1. Titan và Titanic
Năm 1898, nhà văn người Anh Morgan Robertson đã viết một cuốn tiểu thuyết có tên “Futility”.
Cuốn tiểu thuyết mô tả một con tàu sang trọng không thể chìm tên là Titan, đi từ Anh đến Hoa Kỳ trong chuyến hành trình đầu tiên xuyên đại dương. Đây là con tàu chở khách lớn nhất và xa hoa nhất chưa từng có trong lịch sử hàng hải. Con tàu được trang bị mọi tiện nghi sang trọng nhất có thể vào thời điểm đó. Hành khách đều là những người giàu có và họ đang tận hưởng niềm vui trên con tàu khổng lồ này. Tuy nhiên, ngay trong lần đầu tiên vượt đại dương, con tàu đã va phải một tảng băng trôi rồi bị đánh chìm một cách thảm khốc, rất nhiều hành khách đã bị dìm xuống đáy biển.
Không ai ngờ rằng, sau 14 năm câu chuyện được viết trong cuốn tiểu thuyết lại trở thành một hiện thực đáng tiếc.
Vào đêm ngày 14 tháng 4 năm 1912, tàu Titanic, con tàu sang trọng lớn nhất lúc bấy giờ, đã va phải một tảng băng trôi và bị đánh chìm xuống dưới đại dương. Sau khi bi kịch phát sinh, có người đã nhớ tới cuốn tiểu thuyết Futility, bên cạnh tên của con tàu tương đồng, cả hai còn có nhiều điểm rất giống nhau.
2. Sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất
Một nông dân 20 tuổi người Bosnia, không thể nhận ra rằng hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hướng đi của thế kỷ XX. Đúng vậy, vào một ngày hè đẹp trời năm 1914, chính anh là người đã rút súng lục bắn vào đoàn xe của Thái tử Franz Ferdinand của Áo, người kế thừa lâm thời cho ngai vàng Áo-Hung.
Cái chết của Thái tử Ferdinand và vợ ông đã châm ngòi cho một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử, gieo mầm cho Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Quốc xã ra đời trong tương lai. Việc đó có thể không phát sinh, chỉ là do sự trùng hợp ngẫu nhiên:
Princip là một trong những kẻ chủ mưu có ý định giết Đại công tước vào ngày hôm đó, nhưng bởi vì nỗ lực giết hại một người bằng bom trước đó không thành nên anh ta đã từ bỏ việc giết Đại công tước. Anh ta bước vào quán cà phê để lấp đầy cái bụng của mình và xoa dịu nỗi thất bại.
Sau khi ăn xong và bước ra khỏi quán cà phê, đúng lúc đó anh nhìn thấy xe của Thái tử đậu trước mặt, cách chỗ anh đứng chưa đầy vài mét. Tài xế lái xe đã rẽ nhầm và đang lùi xe về phía sau nhưng vô tình xe bị chết máy. Tình huống này đã vô tình khiến cho vợ chồng Thái tử Ferdinand trở thành mục tiêu của kẻ sát nhân.
Sau một thoáng suy nghĩ, Princip rút khẩu súng lục của mình ra và phần còn lại là lịch sử như mọi người vẫn đàm luận. Phần sau của lịch sử diễn ra đều là bởi vì tài xế của đại công tước đã lái xe nhầm đường.
3. Tổng thống Mỹ Andrew Jackson và khẩu súng bị kẹt đạn
Vào ngày 30 tháng 1 năm 1835, một vụ ám sát Tổng thống Hoa Kỳ Jackson đã xảy ra trên Đồi Capitol. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ có người cố gắng ám sát một vị Tổng thống đang tại vị.
Lúc đó Tổng thống Mỹ Andrew Jackson đang rời khỏi lễ tang, một người đàn ông tên Richard Lawrence đến gần và bắn Jackson bằng một khẩu súng lục ở cự ly ngắm chuẩn nhất, nhưng súng đã bị kẹt đạn. Tên sát thủ lập tức rút ra một khẩu súng lục khác, Jackson nhân cơ hội này khuất phục tên sát thủ bằng cây gậy trên tay mình.
Nếu khẩu súng không bị kẹt đạn vào thời điểm quan trọng thì hậu quả thật khó có thể nói trước được.
4. Sự nghiệp của Lee Harvey Oswald
Lee Harvey Oswald nhận được công việc quản lý kho sách của Đại học Texas.
Từ mặt lý thuyết mà nói, bất kỳ thời khắc nào cũng đều cần phải có hàng ngàn người mới có thể thực hiện được vụ ám sát Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy. Trong đó chỉ có một tỷ lệ nhỏ người tài năng thay đổi thực tiễn (kỹ thuật dùng thuốc nổ hoặc súng đạn), hơn nữa họ hầu như không có thời gian và cơ hội thao tác thực tế.
Đây là lý do tại sao Oswald lại là người rất đáng chú ý. Anh ta là cựu lính thủy đánh bộ theo Chủ nghĩa Marx, đã cố gắng giết một nhà lãnh đạo đứng đầu thế giới bằng cách mua một khẩu súng trường với giá 15 đô la và sau đó tình cờ lái xe cách đoàn xe của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy 50 dặm.
Anh ta có động cơ và mục đích. Nếu không được mời làm công việc Quản lý tài liệu giảng dạy Trường học Đại học Texas vào ngày 16 tháng 10 năm 1963, anh ta rất có thể không thực hiện nổi vụ ám sát tàn khốc nhất trong lịch sử này.
5. Stalin bị Timur nguyền rủa
Ngày 21 tháng 3 năm 1941, Stalin nhận được một văn bản từ Viện Hàn lâm Khoa học St. Petersburg. Bức thư yêu cầu Stalin chấp thuận một nhóm khoa học đến Samarkand để khai quật lăng mộ Timur. Điều này ngay lập tức khơi dậy sự quan tâm cao độ của Stalin và ông đã cử một nhóm khoa học đến Samarkand.
Tuy nhiên, trong quá trình khai quật, những điều kỳ lạ thường xuyên xảy ra, chẳng hạn như các dụng cụ khoa học thường xuyên bị hỏng, và tập thể nhóm khoa học đều bị đau đầu. Lúc này, nhóm khoa học mới phát hiện ra điều kỳ lạ và muốn dừng cuộc khai quật nhưng đã quá muộn, vì cuộc khai quật đã thu hút được sự quan tâm và chờ đợi rất lớn của Stalin.
Sáng sớm ngày hôm sau, khi quan tài Timur được mở ra, Hitler đã phát động Kế hoạch Barbarossa tấn công Liên Xô vào ngày 22/6/1941. Liên Xô liên tiếp thất bại và chịu tổn thất nặng nề.
Mikhail Gerasimov nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề. Ông đích thân tìm gặp Tướng Zhukov và mô tả lại toàn bộ quá trình một cách chi tiết. Zhukov ngay lập tức báo cáo vấn đề này với Stalin. Stalin, người đang sợ hãi Hitler, đã ra lệnh cho mọi người đưa hài cốt của Timur lên máy bay vào ngày 16 tháng 7 năm 1942 (một ngày trước Trận chiến Stalingrad), bay vòng quanh Moscow ba lần (người Nga thường treo tượng Thần quanh Moscow ba lần trước khi chiến tranh nổ ra để cầu nguyện cho chiến thắng trong chiến tranh), và sau đó chôn cất lại Timur với nghi lễ long trọng.
Sau đó, quân Đức bắt đầu chùn bước và cuối cùng đầu hàng trong thất bại thảm hại.
Theo Vision Times
San San biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét