Orleans với truyền thiết về tà thuật hoodoo – voodoo huyền bí sẽ là điểm đến lý tưởng cho bạn và người thân không chỉ là trong mùa Halloween. Voodoo sẽ thỏa mãn bất kỳ vị khách du lịch nào với những màn trình diễn ma thuật, âm nhạc hoành tráng. Bạn cũng có thể tham gia tour du lịch nghĩa trang, chiêm ngưỡng những mộ phần lộng lẫy, tham quan nghĩa trang Saint Louis số 1 là nơi an nghỉ của nữ hoàng tà thuật Marie Laveau,…

Anoka (Minnesota)

Lễ hội Halloween ở Anoka được bắt đầu với Pumpkin Bowl (một cuộc đấu bóng truyền thống) sau đó sẽ là những cuộc thi điêu khắc bí ngô, cuộc thi trang phục cho thú cưng, hoạt động lửa trại,… và cuộc diễu hành vào cuối tháng 10 có tên Grand Day. Anoka là thành tổ chức diễu hành Halloween ở Mỹ, đồng thời đây cũng được coi là thủ phủ Halloween của thế giới.

Laconia (New Hampshire)

Biểu tượng bí ngô Halloween luôn là đại diện quen thuộc của lễ hội ma này. Đến Laconia khách du lịch sẽ có dịp tham gia lễ hội New Hampshire Pumpkin với hàng loạt các sự kiện xoay quanh bí ngô như: điêu khắc bí ngô, tháp bí ngô, diễu hành bí ngô,… Bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sự xuất hiện khắp nơi của bí ngô.

Seattle (Washington)

Triển lãm Scared to Death tại bảo tàng MoPOP sẽ là điểm đến tuyệt vời của những tín đồ phim ảnh (đặc biệt là phim kinh dị) trong dịp lễ Halloween. The Thrill of Horror Film trưng bày rất nhiều phục trang, đạo cụ từ những bộ phim, chương trình truyền hình kinh dị như: The Walking Dead, Dawn of the Dead, Friday the 13th, A Nightmare on Elm Street, Buffy the Vampire Slayer, Bride of Frankenstein,… Hoặc bạn cũng có thể tham gia những sự kiện như điêu khắc bí ngô dưới nước, cho động vật kỳ bí ăn.

Sleepy Hollow (New York)

Sleepy Hollow là ngôi làng ở sông Hudson thời thuộc địa, với những truyền thuyết về kỵ sĩ không đầu, những ngôi nhà ma ám, ánh đèn ma mị nơi nghĩa trang. Bên cạnh đó du khách cũng có thể viếng thăm mộ phần của Irving, William Rockefeller và Elizabeth Arden,… đặc biệt là dinh thự Van Cortlandt với màn trình diễn rực rỡ của hơn 7.000 đèn lồng bí ngô. Sleepy Hollow sẽ là một điểm đến đầy thú vị trong mùa lễ hội Halloween tại Mỹ.

Chicago

Mê cung ngô Richardson với diện tích 33 ha nằm ở giữa Chicago và Milwaukee sẽ khiến du khách loay hoay hàng giờ để tìm nơi ra, hoảng sợ trước sự rộng lớn của nó. Bạn cũng có thể tham gia bữa tiệc Haunted Halloween Ball tại khách sạn ma ám Congress Plaza, hãy đến với Heap’s Haunted Corn Maze (chỉ mở vào ban đêm) là nơi lấp đầy bởi những hình nộm ma quái. Chicago là điểm đến ưa thích của những tín đồ ưa khám phá vào mỗi dịp Halloween.

Hollywood (California)

Hollywood không chỉ có sự hào nhoáng của kinh đô điện ảnh thế giới mà còn có những khu vực để thử thách sự sợ hãi của du khách như mê cung ma quái được xây dựng dựa trên những bộ phim kinh dị nổi tiếng (Saw, American Horror Story, The Shining,…), Terror Tram (được tạo nên bởi nhà làm phim kinh dị Eli Roth) chuyên giới thiệu những tên hề sát nhân. Đặc biệt là Halloween Horror Nights của Universal Studios cực kỳ rùng rợn không dành cho trẻ em và người yếu tim.

Birmingham (Alabama)

Vào dịp lễ Halloween tại Birmingham sẽ diễn ra sự kiện Día de los Muertos Festival để tưởng niệm những người thân quá cố. Mọi người có thể mang ảnh chụp, hoa, pan de muerto (bánh của người chết), nến và đầu lâu trang trí đến bàn thờ tưởng nhớ (mỗi người quá cố được tưởng niệm trên một bàn thờ riêng biệt). Trong sự kiện cũng phục vụ âm nhạc, thức ăn, các hoạt động nghệ thuật đồng thời mọi người còn có thể tham gia hóa trang theo các chủ đề khác nhau.

Salem (Massachusetts)

Salem được mệnh danh là quê hương của những điều kỳ bí quanh thế giới phù thủy. Vào mùa lễ hội Halloween bên Mỹ (tháng 10) du khách có thể tham gia vào Haunted Happenings – lễ hội tưởng nhớ những linh hồn với các hội chợ tâm linh, triển lãm phù thủy. Hoặc bạn cũng có thể tham gia buổi trình diễn Ghostbuster tại nhà hát Haunted Dinner, tham quan những ngôi nhà ma ám, trải nghiệm cuộc săn ma đặc sắc và tất nhiên là một đại tiệc hoành tráng vào đêm Halloween.

Người Việt.US


Người Dân Châu Mỹ Chào Đón Halloween 2023 Đặc Biệt Ra Sao?

 


NGƯỜI DÂN CHÂU MỸ CHÀO ĐÓN HALLOWEEN 2023 ĐẶC BIỆT RA SAO?
PHƯƠNG LINH (ẢNH: XINHUA)

Halloween 2023 đang gần kề, không khí lễ hội hiện diện ở nhiều quốc gia. Trong đó các nước ở châu Mỹ chào đón lễ hội ma quái theo những cách thú vị.

Nhộn Nhịp Mua Sắm Halloween 2023 Tại Mỹ

 

Vào mùa Halloween, trẻ em Mỹ hóa trang những nhân vật mà chúng yêu thích. Ảnh: Kidtasticdental

NHỘN NHỊP MUA SẮM HALLOWEEN 2023 TẠI MỸ
Nam Việt

Theo Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF), tổng chi tiêu cho các mặt hàng chủ lực như kẹo, trang phục và đồ trang trí... mùa Halloween 2023 dự kiến đạt mức kỷ lục 12,2 tỷ USD, vượt kỷ lục 10,6 tỷ USD của năm ngoái. Khoảng 73% người dân tại Mỹ sẽ tham gia các hoạt động liên quan đến Halloween năm nay, tăng từ 69% vào năm 2022.

Ông Matthew Shay - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành NRF cho biết: "Người Mỹ hơn bao giờ hết sẽ móc túi và chi số tiền kỷ lục để tổ chức lễ Halloween năm nay, thậm chí có xu hướng mua sắm sớm hơn so với những năm trước".

Ông Phil Rist - Phó Chủ tịch điều hành chiến lược của Prosper nói: "Người tiêu dùng trẻ tuổi háo hức bắt đầu mua sắm vào dịp Halloween, với hơn một nửa số người ở độ tuổi 25 - 44 mua sắm ngay trong tháng 9".

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhiều người tiêu dùng tại Mỹ thừa nhận, các mùa lễ như vậy có thể khiến ví tiền của họ nhẹ đi nhiều hơn nhưng việc vui chơi giải trí bên bạn bè, người thân và gia đình cùng niềm vui gắn liền với sự kiện hóa trang và thưởng thức đồ ăn vặt là chi tiêu xứng đáng.

Chị Genesis Lozada ở thành phố Springfield (Mỹ) bày tỏ: "Tôi thích quây quần vui vẻ bên chồng con trong dịp như thế này. Gia đình tôi ăn mừng hằng năm cho sự kiện vì các con tôi thích hòa mình vào không khí lễ hội, đặc biệt chúng thích ăn mặc bất cứ thứ gì như chúng muốn".

Halloween là lễ hội truyền thống có nguồn gốc từ các nước phương Tây, được tổ chức hằng năm vào ngày 31/10 và không khí của mùa hội lan rộng đến nhiều nước trên thế giới. Tại Mỹ, Halloween là lễ hội lớn thứ hai trong các lễ hội mùa đông, sau ngày lễ Giáng sinh. Vì vậy, đây cũng là dịp mua sắm mà các nhà kinh doanh bán lẻ "hốt bạc".

Theo NRF, chi tiêu cho Halloween 2023 dự kiến vượt qua mức trước đại dịch. Mức chi tiêu cao nhất cho Halloween đạt 9,1 tỷ USD vào năm 2017, nhưng giảm xuống còn 8 tỷ USD trong thời kỳ đại dịch COVID-19 vào năm 2020.

Mỗi người tiêu dùng Mỹ dự kiến chi trung bình 108,24 USD (khoảng 2,6 triệu đồng Việt Nam) dịp Halloween năm nay, tăng so với 100,45 USD năm 2022 và 102,74 USD vào năm 2021.

Trong khi lạm phát là một trong những nguyên nhân khiến giá hàng hóa tăng cao, cuộc khảo sát của NRF cho thấy khách hàng vẫn đang tìm kiếm các biện pháp tiết kiệm chi phí.

Có 40% người được khảo sát dự định mua sắm Halloween tại các cửa hàng giảm giá, tiếp theo là 39% mua sắm tại các cửa hàng chuyên về mặt hàng Halloween và 32% mua sắm tại cửa hàng trực tuyến.

Trang phục là nguồn tạo doanh thu lớn nhất cho dịp lễ năm nay và dự kiến mang lại 4,1 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Người tiêu dùng cũng đang chi tiêu nhiều hơn cho đồ trang trí Halloween, tạo ra 3,9 tỷ USD, tiếp theo là kẹo với 3,6 tỷ USD.

Bà Stacy Wood - Giáo sư tại Đại học bang North Carolina nói: "Con người thích những nghi lễ bởi chúng mang lại ý nghĩa trong cuộc sống". Vì thế, chi tiêu cho Halloween vẫn mạnh mẽ ngay cả trong những năm tồi tệ nhất của COVID-19, bất chấp thực tế là dịch bệnh khiến một số cửa hàng gặp khó khăn vào năm 2020. Năm đó, những người ở khu phố Chapel Hill, Bắc Carolina của bà Wood sáng tạo cách ăn mừng mà không làm lây lan dịch bệnh, như chế tạo một máy phóng kẹo để làm quà cho trẻ em địa phương...

NAM VIỆT


Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2023

Từ Lễ Halloween Suy Ngẫm Về Cách Nhìn Nhận Và Đối Đãi Với Những Biến Dạng Văn Hóa

 

Halloween là lễ hội hay trò chơi, là văn hóa truyền thống phương Tây hay là sự biến dạng văn hóa, là vui chơi giải trí vui vẻ hay ẩn chứa những nguy hại đối với con người? (Ảnh: Epoch Times)

TỪ LỄ HALLOWEEN SUY NGẪM VỀ CÁCH NHÌN NHẬN VÀ ĐỐI ĐÃI VỚI NHỮNG BIẾN DẠNG VĂN HÓA
Nguyên Phong

Halloween là lễ hội hay trò chơi, là văn hóa truyền thống phương Tây hay là sự biến dạng văn hóa, là vui chơi giải trí vui vẻ hay ẩn chứa những nguy hại đối với con người?

Halloween không phải là trò chơi

Nhắc đến lễ hội Halloween, có lẽ nhiều người đã biết. Về thời gian, đó là tối 31/10. Về hoạt động, người ta trang trí không gian và hóa trang mình với những mặt nạ quỷ, trang phục phù thủy, xác sống, thây ma, đầu lâu xương chéo, đầu bí ngô, hình tượng ma sói, ma cà rồng v.v. bất cứ hình tượng nào gây nên cảm giác sợ hãi và thích thú. Trẻ em thì kéo nhau đi gõ cửa để xin kẹo. Những hoạt động này ngày càng rầm rộ ở các thành phố lớn ở Việt Nam, như một biểu hiện của sự “hòa nhập” với “văn minh” phương Tây và tinh thần vui chơi vô lo vô nghĩ.

Có lẽ cũng như nhiều hoạt động văn hóa khác hiện nay, nguồn gốc xuất xứ của lễ hội Halloween không được để tâm lắm. Bởi vì đa phần người tham gia cho rằng chẳng qua nó chỉ là một hoạt động vui chơi vô hại, chơi xong thì thôi, cần gì phải làm quá lên.

Thực tế thì Halloween chưa bao giờ là một hoạt động vui chơi vô tư, lại càng chẳng vô hại.

Nguồn gốc của lễ hội Halloween

Khi đó là khoảng hơn 2.000 năm trước tại khu vực sinh sống của người Celt cổ, ngày nay là Ireland, Anh quốc và miền bắc nước Pháp.

Vào đêm trước năm mới tức là đêm 31/10, diễn ra một lễ hội kỳ lạ của người Celt cổ gọi là lễ hội Samhain. Trong lễ hội này, người ta hóa trang thành những hình thù ma quái, những con quái vật, lũ ác quỷ. Bởi vì người Celt tin rằng vào thời điểm này, cánh cổng kết nối giữa dương gian và thế giới âm hồn mở ra, những linh hồn thiện - ác cũng theo đó mà quay lại nhân gian. Để tránh bị những linh hồn tà ác ăn thịt, người ta bèn hóa trang cho giống với vẻ ngoài của chúng.

Điều này có ý nghĩa tương tự tục xăm mình của người Việt cổ - xăm hình thuồng luồng lên người để khi xuống nước khỏi bị nó làm hại; hoặc mẹo đeo mặt nạ sau gáy của người châu Phi khi đi rừng, để tránh bị thú dữ họ mèo vồ trộm từ phía sau; hay tục lệ đặt tượng thủy quái ở mũi tàu của người Châu Âu để tránh bị thủy quái quấy nhiễu… làm vậy cũng là vạn bất đắc dĩ, chứ chẳng phải vui thú gì.

Đồng thời trong ngày lễ Samhain có những người cải trang thành linh hồn người chết, đi lang thang từ nhà này sang nhà khác để xin thức ăn, đổi lại họ sẽ cầu nguyện cho người thân đã khuất của mỗi gia đình đó. Đó là nguyên gốc của trò chơi khăm “Trick or Treat” sau này.

Người La Mã đã chinh phục người Celt vào thế kỷ thứ 1 sau CN, sau đó các nhà truyền giáo Cơ Đốc đã thay thế Samhain bằng ngày “Lễ các Thánh” ngày 1/11 (All Saints’ Day) và “lễ Các Đẳng linh hồn” ngày 2/11 (All Souls’ Day). Trong khi “Lễ Các Thánh” nêu tấm gương ngoan đạo của các vị Thánh Cơ Đốc giáo, thì “Lễ Các Đẳng linh hồn” cầu xin lòng thương xót của Chúa đối với các linh hồn.

Samhain có nguồn gốc ngoại giáo của người Celt địa phương đã được chủ tâm thay thế bằng những ngày lễ Cơ Đốc như vậy đó.

các nhà truyền giáo Cơ Đốc đã thay thế Samhain bằng ngày “Lễ các Thánh”. (Ảnh: miền công cộng)

Nhưng không vì thế mà nó biến mất.

Những người Anh đầu tiên mang tín ngưỡng Thanh giáo đặt chân lên vùng đất New England chính là những trụ cột của xã hội Hoa Kỳ sau này, từ trong cộng đồng đó xuất sinh những bậc quốc phụ của nước Mỹ, nhưng họ phản đối mạnh mẽ Samhain. Chỉ đến giữa thế kỷ 19 khi những người Ireland và Scotland nhập cư vào nước Mỹ, thì lễ hội Samhain mới dần dần được coi là một ngày lễ lớn của Hoa Kỳ, lúc đó nó có tên là Halloween, và theo sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, ngày lễ này đã lan rộng khắp thế giới.

Từ trốn tránh ma quỷ đến truy cầu ma quỷ

Như vậy, xuất phát điểm Halloween là một ngày lễ trong đó người Celt tìm cách trốn tránh ma quỷ để khỏi bị làm hại, sau đó nó bị thay thế bởi những nghi lễ thiêng liêng của Cơ Đốc giáo, rồi nó tìm được cơ hội tái sinh ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - một đất nước với lịch sử non trẻ nhưng có ảnh hưởng vô cùng mạnh về truyền thông và văn hóa giải trí. Đến nay thì Halloween dường như đã trở thành một “ngày hội của ma quỷ” trên khắp thế giới.

Đồng thời những hình tượng gây sợ hãi trong Halloween đã cực kỳ phong phú so với khi xưa. Vô số chủng loại ma quỷ quái vật được sản xuất ra từ cái “lò phim ảnh” Hollywood, những hình ảnh biến dạng méo mó trong hội họa hiện đại của các họa sĩ tâm thần, những tên sát nhân biến thái ngoài đời thực v.v. hết thảy những hình tượng miễn là đáng sợ đều được “tổng động viên” vào đội quân ma quỷ hùng hậu trong những ngày cuối cùng của tháng 10 hàng năm.

Chẳng hạn hình tượng tên sát nhân ăn thịt người hàng loạt Jeffrey Dahmer, nhân vật hư cấu Jason Voorhees trong loạt phim “Thứ 6 ngày 13”, tên sát nhân biến thái Joker trong loạt phim siêu anh hùng DC… đều được hâm mộ cuồng nhiệt và được rất nhiều người lựa chọn để hóa trang.

Từ khi nào trong tư tưởng của loài người, sự phóng túng buông thả đã thắng thế để cho những hình tượng tội ác, lũ ma quỷ, loài quái vật nhẽ ra phải bị khinh bỉ và xa lánh, lại được tôn vinh như những anh hùng?

Children play behind a pumpkin carved and lit for Halloween in an undated file photo. (Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)
sự phóng túng buông thả đã thắng thế để cho những hình tượng tội ác, lũ ma quỷ, loài quái vật nhẽ ra phải bị khinh bỉ và xa lánh, lại được tôn vinh. (Ảnh getty)

Có phải mọi chuyện đã đi quá xa và đa phần người ta vốn chỉ muốn “vui thôi” nhưng đã “vui quá”?

Ngưu tầm ngưu mã tầm mã

Người Việt có câu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, tương tự người Trung Hoa có câu “vật họp cùng loài, người phân theo nhóm”, hoặc người phương Tây lại nói thẳng rằng: “Hãy cho biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói anh là người thế nào”.

Thời Chiến Quốc, vua Tề Tuyên Vương khát khao người tài để trị quốc. Thuần Vu Khôn là hiền sĩ nổi tiếng của nước Tề, lúc ấy trong một ngày đã tiến cử cho Tề Tuyên Vương không phải một, mà đến bảy nhân tài.

Tề Tuyên Vương mới ngạc nhiên hỏi đại khái rằng: “Nhân tài trong nghìn dặm khó kiếm được một người. Vậy làm sao trong một ngày lại có thể tiến cử được những 7 hiền sĩ như vậy?”.

Thuần Vu Khôn trả lời: “Vật cùng chủng loại mà tập hợp, người cùng chung chí hướng mà hội tụ thành nhóm, Thuần Vu Khôn thần đây là một hiền tài, nay đại vương tìm kiếm hiền tài ở chỗ thần cũng giống như lấy nước ở sông, lấy lửa ở trong đá lửa vậy, những người mà thần muốn tiến cử đâu chỉ có bảy người này thôi!”.

Những người có phẩm chất tương đồng với nhau sẽ tìm đến nhau, những vật có tính chất giống nhau thường đi thành bầy. Một cá nhân cảm thấy thoải mái khi ở trong một đám đông cùng tính chất, thường là vì cá nhân ấy là một trong số họ.

Vậy cớ gì lại chiêu tập ma quỷ đông đảo như vậy? Phải chăng vì bất đắc dĩ nên tính kế trốn tránh ma quỷ như người Celt cổ? Không. Hay vì đó là một tục lệ lâu đời của xứ ta? Cũng không. Hay bị ai đó đè nén ép buộc phải làm? Cũng không nốt, vì người ta vui vẻ tự nguyện tham gia trò chơi này. Dĩ nhiên đó là một tâm thái hoàn toàn khác, là thứ tâm thái thừa nhận ma quỷ, truy cầu ma quỷ, rõ ràng ma quỷ không thể bỏ lỡ cơ hội này.

Như phát ngôn của nhà thờ Satan giáo: “Chúng tôi coi ngày lễ này là đêm mà con người thế gian đang cố gắng vươn tay vào bên trong và chạm vào ‘bóng tối của địa ngục”.

Thí nghiệm của các nhà khoa học về hình ảnh tích cực & tiêu cực

Trong tác phẩm: “Thông điệp của nước” & “Bí mật của nước”, tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto đã làm thí nghiệm tạo tinh thể nước khi cho nước tiếp xúc với các tác nhân khác nhau như âm nhạc, hình ảnh, ngôn ngữ.

Kết quả là khi nước tiếp xúc với tác nhân tích cực như hình ảnh mẹ Teresa - một nữ tu Công giáo nổi tiếng thiện hạnh thì cho tinh thể rất đẹp đẽ, cân xứng. Còn khi nước tiếp xúc với hình ảnh của trùm phát xít Adolf Hitler, thì nước không tạo được tinh thể, thay vào đó là một hình ảnh méo mó, tối đen ghê rợn, cũng giống như khi nước tiếp xúc với từ “ma quỷ” vậy.

Trái: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “thiên thần”. Phải: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “ác quỷ”. (Ảnh: Viện Hado)
Trái: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “thiên thần”. Phải: Tinh thể nước khi được cho xem chữ “ác quỷ”. (Ảnh: Viện Hado)

Với một cách tiếp cận khác dựa trên lý thuyết về về cơ thể động học, các nhà khoa học người Mỹ như tiến sĩ George Goodheart & tiến sĩ David R. Hawkins đã thực hiện hàng triệu thí nghiệm cho thấy cơ bắp thân thể người luôn cho câu trả lời chính xác và nhất quán. Với tác nhân tích cực, lẽ phải, điều tốt… thì cơ bắp mạnh lên; và ngược lại. Một trong số thí nghiệm đó cho thấy phản ứng yếu đi của cơ bắp khi người ta nhìn thấy hoặc chỉ cần tưởng tượng về những hình ảnh của ma quỷ hay kẻ ác như Adolf Hitler, và mạnh lên khi nhìn thấy hoặc tưởng tượng về những hình ảnh tích cực: Thần Phật, người tốt, thiên nhiên tươi đẹp v.v.

Cũng trên cơ sở ấy, một nhà khoa học người Đài Loan là phó giáo sư tiến sĩ Dương Thạc Anh của trường Đại Học Trung Sơn đã cho người được thí nghiệm xem chân dung của thiên tài Einstein hay nữ tu Thánh Teresa, hoặc xem biểu diễn của đoàn múa Vân Môn (Đài Loan), cơ bắp họ mạnh lên; còn nếu xem hình ảnh của Adolf Hitler hoặc bức tranh “Tiếng thét” của danh họa người Na Uy là Edvard Munch thì cơ bắp họ yếu đi rõ rệt. Cho kết quả tương tự là những thí nghiệm của tiến sĩ người Úc John Diamond, đó là khi người ta xem ngắm những tranh ảnh hiện đại trừu tượng ấn tượng thì cơ bắp yếu đi so với khi họ ngắm tranh Phục Hưng.

Gia đình giáo sư Dương Thạc Anh. (Ảnh: qua Epochtimes)

Vậy kết quả ra sao nếu con người bị vây chung quanh bởi những hình ảnh ma quỷ tràn ngập trong ngày lễ Halloween?

Tâm lý hâm mộ những thứ đáng ghê sợ và tiếng nói phản đối chính đáng

Khi hình tượng những tên sát nhân ăn thịt người gớm ghiếc như Jeffrey Dahmer làm mưa làm gió ở các rạp chiếu phim, đi vào các bài hát ăn khách (ví như “Dark Horse” năm 2013) của những “siêu sao ca nhạc” như Katy Perry thì công chúng, đặc biệt là giới trẻ cũng hết sức hào hứng để nói về những con quái vật này như thể là “người của công chúng”.

Trên TikTok, clip "Điều gì sẽ xảy ra nếu Jeffrey Dahmer đến từ Argentina?" nhận được 350.000 lượt thích; 2 triệu lượt thích là con số cho một bài đăng trong đó một người đưa ra giả thiết bạn cùng phòng là kẻ giết người hàng loạt.

Một tài khoản có 1,4 triệu người theo dõi là DuB family đã đăng clip "sống như Jeffrey Dahmer trong suốt một ngày".

Và đặc biệt, người ta còn hóa trang thành hình tượng Jeffrey Dahmer trong ngày lễ Halloween

Hỏi rằng bao nhiêu năng lượng tích cực, bao nhiêu chính khí đã bị lấy đi với những sản phẩm nghe nhìn vô trách nhiệm ấy? Và bao nhiêu con quái vật được tạo mới khi người ta tôn vinh những thứ giá trị ghê rợn ấy.

Những gia đình nạn nhân của Jeffrey Dahmer đã lên tiếng phản đối điều này, giống như nỗi đau của họ bị đào bới và bị khai thác, phải chi những người tôn vinh Dahmer có cùng cảnh ngộ với những nạn nhân và gia đình họ, không biết người ta còn tôn vinh hắn nữa không?

Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông Mỹ đang cảnh báo về việc hóa trang thành Jeffrey Dahmer vào ngày lễ Halloween là không phù hợp. Tờ New York Post viết: "Đó không phải là trang phục mà bạn nên mặc trong dịp Halloween này".

Nhiều người dùng Instagram đóng giả Dahmer tại các bữa tiệc Halloween đã gỡ các hình ảnh, bài đăng. Những người khác đã bị xóa ảnh bởi chính nền tảng, sau khi có báo cáo từ người dùng.

Một số tập đoàn lớn như eBay cũng loại bỏ quần áo hoặc phụ kiện được bán dưới dạng trang phục của Jeffrey Dahmer, dẫn ra chính sách của họ là: "Không cho phép các sản phẩm quảng bá hoặc ca ngợi lòng thù hận, bạo lực hoặc phân biệt đối xử".

Vậy với chính ngày lễ Halloween thì nên đối đãi ra sao?

Quên lãng là cách phủ nhận hữu hiệu nhất những điều tiêu cực

Một thí nghiệm của tiến sĩ Emoto đã được người dân khắp nước Nhật bắt chước làm theo. Họ chuẩn bị 3 lọ cơm giống nhau. Hàng ngày một lọ được nghe từ “cảm ơn”, lọ kia bị nghe mắng “đồ ngốc, còn một lọ thì bị lờ đi coi như không tồn tại.

Kết quả sau một tháng, lọ cơm bị mắng bị thiu hỏng, lọ cơm được cảm ơn tỏa hương thơm, nhưng lọ cơm bị bỏ rơi còn hỏng trước cả lọ cơm bị mắng.

Có nghĩa là năng lượng sẽ được cấp nhiều nhất khi được tôn vinh, ít hơn nhiều khi bị bài xích, nhưng là ít nhất khi bị tảng lờ, bỏ rơi, không tôn vinh không bài xích, mà xem như nó không tồn tại. Đây hoàn toàn là vấn đề của lựa chọn tâm thái.

Những điều xấu, tiêu cực, cần phải được nhận diện nhưng không nên thừa nhận, cần coi khinh mà chẳng tôn vinh, cần bị quay lưng chứ chẳng nên hào hứng. Nó sẽ không có năng lượng để tồn tại.

Ngược lại, phải ra sức vun bồi những giá trị tích cực, ca ngợi cái Thiện và vẻ đẹp chân chính, những giá trị văn hóa truyền thống, năng lượng tích cực ấy sẽ được tiếp sức, lan tỏa, tự khắc những sản phẩm tà ác cũng bị đẩy lui.

Ấy cũng là hành động có ý thức để gieo nhân tốt và lựa chọn tương lai tốt đẹp cho mình.

(Bài viết chỉ thể hiện ý kiến cá nhân tác giả, không nhất thiết là quan điểm của trang mạng NTDVN)

Nguyên Phong

Nguồn: NTD Việt Nam