Thứ Hai, 30 tháng 9, 2024

Nóng: Siêu Bão Helene Đổ Bộ Nước Mỹ Cướp Đi 128 Sinh Mạng, Hơn 600 Người Mất Tích

SIÊU BÃO HELENE ĐỖ BỘ NƯỚC MỸ CƯỚP ĐI 120 SINH MẠNG, HƠN 600 NGƯỜI MẤT TÍCH 
Báo Giao Thông

Trân trọng 
NHHN 

Kính mời quý vị theo dõi 




Nước Mỹ Lũ Lụt Nguy Cơ Vỡ Đập Cảnh Báo Sơ Tán Dân Ra Vùng Lũ Sau Trận Bã...

NƯỚC MỸ LŨ LỤT NGUY CƠ VỠ ĐẬP CẢNH BÁO SƠ TÁN DÂN RA VÙNG LŨ SAU TRẬN BÃO HELENE CÁN QUÉT
Nguyen Ngoc TV 

Trân trọng 
NHHN 

Kính mời quý vị theo dõi 




Chuyện Dài: I Ngắn, Y Dài

 


CHUYỆN DÀI: I NGẮN, Y DÀI 
GS Trần Chấn Trí

Trong những tranh luận về tiếng Việt, nhất là về chính tả, hẳn chúng ta đã được đọc nhiều bài viết về cách dùng hai chữ cái “ i “ và “ “ trong nhiều năm qua. Cuộc tranh luận này dường như còn lâu lắm mới đến hồi kết thúc. Bài viết này không nhằm đưa ra một tranh luận mới, mà chỉ xin đưa ra một cái nhìn chung và những dữ kiện khách quan về vấn đề này.

 

Người viết bài đã sinh hoạt trong Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California từ tám năm nay với các Khoá Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm hằng năm vào mùa hè. Trong Khoá HLTNSP năm 2003, nhân nói chung về những điểm vô lý trong chính tả tiếng Việt, chúng tôi cũng có đưa ra một số nhận xét về cách dùng i và y một cách khái quát. Gần đây hơn, vào Khoá HLTNSP năm 2011, trong một lớp nói về cách phát âm phụ âm của học sinh Mỹ gốc Việt, chúng tôi cũng được vài khoá sinh hỏi về cách dùng hai chữ này. Chúng tôi đã dùng cách “khôi hài hoá” vấn đề và trả lời như sau:


BM


Cách dùng i hay y là tuỳ theo sự việc mà từ ngữ diễn tả. Khi hai vợ chồng bỏ nhau mà làm thủ tục êm xuôi, nhanh chóng, thì viết là li dị; nếu thủ tục rườm rà, có nhiều tranh chấp, kéo dài thời gian, thì viết là ly dỵ. Người chữa bệnh lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì gọi là bác sỹ; kẻ mới ra trường y khoa, chưa có kinh nghiệm, thì gọi là bác sĩ. Cũng vậy, loại bánh baguette dài thì viết là bánh mỳ, còn loại bánh ngắn thì viết là bánh mì, v.v. Cứ theo cách này, chúng ta sẽ tha hồ mà có muôn ngàn từ ngữ với i và y để diễn tả những khác biệt tinh tế về ý nghĩa của tiếng Việt.

 

Nhưng đấy chỉ là nói đùa cho vui mà thôi. Nếu nghiêm chỉnh mà nhìn vào vấn đề của i và y thì chúng ta thấy được những gì? Trước khi vào chuyện, chúng tôi xin được phép không đồng ý với một ý kiến là cách phát âm của i và y khác nhau. Theo ý kiến này, i đọc ngắn lại còn y đọc dài ra. Xin quý vị thử nghĩ, chúng ta có đọc ngắn chữ i trong chữ ti tiện và đọc dài chữ y trong chữ công ty không? Đó là chưa nói đến có một số chữ mà xem ra viết với i hay y cũng đều được chấp nhận, không nhiều thì ít, như quí báu hay quý báu (hay lại theo cái kiểu, quí có nghĩa là quí in ít, còn quý là quý nhiều nhiều?!!), hoặc là lâm li hay lâm ly, v.v.


BM


Khi bàn đến ngôn ngữ, nếu chúng ta có thể dẫn chứng một vài ngôn ngữ khác để rộng đường dư luận thì cũng là một điều hay. Không riêng gì tiếng Việt mà tiếng Anh xem chừng cũng khá lúng túng với i và y. Trong một cuộc trao đổi ý kiến với một đồng nghiệp của chúng tôi là giáo sư Lâm Lý Trí, ông đưa ra một ví dụ trong tiếng Anh mà tôi rất lấy làm tâm đắc. Ông bảo ngay trong chữ city của tiếng Anh cũng đã có hai chữ đó sống chung hoà bình với nhau. Chúng ta biết rằng tiếng Anh là thứ tiếng có trọng âm (stress), và trong chữ city vần đầu có trọng âm. Nhưng như vậy thì hoá ra vần ci- có trọng âm phải đọc chữ i kéo dài, còn vần –ty không có trọng âm thì phải đọc chữ y ngắn lại hay sao? Và như vậy thì ngược với ý kiến trong tiếng Việt mà chúng tôi đã nêu trên.

 

Có quý vị sẽ bảo, Nhưng không thể lấy tiếng Anh hay một thứ tiếng nào khác để chứng minh một điều trong tiếng Việt! Điều này có thể đúng mà cũng có thể không đúng. Các ngôn ngữ trên thế giới có liên quan với nhau về nhiều mặt. Hẳn quý vị có biết một ngân hàng lớn ở Mỹ đã lấy tên là Citibank với chữ i, như vậy đủ chứng tỏ là i cũng thay thể y được, mà cách đọc của chữ mới này có khác với cách đọc của chữ city đâu?


BM


Chúng tôi xin đưa thêm một ví dụ trong tiếng Anh nữa để chúng ta thấy là i và y thật ra có thể thay thế lẫn nhau trong rất nhiều trường hợp. Trong tiếng Anh, một trong những tiền tố (prefix) phủ định là dis-, có thể thấy trong rất nhiều chữ như disrespectful, dishonest, discontinue, v.v. Thế nhưng, đùng một cái, chúng ta thấy chữ dysfunctional viết với chữ y. Như vậy thì tiền tố dys- này có đọc dài hơn với tiền tố dis- hay không? Chắc quý vị đã có câu trả lời.


Trở lại với tiếng Việt, đặc biệt là chính tả tiếng Việt, chúng tôi xin nêu ra hai đặc tính căn bản trong chính tả, áp dụng không những cho chính tả tiếng Việt, mà cho bất cứ thứ tiếng nào có hệ thống chữ viết. Đặc tính thứ nhất của chính tả là tính tuỳ tiện (arbitrariness). Theo đặc tính này, người nói ấn định một dấu hiệu nào đó trong cách viết để biểu hiện một âm, một vần hay một chữ nào đó trong cách nói. Thí dụ như trong chính tả tiếng Việt, chữ p là để biểu hiện âm /p/. Sự biểu hiện này chỉ đúng với tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v., nhưng lại chẳng có nghĩa lý gì với một số tiếng khác.


Chẳng hạn như trong tiếng Tagalog (dùng ở Phi-luật-tân), chữ p có âm /f/ (như trong chữ pamilya, có nghĩa là gia đình), còn trong tiếng Nga, chữ p lại có âm /r/ (như trong chữ роза, có nghĩa là hoa hồng). Đấy, chính tả tuỳ tiện là ở chỗ đó. Không có chân lý tuyệt đối trong chính tả.


BM


Đặc tính thứ nhì của chính tả là tính ước lệ (conventionality). Sau khi đã tuỳ tiện quy ước một dấu hiệu nào đó trong cách viết là để biểu hiện cho một âm, một vần, một chữ nào đó trong tiếng nói, những người cùng dùng chung một ngôn ngữ đồng ý với nhau về quy ước đó và cứ như vậy mà áp dụng. Tính ước lệ cũng thấy trong nhiều lãnh vực khác, như các bảng chỉ dấu hiệu đi đường.


Chúng ta đã quá quen với những bảng dấu hiệu đó và chỉ hiểu mỗi dấu hiệu theo một nghĩa duy nhất (theo ước lệ), mà không thể, hay không muốn hiểu theo một nghĩa nào khác nữa. Lấy ví dụ như tấm bảng mà chúng ta hiểu rằng “Thường có nai băng ngang” để cẩn thận trong khi lái xe trên những con đường ở vùng quê. Nhưng có thể có người lại muốn hiểu là “Ở đây có bán thịt nai” thì sao?!!


Biết được hai đặc tính của chính tả nói chung rồi, bây giờ chúng ta nhìn lại nguồn gốc của chính tả tiếng Việt. Chúng ta ai cũng biết là mẫu tự tiếng Việt dựa vào mẫu tự La-tinh, do một số nhà truyền đạo đem đến nước ta trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Những nhà truyền giáo này nói tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ-đào-nha, tiếng Tây-ban-nha, v.v. cho nên những quy ước trong chính tả tiếng Việt phần lớn dựa vào quy ước chính tả trong những thứ tiếng đó. Có những quy ước hợp lý, cũng có những quy ước vô lý, nên chính tả tiếng Việt thừa hưởng cả hai loại quy ước đó.


Trước hết, chúng ta cần trả lời câu hỏi có tính chất căn bản, i và y là nguyên âm hay là bán nguyên âm? Xét qua cách cấu tạo vần trong tiếng Việt, và cách thể hiện những vần đó qua chính tả, chúng ta phải trả lời là i có thể dùng như nguyên âm và cũng có thể dùng như bán nguyên âm; y cũng vậy, vừa dùng như nguyên âm, vừa như bán nguyên âm trong chính tả tiếng Việt.


image


Lấy ví dụ, i được dùng như nguyên âm trong những chữ đi, si, chia, chịu, v.v. Nó được dùng như bán nguyên âm trong những chữ như hai, coi, tươi, v.v.


Về phần y, chữ cái này được dùng như nguyên âm trong những chữ ý, quý, ỷ lại, v.v., và được dùng như bán nguyên âm trong những chữ nguyên, yên, hay v.v.


Rắc rối thật, phải không quý vị? Chẳng trách gì có một số người muốn bỏ phức chữ y đi, để “tiếng Việt càng ngày càng trong sáng” hơn! Thế nhưng sẽ có những người “bảo thủ” bắt bẻ, Nếu bỏ y đi thì tính sao với những chữ như thuý, tận tuỵ, phát huy, v.v.?!!! Bỏ thì thương, vương thì tội, rõ ràng là thế.


Nếu xét qua những thứ tiếng như Pháp, Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, là những thứ tiếng mà chính tả được dựa vào để làm nên chính tả tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy những thứ tiếng này cũng dùng i và y, có khi là nguyên âm, có khi là bán nguyên âm, y hệt như trong chính tả tiếng Việt vậy. Chẳng hạn như trong tiếng Tây-ban-nha và tiếng Pháp, có quy luật là hễ âm /i/ viết thành một chữ riêng biệt thì phải viết với y (và tiếng Việt của chúng ta cũng y như thế!)


Ví dụ: María y Juan (Maria và Juan – tiếngTây-ban-nha)

Ça y est! (Vậy đó! Xong rồi – tiếng Pháp)


BM


Hay trong tiếng Tây-ban-nha, i và y đều có thể dùng như bán nguyên âm trong những trường hợp khác nhau. Ví dụ như trong chữ bien (nghĩa là hay, tốt đẹp), i được dùng như bán nguyên âm (tựa như chữ biên trong tiếng Việt vậy). Còn trong chữ huyen (có nghĩa là họ chạy trốn), y được dùng như bán nguyên âm (tựa như chữ huyên trong tiếng Việt).


Tuy nhiên, nhập gia thì tuỳ tục, khi vào đến chính tả tiếng Việt, ngoài những nét tương đồng với các thứ tiếng gốc La-tinh nói trên, i và y cũng được dùng theo một số quy ước riêng chỉ áp dụng cho tiếng Việt. Để tóm tắt một cách có hệ thống, sau khi quan sát cách dùng i và y trong chính tả tiếng Việt, chúng ta có thể thấy có những quy luật chính tả sau đây:


I. Cách dùng chữ i. Chữ i được dùng trong những trường hợp sau:


1. Dùng như nguyên âm đơn theo sau một phụ âm: mi, đi, phi, thi, mít, thịt, v.v.


2. Dùng như nguyên âm chính trong một nhị trùng âm: chia, chịu, quít, quì, v.v


3. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một nhị trùng âm: tiếc, kiếm, thiệp, v.v.


4. Dùng như bán nguyên âm sau trong một nhị trùng âm: hai, mái, coi, hơi, cúi, v.v.


5. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một tam trùng âm: chiếu, tiêu, kiểu, v.v.


6. Dùng như bán nguyên âm sau trong một tam trùng âm: cười, tuổi, chuối, v.v.


II. Cách dùng chữ y. Chữ y được dùng trong những trường hợp sau:


1. Dùng như nguyên âm trong những chữ chỉ có nguyên âm (không có phụ âm trước hay sau): y, ỷ, ý, v.v.


2. Dùng như nguyên âm chính trong một nhị trùng âm có chứa bán nguyên âm /w/ (biểu hiện bằng chữ u): quý, thuý, luỹ, suýt, v.v.


3. Dùng như bán nguyên âm đầu trong môt nhị trùng âm trong những chữ không bắt đầu bằng một phụ âm: yến, yếm, yết, v.v.


4. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một tam trùng âm trong những chữ không bắt đầu bằng một phụ âm: yêu, yểu, yếu, v.v.


5. Dùng như bán nguyên âm thứ nhì trong một tam trùng âm: nguyên, quyết, chuyện, v.v.


6. Dùng như bán nguyên âm sau trong một nhị trùng âm: hay, đây, xay, v.v.


7. Dùng như bán nguyên âm sau trong một tam trùng âm: quay, xoay, quậy, v.v.


Quan sát cách dùng của i và y, chúng ta thấy y dùng nhiều hơn i trong một trường hợp, và có vài cách dùng của hai chữ cái này có vẻ trùng hợp nhau. Đó là lý do một số người muốn giản lược cách dùng, gộp hai thành một là vậy.


Tuy nhiên, có trường hợp i và y được “giao phó” cho một nhiệm vụ là phân biệt cách phát âm. Nhìn vào cách dùng (4) của i và cách dùng (6) của y, chúng ta thấy cấu trúc vần như nhau, nghĩa là nguyên âm + bán nguyên âm. Nếu đem hai chữ hai và hay ra so sánh, chúng ta sẽ thấy “nhiệm vụ” của i và y quan trong như thế nào. Tuy hai chữ hai và hay khác nhay ở cách viết i và y, sự thật là chỗ khác nhau trong cách đọc không phải ở i và y, mà là ở cách đọc chữ a đứng trước. Vô hình chung, có một quy ước như thế này:


• Khi a có i theo sau, ta có nguyên âm a đọc mở, hơi dài, như trong chữ tai, sai, cai, v.v.


• Khi a có y theo sau, ta có nguyên âm ă đọc ngắn lại, như trong chữ tay, say, cay, v.v.(viết là a mà kỳ thực là đọc như ă).


Một công dụng khác của i và y là giúp phân biệt hai loại nhị trùng âm cùng dùng chữ u trong chính tả, nhưng có khi u là nguyên âm, có khi là bán nguyên âm. Lại thêm một quy ước về i và y nữa. Quy ước đó như sau:


• Trong một nhị trùng âm mà u là nguyên âm và i là bán nguyên âm, nhị trùng âm đó sẽ viết là ui: cúi, túi, lui, v.v.


• Trong một nhị trùng âm mà u là bán nguyên âm và i là nguyên âm, nhị trùng âm đó sẽ viết là uy, thuý, quý, luỹ, suy, v.v


Nên nhớ, đây cũng chỉ là những quy ước thôi, và quy ước nào cũng có thể sửa đổi. Tuy nhiên, qua các quy ước này, chúng ta cũng có thể thấy là i và y khá có ích trong việc giúp phân biệt cách phát âm hay sự khác nhau giữa nguyên âm và bán nguyên âm.


Đọc đến đây, chắc sẽ có một số quý vị phàn nàn, Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!


Nhưng câu chuyện này đi đến đâu? Giải quyết thế nào?


BM


Xin thưa, quan điểm của chúng tôi là không sửa đổi, cải cách gì cả. Khi viết, chúng ta nên theo đa số, cách nào nhiều người dùng hơn thì chúng ta dùng (nếu chúng ta không muốn lập dị). Chúng ta cũng có thể tham khảo một số từ điển của những tác giả có uy tín để làm điểm tựa. Đành rằng cách dùng i và y phô ra nhiều điểm không hợp lý, nhưng còn biết bao nhiêu điều chưa hợp lý trong chính tả tiếng Việt đang chờ được giải quyết nữa? Xin đơn cử một ví dụ, chỉ với một âm /k/ mà chính tả tiếng Việt cần đến ba chữ cái là c, k và q để biểu hiện. Tại sao không viết kon ká thay vì con cá nếu cách nào cũng có thể đọc ra cùng một âm /k/? Hay tại vì cách viết kon ká có vẻ “khó koi”?!! Nếu phải cải cách cách dùng ba chữ cái phụ âm này (chỉ dùng một chữ k cho tất cả các trường hợp), chắc chúng tôi sẽ viết ra một câu chuyện nhỏ như sau: Kô Kúk kwa nhà anh Kường rủ anh đi kâu ká. Anh Kường kẹt phải đi làm kiếm tiền nuôi lũ kon kòn nhỏ nên phải kiếu từ. Kô Kúk nghĩ anh Kường kiếm kớ không muốn kwen kô. Phen này kô Kúk kwuyết chinh phục trái tim khô kứng kủa anh Kường, để không hổ mặt giới hồng kwuần nhi nữ! Về ngôn ngữ, chúng tôi quan niệm là nó cũng bất toàn như biết bao điều bất toàn khác chung quanh chúng ta. Chúng tôi thường nghĩ đến việc cải cách chính tả như việc phái nữ (và cả phái nam) thích sửa sắc đẹp. Sửa xong cái mũi rồi, thấy đôi mắt chưa được to cho lắm, phải sửa thêm mắt. Sửa mắt rồi, thấy đôi môi chưa được chúm chím, lại phải bơm môi. Chuyện sửa sắc đẹp chắc cũng chẳng khác chi chuyện dài i và y, phài không quý vị? Thôi thì trời sinh sao để vậy. Cái đẹp lâu bền chính là cái đẹp tự nhiên.


GS Trần Chấn Trí

University of California, Irvine

Báo Mai 

 

Bài đọc thêm:

 

Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ

http://baomai.blogspot.com/2011/04/alexandre-de-rhodes-va-chu-quoc-ngu_15.html


Tiếng Việt - Tiếng Mỹ Rắc Rối
http://baomai.blogspot.com/2011/04/tieng-viet-tieng-my-rac-roi.html

Tiếng Việt đang “dài” ra!
http://baomai.blogspot.com/2011/09/tieng-viet-ang-dai-ra.html

Nổi buồn tiếng Việt của người dân trong nước
http://baomai.blogspot.com/2011/04/noi-buon-tieng-viet-cua-nguoi-dan-trong.html

Tại sao tôi thích học Tiếng Việt
http://baomai.blogspot.com/2011/07/tai-sao-toi-thich-hoc-tieng-viet.html

Tôi Dạy Vỡ Lòng Tiếng Việt
http://baomai.blogspot.com/2011/08/toi-day-vo-long-tieng-viet.html


Bàn Luận Về Y Dài, I Ngắn

 


BÀN LUẬN VỀ Y DÀI, I NGẮN
Vương Thanh

Nhưng có chữ y dài và i ngắn tuy chỉ đọc là “i” nhưng có chữ lại dùng y dài, chữ lại dùng i ngắn. Một số nhà ngôn ngữ học và bộ giáo dục Việt Nam năm sau 75 vì muốn chỉ dựa theo phát âm mà viết chính tả, họ đưa ra chính sách chỉ dùng một thể “i” ngắn nếu phát âm “i” sẽ không dùng mẫu tự “y” dài và làm ra những thay đổi cho vào từ điển. Tất nhiên, những trường hợp ngoại lệ cũng được nhắc tới, ví dụ như là chữ “túy”, “thúy”  thì không thể không dùng “y” nếu dùng “i ngắn” sẽ thành chữ “túi”, “thúi” và những chữ như là “may” như trong may mắn, may áo, không thể thiếu y dài.


Tôi nghĩ rằng đề nghị chỉ dùng “i” ngắn, khi phát âm theo “i” ngắn là một đề nghị rất tệ. Chỉ lấy một thí dụ đơn giản đủ để làm rõ. Như “y học” có ai viết thành “i học” không. Nhìn rất kỳ cục và chướng mắt với hầu hết mọi người. Chỉ một điểm này đủ chứng minh là không  nên  dựa theo âm tiết của “i” mà quyết định viết y dài hay i ngắn, Không nên loại bỏ dùng chữ “y” cho dù có đọc thành âm “i” . 


Những nhà ngôn ngữ học cũng thấy là  chữ “i học” cũng không hợp nhãn, cho nên đi thêm một bước, đưa ra ngoại lệ là nếu chữ “y” đứng một mình thì viết là “y” dài nếu là từ Hán Việt như trong cụm từ “y học”.  Đã phải đưa ra ngoại lệ thì đủ chứng tỏ đề nghị dùng “nhất thể i” là không đúng, không hay. Nhưng để bàn luận thêm, hãy tạm chấp nhận ngoại lệ này.


Không chỉ chữ “y” đứng riêng, mà có những chữ như “mỹ” như trong “mỹ nhân” mà viết thành “mĩ nhân”, tôi thấy cũng không đẹp mắt, nếu không nói là chướng mắt. Nói vui một chút, tôi hay khuyên nên viết “mỹ nhân” vì có y dài, “chân dài” mới đẹp, còn như i ngắn, chân ngắn hay không có chân, thì sao là người đẹp được. 


Hay chữ “công ty. Những bảng hiệu của những công ty hầu hết đều dùng y dài, thì mới trang trọng, còn dùng “i ngắn” như trong “công ti” có vẻ cụt lủn, khôi hài làm sao ấy.


Hay chữ “yêu dấu”. Có ai muốn viết thành “iêu dấu” không.

Hay chữ “ly nước”. Việt thành “li nước”, thấy không hợp mắt tí nào. 


BM


Tới đây, với những thí dụ trên, hẳn đã đủ chứng tỏ nếu chỉ dựa theo phát âm mà quyết định đánh vần là sai lầm. Và Bộ Giáo Dục VN đã sai lầm khi đưa những từ i ngăn như “luân lí", “mĩ lệ” vào trong từ điển. Khiến cho bây giờ một thứ tiếng dễ học như tiếng Việt lại bất nhất và cả hai lối viết đều được nhiều người chấp nhận, tuy họ có thể không đồng ý trong lòng, vì sách vở giáo khoa ở VN dạy như thế.  Hầu hết báo chí năm 2023, trên những trang mạng văn học, thời sự, trong nước và ngoài nước đều dùng y dài cho những chữ như “luân lý, kỹ thuật, tuổi tý, ..  “ Đủ chứng tỏ quần chúng, những nhà văn, thơ đều không chấp nhận chỉ dùng i ngắn,.... 


Đây cũng không phải là thói quen dùng từ y dài như một vài nhà ngôn ngữ học, học giả nói.. Mà là vấn đề mỹ thuật, đẹp mắt. Người Việt rất thích thư pháp và chữ đẹp nên đã chế ra không biết bao nhiêu là kiểu chữ fonts cho máy điện tử so với các nước khác và biết bao nhiêu người chơi thư pháp. 


Những nhà ngôn ngữ học tuy có lòng tốt, nhưng lại nhất ý cô hành, chỉ tham khảo trong giới của họ mà không hỏi ý kiến của quần chúng, và những nhà thơ, nhà văn, và thư pháp gia. 


BM


Không có thư pháp gia nào thích viêt “chân thiện mĩ “ cả, họ sẽ viết “chân thiện mỹ”. 


Nhà thơ là người yêu thích văn chương, chữ nghĩa và sáng tạo chữ nghĩa. Bao nhiêu bạn thơ của tôi, và những nhà thơ mà tôi quen biết, ai cũng viết y dài cho những từ như “đạo lý”, “y học” , “mỹ nhân”, “kỳ hoa dị thảo”, ....  và nhiều người đều thấy viết i ngắn cho một số chữ nhìn không đẹp mắt chút nào.. 


Và bây giờ, lại có thêm những đề nghị dùng y dài cho những từ hán việt, như “đạo lý, y học, mỹ tửu” và dùng i ngắn cho những từ nôm/Việt thông thường.  Thí dụ như tuổi tý, nhưng lại là bé tí, ...  Tôi thấy đề nghị này cũng rất tốt cho nhiều trường hợp, nhưng cũng xin nêu ra một vài trường hợp đặc biệt, hay ngoại lệ. 


Như chữ “thi sĩ, bác sĩ”, hay là “thi sỹ, bác sỹ”. 


BM


Trước hết, tôi xin đưa ra quan điểm cả hai đều dúng. Thời xưa thì hay viết là “thi sỹ”. Nhưng theo trào lưu hiện giờ, thì hầu như ai cũng viết là “thi sĩ, bác sĩ”.  Tuy là từ hán việt, sao lại nhiều nhà thơ, văn đều viết thành “sĩ”. Vì sao ? Tôi nghĩ là như vầy: chữ sĩ như trong “sĩ nông công thương” hay bài thơ “kẻ sĩ” của cụ Nguyễn Công Trứ, là chữ nghe đã rất oai rồi. Mà còn viết thành y dài thì có vẻ quá oai đi. Cho nên tôi nghĩ nhiều nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ, ... hay dùng “i” ngắn, cho chữ “sĩ”. 


Các cụ ta ngày xưa, cũng đã phối hợp thẩm mỹ vào trong ngôn ngữ. Cho nên không ai viết là “kỳ dỵ” mà chỉ viết là “kỳ dị”. Cho dù chữ “dị” như trong “kỳ hoa dị thảo” là tiếng Hán-Việt. 


Sau đây, xin đưa ra một số chữ mà tôi nghĩ nên y dài, hay là i ngắn mà tôi thấy có ít nhiều người viết không “đúng”. Với tôi thì tôi không chấp nhận viết “đạo lí” thay vì "đạo lý” nếu cho in vào trong sách của tôi, tuy rằng tôi sẽ không nói là viết “đạo lí” là sai, vì không có sách luật lệ văn phạm, ngữ vựng được chấp nhận như tiếng Anh. Còn một số từ điển bên Việt Nam nếu chỉ ghi “đạo lí”, mà không cho cụm từ “đạo lý” vào thì đó chỉ là quan điểm của một ít người dùng quyền hành phổ biến, đặt ra, tôi và vô số quần chúng khác đều không chấp nhận. 


Sau đây, xin đưa ra một số từ mà tôi nghĩ nên viết y dài hay i ngắn, và một số trường hợp viết sai. 


quý mến, chứ không phải quí mến. Âm chính là “úy", chứ không phải là “úi”. Cho nên, phải viết là quý mến mới đúng.  Để cho rõ thêm, thí dụ chữ “túy” (say) thì viết “y” dài, nếu viết i ngắn thì thành chữ “túi” còn gì. 


công lý, tâm lý, đạo lý, y học, mỹ lệ, tuổi tý, hy sinh, y thuật, công ty, ly nước, kỹ thuật, kỳ nữ, thế kỷ, ...


BM


kỳ dị, dị nhân, bé tí, tí hon, kĩ càng, phung phí, ủy mị, si tình, chi li, ...   (những cụm từ liệt kê mà nếu viết thành y dài, tôi nghĩ là sai.)


Quan điểm của tôi là vậy, xin chia sẻ với bạn đọc. Cảm ơn quý vị đã bỏ thời gian đọc bài viết khá dài này. Hy vọng có chút hữu ích với một số bạn đọc. 


Vương Thanh


Báo Mai


Chủ Nghĩa Toàn Cầu "The Pact For The Future"

 


CHỦ NGHĨA TOÀN CẦU "THE PACT FOR THE FUTURE"
Lê Hoàng  &  DangVu NamPhong

Điều này chúng ta đã nghe từ lâu và càng ngày nó càng đến gần.


Trong 4 ngày qua, liên hiệp quốc đã họp "The Pact for the Future" và thông qua "Agenda 2030" nhằm tiến đến việc toàn cầu hóa vào năm 2030 theo áp lực của Mỹ.


143 nước bỏ phiếu chấp nhận kế hoạch này. Khu Nam Mỹ chỉ có Argentina and El Salvador chống lại. Theo chính sách này Canada, Mỹ, Mexico và các nước ở Nam Mỹ sẽ biến thành một khối không biên giới và các nước trong các khu vực cũng họp lại từng khối, không biên giới. Tổng thư ký liên hiệp quốc sẽ biến thành lãnh đạo tối cao của các khối này.


BM


Tuy vậy, các thành viên liên hiệp quốc tỏ ra lo ngại chuyện ông Trump đắc cử Tổng thống sẽ làm hỏng kế hoạch.


Tin sơ khởi nếu Kamala đắc cử, Obama sẽ được đưa vào liên hiệp quốc để nắm chức tổng thư ký để thực thi kế hoạch. Kế hoạch chánh là chống biến đổi khí hậu. Di dân từ những vùng có mật độ cao, hợp tác chống thiên tai dịch bệnh, bóp họng các nguồn tin chống đối, căn cước điện tử cho công dân toàn cầu... và đặc biệt là GIÃM DÂN SỐ trong vòng 5 năm... Đọc" Population 2030 Demographic challenges and opportunities for sustainable development planning" của Liên hiệp quốc hoặc "5 year depopulation targets"


Bạn nào muốn biết rõ hơn, tìm đọc Declaration of North America được ký bởi ông Biden, ông Trudeau và ông Obrador vào ngày 10 tháng 1 năm 2023.


BM


Hạ viện Cộng Hòa cấp tốc ra tuyên cáo chiến tranh với Liên hiệp quốc và WHO vì can thiệp đến việc lãnh đạo của Mỹ.


Trong 1-2 ngày tới có thể ông Trump sẽ tuyên bố cúp tiền viện trợ hay rút ra khỏi Liên hiệp quốc khi ông thắng cử.


Tương lai của dân Mỹ sáng hay tối nằm trong cuộc bầu cử Tổng thống lần này.


BM


Trump vừa xác nhận nguồn tin 2 ngày trước là : bộ ngoại giao đang khuyến khích những công dân Mỹ đang sống ở nước ngoài, kể cả những công dân chưa bao giờ đến Mỹ, ghi danh bầu cử. Con số dân Mỹ sống ở nước ngoài cộng cả bầu đoàn thê tử của các lính Mỹ đang đóng ở nước ngoài, ước tính lên đến 9 triệu người.


Việc ghi danh rất dễ dàng như ghi danh ở California, không cần chứng minh tư cách công dân.


Một việc rất nguy hiểm là những người này có thể bỏ phiếu qua Email hay Fax.


Với số liệu thắng thua trong các cuộc bầu cử chỉ 1-200 ngàn phiếu, con số 9 triệu cử tri sẽ làm cho đảng Cộng Hòa điên đầu.


Ông Trump cũng như phe Cộng Hòa đều đã biết việc này, tất nhiên họ cũng có cách ngừa. Nhưng ngừa thế nào thì chưa biết được.


BM


Về việc bỏ phiếu bằng thư thì đảng Cộng Hòa đã có một hệ thống điện toán có thể kiểm soát địa chỉ của các phiếu bầu gởi ra. Cùng lúc 1000 luật sư, cộng với 16 ngàn nhân viên Cộng Hòa tình nguyện, sẽ có mặt trong các ngày bầu cử trên 9 tiểu bang gọi là chiến địa.


Đây là những điều nghe được việc phe Cộng Hòa sửa soạn để đối phó trong cuộc bầu cử này.


Ông Trump đang trên đà thắng thế mặc dù bị phe báo chí bịt mồm, bịt miệng.


Thượng nghị sĩ dân chủ, xì lỏn, áo thun, của Pennsylvania, ông John Fetterman nói sẽ bỏ phiếu cho ông Trump.


Chuyện này nặng hơn ông Trump cầm búa tạ.


Bạn sẽ không thấy nhiều các tin này trên truyền thông.


BM


Nghị sĩ Gloria Romero, một người rất có thế lực trong đảng dân chủ. Bà là cựu chủ tịch khối đa số dân chủ thượng viện California. Bà cho biết không riêng gì bà bỏ đảng dân chủ để chuyển sang Cộng Hòa mà còn rất nhiều người khác nữa.


Bà ước mong ông Trump sẽ đến vận động tranh cử ở Oakland, quê hương của Kamala , nơi đa số dân chúng đã không còn thích đảng Dân Chủ, để biến tiểu bang California thành tiểu bang Cộng Hòa.


Lê Hoàng  &  DangVu NamPhong


Báo Mai