Thứ Năm, 19 tháng 9, 2024

Đường Sắt Việt Nam

 


ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
Nguyễn Sinh

Germany (Frankfurt aM) to France (Paris-Est)- 600Km-  at 320km/h (199mph) by ICE high speed train

Theo Logistics Việt Nam 2023, hiện nay mạng lưới đường sắt VN có tổng chiều dài 3,143 km với 227 nhà ga, trong đó gồm 2,703 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh. Các mạng lưới đường sắt kết nối nhau tại đầu mối Hà Nội, đi qua địa bàn 34 tỉnh, thành phố, mật độ đạt khoảng 9.5 km/1000 km2. Hiện có 2 tuyến kết nối với Trung Quốc tại Đồng Đăng và Lào Cai. Phần lớn các tuyến đường sắt VN chỉ đạt 17-25 đôi tàu/ngày và hầu hết các tuyến đường sắt đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, tải trọng hạn chế, tốc độ chậm, làm giảm tính cạnh tranh so với các phương tiện vận tải khác.


Công nghệ lạc hậu

Trong khi người Nhật luôn khẳng định đường sắt là nền tảng phát triển quốc gia do năng lực vận chuyển hàng hóa lớn hoặc Trung Quốc coi đường sắt là “động mạch chủ” của nền kinh tế thì VN dường như đã “bỏ quên” đường sắt trong nhiều thập niên. Hiện tại, đường ray khổ 1,000mm vẫn chiếm 92% tổng chiều dài, trong khi khổ này nhiều nước không còn dùng và khổ 1,435 mm chỉ mới chiếm 8%. Thêm vào đó, đường sắt VN vẫn ở nền tảng công nghệ 2, tức công nghệ diezen (công nghệ 1 là đầu máy hơi nước). Riêng các nước phát triển đang sử dụng công nghệ 3 (công nghệ điện khí hóa) và công nghệ 4 (điện từ). Vận tốc đường sắt VN bình quân 50-60km/giờ (tàu hàng) và 80-90km/giờ (tàu khách), trong khi ở các nước tiên tiến, vận tốc trung bình tàu lửa vận chuyển hành khách khoảng 150-200km/giờ, đường sắt cao tốc trên 300km/giờ và siêu cao tốc hơn 500km/giờ.

Do công nghệ quá cũ kỹ, lạc hậu nên hầu hết các tuyến tàu hỏa ở VN thường là tàu “chậm”. Ví dụ tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, kết nối với tuyến Hành Dương – Bằng Tường (Trung Quốc), tổng chiều dài 162km, gồm 23 nhà ga. Tuyến này dùng khổ lồng 1435mm và 1000mm nhưng tàu thường chạy với vận tốc khoảng…27km/giờ. Tuyến Yên Viên – Hạ Long tốc độ trung bình…25 km/giờ, đoạn nhanh nhất chỉ chừng 40 km/giờ, chạy toàn tuyến mất từ 7-8 giờ và đã tạm dừng khai thác từ năm 2012 do thua lỗ. Với tàu SE1,2,3 hay SE21/22 mệnh danh “tàu hỏa tốc độ cao” nhưng cũng chưa đến 80 km/giờ.

Nhếch nhác trên tàu hỏa

Tình trạng phục vụ kém

Về chất lượng phục vụ, dù gần đây ngành đường sắt có cố gắng làm tốt hơn nhưng chưa đủ. Đáng chú ý “tính bao cấp” vẫn còn đặt nặng trong tư duy điều hành và cả hoạt động của các tiếp viên, nhân viên. Chẳng hạn tàu hỏa du lịch chất lượng cao SE21/22 tuyến Sài Gòn – Đà Nẵng hoạt động từ cuối tháng 4/2024. Lúc đầu tàu rất sạch sẽ kể cả toilet, bồn rửa mặt, giấy vệ sinh; toa căng-tin đặt giữa tàu khá tiện lợi, lối đi rộng thoáng… Song chừng 2 tháng sau đã bắt đầu xuống cấp khi nhiều vết bẩn bắt đầu xuất hiện ở toilet, ghế ngồi… Tương tự, các đoàn tàu chất lượng cao SE1,2,3 lúc mới đưa vào vận hành cũng sạch sẽ, nhưng hiện giờ toilet, sàn tàu khá bẩn thỉu, máy nước đầy bụi bặm, rác rến tràn ngập…Thường, mỗi toa tàu có 2 bồn rửa tay và 1 toilet. Tuy nhiên việc chỉ có 1 toilet/ toa tàu là khá bất cập khi khách phải chờ đợi đến lượt. Đó là toa dành cho khách giường nằm còn toa dành cho khách ghế ngồi còn “khủng khiếp” hơn. Tiếp viên làm việc không tròn trách nhiệm. Hành lý khách để lung tung, cản trở lối đi của người khác, đôi khi bốc mùi khó chịu, tình trạng hút thuốc lá, khạc nhổ vô tội vạ không ai nhắc nhở…. Mền gối chậm thay, buộc lòng khách phải xài cái của người khác đã xuống tàu để lại. Một số tiếp viên còn sẵn sàng “bán” giường nằm của họ cho khách lấy tiền bỏ túi riêng hoặc cho khách lên tàu bằng cách “mua vé lụi”. ==> dân trí thấp của lũ khỉ từ rừng ra là như vậy !!!!!!!!

Tàu hỏa là sự lựa chọn của nhiều người khi cần di chuyển

Tình hình an ninh, bảo đảm tính mạng hành khách đi tàu cũng có vấn đề. Thống kê của Tổng công ty đường sắt VN (VNR) cho biết, tình trạng các chuyến tàu hỏa khi đang chạy bị người bên dưới vô cớ ném đá liên tục xảy ra. Riêng 6 tháng đầu năm 2024 trên các tuyến xảy ra 75 vụ ném đất đá, vật lạ lên tàu, toa xe. Những nơi hay xảy ra sự việc này gồm Khánh Hòa (18 vụ); Đồng Nai (15 vụ), Bình Định (8 vụ), Quảng Nam (8 vụ), Bình Thuận và Thừa Thiên Huế (mỗi nơi 5 vụ), Quảng Trị, Quảng Ngãi, Ninh Thuận (mỗi nơi 4 vụ). Chưa kể so với các loại phương tiện vận chuyển khác, vé tàu lửa hiện ở mức khá cao, nếu mua vé nằm phòng 4 gường cũng tương đương như vé máy bay!

Tin nhắn nhân viên tàu hỏa bán vé “lụi” cho khách

Làm sao vực dậy?

Gần đây, tuy đã cố gắng sửa đổi nhưng  đường sắt VN vẫn chưa sánh bằng đường sắt của các nước Châu Âu từ hồi đầu thế kỷ XX! Vì sao vậy? Vì vốn liếng VNR chủ yếu là của nhà nước, nếu có thua lỗ đã có nhà nước bao cấp, bù tiền, cho nợ thuế… Anh Toàn, một khách thường xuyên sử dụng tàu hỏa nhận xét: Đường sắt VN quá chậm nên nhiều người cảm thấy đây không phải là sự lựa chọn ưu tiên. Nghe nói nhà nước VN đang lên kế hoạch xây dựng “siêu dự án đường sắt tốc độ cao xuyên Bắc-Nam” với vận tốc tàu chạy bình quân 250 – 350k/giờ. Song hãy khoan nói về những gì còn nằm trên… giấy, tôi nghĩ trước mắt VN nên đầu tư cho hệ thống đường sắt hiện có, cố gắng đạt tốc độ khoảng 120 km/giờ cho tàu khách. Hãy lưu ý bên Malaysia người ta cũng dùng đường sắt khổ lồng 1000mm từ thời thực dân Anh để lại giống như VN nhưng họ vẫn chạy được vận tốc 160 km/giờ. Và điều quan trọng hơn là cần thay đổi tận gốc công tác điều hành, phục vụ hiện hữu để nó có thể cạnh tranh công bằng cùng các phương tiện giao thông khác!”

Tàu hỏa VN chưa bảo đảm an ninh, an toàn tính mạng cho khách đi tàu

Nguyễn Sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét