Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc được chính quyền Việt Nam công nhận từ năm 1963 và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam được chính quyền Việt Nam công nhận vào năm 2001. Sau khi được công nhận, hai tổ chức này đã thu nạp hầu hết các tín đồ người bản địa thiểu số để lập thành các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo trực thuộc cho mình. Tuy nhiên, hai tổ chức này không tôn trọng sự khác biệt về văn hoá của các dân tộc bản địa mà họ công khai thực hiện các chủ trương từ chính quyền đó là đồng hoá và quản lý chặt chẽ mọi sinh hoạt của các điểm nhóm. Họ im lặng trước các cuộc tấn công của chính quyền vào các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo của người bản địa dân tộc thiểu số. Tệ hại hơn, khi các điểm nhóm trực thuộc đề nghị họ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hộ thì họ vẫn tiếp tục im lặng không đáp ứng. Do đó, kể từ khoảng năm 2005 trở lại đây, hàng loạt các điểm nhóm trực thuộc đã chủ động rời bỏ hai tổ chức này. Gia nhập hay rút khỏi một tổ chức là quyền đương nhiên của mỗi thành viên. Tuy nhiên, hai tổ chức tôn giáo này đã không tôn trọng quyền đó của thành viên mà trái lại họ còn ra văn bản không thừa nhận tư cách độc lập của điểm nhóm đã chấm dứt quan hệ trực thuộc với họ.
Bằng ba bản báo cáo chi tiết, BPSOS và các tổ chức cộng sự đã cung cấp cho uỷ ban của công ước nêu trên một bức tranh toàn cảnh về việc chính quyền Việt Nam kỳ thị chủng tộc với những sắc dân bản địa thiểu số thông qua những thủ đoạn và phương thức khác nhau. Lý do đơn thuần chỉ vì những sắc dân này thực hiện quyền tự do lựa chọn và thực hành niềm tin tôn giáo theo cách riêng phù hợp với bản sắc của họ. Sự tấn công này chính là sự vi phạm nhân quyền đồng thời làm mất quyền được giữ gìn văn hoá của mỗi sắc dân.
Thông qua ba bản báo cáo và các hoạt động trực tiếp của tổ công tác vận động quốc tế sẽ có mặt tại Thuỵ Sĩ trong thời gian diễn ra phiên rà soát của Liên Hiệp Quốc với Việt Nam về tình hình thực thi Công Ước Xoá Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Chủng Tộc (29-30/11/2023), BPSOS và các tổ chức cộng sự mong muốn sẽ thúc đẩy sự lên tiếng mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế để buộc Việt Nam phải từng bước thay đổi chính sách kỳ thị chủng tộc và tấn công tôn giáo của những người bản địa.
Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi và chờ xem chính quyền Việt Nam giải trình với uỷ ban theo dõi Công Ước Xoá Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Chủng Tộc như thế nào. Đồng thời nhiệm vụ của mỗi chúng ta là hãy gửi những câu hỏi chất vấn tới nhà nước Việt Nam khi họ không giải trình hoặc giải trình không đúng vào vấn đề thông qua các cơ chế giám sát của công ước. Bài liên quan: Việt Nam kỳ thị sắc tộc với người Thượng và người H’mông như thế nào? https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2039-viet-nam-ky-thi-sac-toc-voi-nguoi-thuong-va-nguoi-hmong-nhu-the-nao.html
Mạch Sống
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét