GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy, Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Phóng sự DU LỊCH NƯỚC Ý, tác giả Quách Như Nguyệt. Một chuyến du lịch Âu châu dài ngày đầy thú vị. Đã để lại cho tác giả nhiều kỷ niệm và hình ảnh đẹp. BBT xin cám ơn nhà văn Như Nguyệt đã chia sẻ. Rất mong nhận được bài mới trong những ngày sắp tới.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN
Mười sáu ngày qua đi thật là nhanh! Ngày mốt, hai mẹ con về lại Mỹ rồi. Hôm nay chúng tôi đi Pienza, một thành phố nhỏ nằm trên đồi cao. Thành phố vắng người, có một ngôi nhà thờ nho nhỏ, có những tiệm bán hàng bầy biện thật gọn gàng, bắt mắt. Họ bán đủ loại, đủ cỡ, đủ mầu pasta (nuôi Ý). Pasta có hình giống cái nơ (bows), có hình ống được cắt từng khúc ngắn hoặc dài, lớn hoặc nhỏ. Có loại xoắn tròn như ribbon, nhân công phải dùng 1 cây que (giống như cây kim đan) để xoắn bằng tay rất công phu. Kích thước thì có loại nhỏ li ti bằng 1/3 hạt gạo nhưng cũng có loại dài lớn, cao hơn cả đầu người! Mầu sắc thì khỏi nói, mầu xanh lá cây, cam, vàng, xanh lơ, sọc rainbow, đen, tím… Nói tóm lại, có rất nhiều loại pasta bạn không thể nào tìm thấy bên nước Mỹ.
Dễ thương nhất là những magnets (nam châm người ta hay mua về để ịn lên tủ lạnh) gồm có những túi nhỏ xíu bằng giấy dầu, giấy bóng kính hoặc những hộp giấy hình chữ nhật bé tị tì ti, có nhãn hiệu rõ ràng, rất cute, chứa real pasta nhỏ li ti, lí tí ở bên trong. Tôi collect magnets và chỉ có đến Ý; tôi mới có thể mua được những magnets cầu kỳ, nho nhỏ, xinh xinh như thế!
Những tiệm chuyên bán về rượu thì chai rượu cũng đủ size, đủ loại, đủ mọi giá tiền; được bầy biện mầu mè, trang hoàng hấp dẫn, nhìn bắt mắt, thấy là muốn mua ngay. Có những tiệm bán cheese họ bầy những khối tròn phô mai thành nhiều tầng cao, đi vào là thấy mùi cheese thơm phức (hay khăm khắm (!?) tùy theo mũi từng người). Có những tiệm chỉ chuyên bán khăn tay, khăn trãi bàn, trãi giường, áo gối, tạp dề, áo sơ mi, áo đầm con nít thêu bằng tay. Tôi rất thích những loại hàng handicraft như thế này vì tôi từng học lớp thêu thùa khi còn bé nên biết; thêu bằng tay đẹp nhưng phải kiên nhẫn và mất rất nhiều thì giờ, mắt mình phải chăm chú nhìn nên rất mỏi, ôi biết bao nhiêu là công phu!
Về đồ da thì khỏi nói. Họ có cách thuộc da thế nào mà da thật mềm mại, thật nhẹ, lại thơm tho. Áo choàng (coats), jackets, bóp đầm, boots, giầy cao gót, sandals được design bằng những loại da bò, cừu, trăn, đà điểu v.v… thật đắt tiền, mượt óng. Mê lắm các bạn ạ. Khi qua bên Ý, đến Florence, các bạn “bắt buộc”, nên, “phải” mua đồ da nhé, vừa rẻ, vừa đẹp, vừa sang lại vừa bền! Nữ trang cũng vậy, họ làm bằng tay, design vàng, bạc, stainless steel không một nước nào trên thế giới sánh bằng. Nhìn là mê tơi! Ở Sorrento và vùng Almafi Coast thì họ có nữ trang làm bằng coral đỏ rất hiếm quí, coral loại này chỉ còn lại một số ít ở vùng biển Địa Trung Hải, biển gần Nhật Bản, Đài Loan.
Giá rất là đắt, đắt hơn mã não (hổ phách) nhiều. Tôi cũng mua được một giây chuyền và pendant làm bằng loại san hô hiếm có này. Có những necklaces tôi thấy thích, hỏi tới thì giá cả … phỏng cả tay, nhiều khi lên tới cả vài chục ngàn Euro lận vì được khắc, được trạm trổ thật tinh vi từ một khối san hô lớn (càng lớn càng đắt tiền hơn).
Về đồ da thì khỏi nói. Họ có cách thuộc da thế nào mà da thật mềm mại, thật nhẹ, lại thơm tho. Áo choàng (coats), jackets, bóp đầm, boots, giầy cao gót, sandals được design bằng những loại da bò, cừu, trăn, đà điểu v.v… thật đắt tiền, mượt óng. Mê lắm các bạn ạ. Khi qua bên Ý, đến Florence, các bạn “bắt buộc”, nên, “phải” mua đồ da nhé, vừa rẻ, vừa đẹp, vừa sang lại vừa bền! Nữ trang cũng vậy, họ làm bằng tay, design vàng, bạc, stainless steel không một nước nào trên thế giới sánh bằng. Nhìn là mê tơi! Ở Sorrento và vùng Almafi Coast thì họ có nữ trang làm bằng coral đỏ rất hiếm quí, coral loại này chỉ còn lại một số ít ở vùng biển Địa Trung Hải, biển gần Nhật Bản, Đài Loan.
Giá rất là đắt, đắt hơn mã não (hổ phách) nhiều. Tôi cũng mua được một giây chuyền và pendant làm bằng loại san hô hiếm có này. Có những necklaces tôi thấy thích, hỏi tới thì giá cả … phỏng cả tay, nhiều khi lên tới cả vài chục ngàn Euro lận vì được khắc, được trạm trổ thật tinh vi từ một khối san hô lớn (càng lớn càng đắt tiền hơn).
Red coral rose brooch. San hô đỏ được khắc/trạm trổ thành đóa hoa hồng cài áo
Mặc dù tôi không uống cà phê, nhưng khi qua bên Ý, nếu có dịp là tôi uống Espresso hoặc Cappuccino vì không hiểu họ pha chế thế nào mà ngon ghê lắm! Kem lạnh nữa, ngon ơi là ngon! Ngày nào cũng vậy, nếu có dịp, hai mẹ con tôi đều…. không thể control được mình, ăn gelato túi bụi!
Tôi vốn dĩ chưa bao giờ ăn pizza và spaghetti khi ở bên Mỹ (tôi không thích ăn cheese) nhưng khi đến farm, tự làm lấy pizza cho mình ăn (họ pha bột sẵn mình chỉ việc nặn thành hình tròn và bỏ home made sốt cà chua, nấm, eggplants, cheese .v.v.. tùy theo ý thích của mình, xong xuôi cho họ bỏ vào lò nướng. Lò rất nóng, khoảng 5, 6 trăm độ nên chỉ khoảng 2,3 phút là chín). Nhờ tự làm lấy, tôi thấy mình từ nay có thể … ăn pizza được. Tôi nói với mấy người đi cùng tour: “This is the first time I try to eat pizza”. Spaghetti cũng vậy, tôi chả bao giờ ăn vì thấy con tôi làm sauce từ lọ mua sẵn, nhìn mỡ màng và không được hấp dẫn lắm (với tôi), nhưng khi qua đây, khi thấy nước sauce không bị bỏ thêm mầu, có vẻ homemade; tôi ăn thử thấy okay lắm.
Họ luộc pasta không chín như tôi luộc, ăn còn hơi sần sật một chút, vậy mà lại rất có lý, rất ngon. Họ bảo ăn pasa như thế dễ tiêu hoá hơn là luộc chín. Khi vào nhà hàng, tôi hay gọi seafood pasta, bruschetta và vegetable soup. Bruschetta là món bánh mì baguette nướng dòn, ăn với cà chua, dầu olive, rau basil và tỏi. N đã làm thử, rất dễ làm, những ai ăn chay đây là 1 món ăn lành mạnh mà ngon.
Họ luộc pasta không chín như tôi luộc, ăn còn hơi sần sật một chút, vậy mà lại rất có lý, rất ngon. Họ bảo ăn pasa như thế dễ tiêu hoá hơn là luộc chín. Khi vào nhà hàng, tôi hay gọi seafood pasta, bruschetta và vegetable soup. Bruschetta là món bánh mì baguette nướng dòn, ăn với cà chua, dầu olive, rau basil và tỏi. N đã làm thử, rất dễ làm, những ai ăn chay đây là 1 món ăn lành mạnh mà ngon.
1 cái pizza khổng lồ bầy ngay trước cửa tiệm
Minestrone là một loại soup rau nổi tiếng của Ý, ngoài ra họ còn một loại soup nấu khác đi, cũng có nhiều vegetables nhưng họ bỏ thêm nhiều loại đậu khác nhau cộng thêm với bánh mì, nuôi v.v... họ bảo những gì dư thừa, ăn không hết, họ bỏ vào nồi nấu hổ lốn, thành một loại soup đặc biệt. Ấy vậy mà tôi thấy nhiều nhà hàng lớn, sang trọng cũng làm món này khi tôi gọi vegetable soup, có barley (bo bo) ăn dẽo dẽo nóng hổi rất là khoái khẩu. Đôi khi họ nấu soup có vị chua chua như canh chua của Việt Nam mình, ăn thấy lạ và ngon.
Ngoài ra còn có ham, salami thật là fresh (làm từ một loại heo rừng - có hai răng nanh - hoặc là heo rừng lai với heo nhà); ăn vào thấy khác hẵn, một trời một vực, so với ham và salami bên Mỹ. Ba tê gan gà, gan ngỗng quét lên mẫu bánh mì dòn nóng hổi, yummy! Biscotti cũng thế, ăn dòn ngon cứ như vừa mới nướng xong, delicious!! Biscotti mua ở Starbuck hoặc Sam club không thể nào so sánh bằng đâu ạ. Tôi đã không biết bánh cake tiramisu nguyên thủy là từ nước Ý, cứ ngỡ là từ bên…. Nhật chứ. Đi ăn ở mấy tiệm Nhật hay có món tráng miệng này, hơn nữa… su su, mi mi? N. tưởng như thế, chắc cũng có một ít người tưởng thế, hihi…
Ngoài ra còn có ham, salami thật là fresh (làm từ một loại heo rừng - có hai răng nanh - hoặc là heo rừng lai với heo nhà); ăn vào thấy khác hẵn, một trời một vực, so với ham và salami bên Mỹ. Ba tê gan gà, gan ngỗng quét lên mẫu bánh mì dòn nóng hổi, yummy! Biscotti cũng thế, ăn dòn ngon cứ như vừa mới nướng xong, delicious!! Biscotti mua ở Starbuck hoặc Sam club không thể nào so sánh bằng đâu ạ. Tôi đã không biết bánh cake tiramisu nguyên thủy là từ nước Ý, cứ ngỡ là từ bên…. Nhật chứ. Đi ăn ở mấy tiệm Nhật hay có món tráng miệng này, hơn nữa… su su, mi mi? N. tưởng như thế, chắc cũng có một ít người tưởng thế, hihi…
Bữa ăn trưa, ăn tối nào cũng đầy rượu là rượu: rượu đỏ, rượu trắng để đầy bàn, tha hồ mà uống! Uống hết, họ lại mang ra, đúng là all you can drink!!. Tôi lại… nhà quê, chẳng bao giờ uống rượu. Uổng quá phải không? Con gái tôi uống loại rượu nào thấy ngon đều nói mẹ uống thử, thế là thỉnh thoảng tôi cũng nhấp vài ngụm. Khi đến wine cellars, chỗ cho du khách ăn trưa và thử rượu, mấy người đi cùng tour thấy tôi chỉ nhấp một chút loại rượu đắt tiền - hơn cả trăm Euro một chai - họ đều thấy tiếc giùm, khuyến khích cho tôi uống. Thế là tôi nhấp nhấp thêm một chút nữa, thử uống thêm nữa xem sao, lắc lắc ly rượu, ngửi, hít, thở sâu vào, wow, thấy thơm nức mũi! Vị ngọt ngào, hơi chan chát nhưng lại thật đầm, thật ngon; tôi uống hết một ly đầy. Thấy… quá đã! Tôi đùa, bảo con tôi: “Coi chừng mẹ bị nghiện rượu, lại toàn là rượu đắt tiền, thì rất là phiền!”
Uống xong thấy mặt đỏ bừng, tim đập mạnh. Tôi bảo con tôi chắc mẹ say rồi. Con bé hỏi mẹ drunk rồi hả? Good drunk or bad drunk? Tôi trả lời chắc good drunk vì không thấy bị nhức đầu, chỉ thấy hơi lừ đừ, ngật ngừ, buồn ngủ. Bà tour guide giải thích nho được trồng hoàn toàn organic vì đất đai trồng trọt là vùng đất núi lửa thuở xưa nên rất là mầu mở, không cần phải bỏ thêm hoa mầu; hơn nữa khi rượu được nhập cảng qua Mỹ, theo luật lệ bên Mỹ, họ phải bỏ thêm chút xíu chất sulfur vào rượu (để giữ được lâu hơn) nên khi uống rượu Ý bên Mỹ thường hay bị nhức đầu hơn. Tất cả mọi người trong đoàn đều đồng ý. Tôi thấy họ uống quá xá chừng mà tất cả đều tuyên bố không ai bị nhức đầu, chóng mặt gì cả. Mỗi khi ăn trưa hoặc ăn tối, chắc có lẽ nhờ….. rượu, người nào người nấy đều vui vẻ, thoải mái, cười ha hả.
Lên xe bus cười nói ồn ào, everybody seemed relax, happy, loosen up. Bà tour guide người Ý nói: “See, see how amazing wine can do to people! Everyone is cheerful, merry; we all are in a wonderful mood!” Tôi không biết ăn cheese (lại nhà quê!) nhưng bữa ăn nào cũng thấy phô mai bầy ra đầy trước mắt. Có lần họ cho thấy cách họ làm cheese. Cũng từ sữa ra mà thôi! Có gì mà sợ?! Tôi bạo gan ăn thử, thấy béo béo, ngậy ngậy, thơm thơm, cũng okay. Chuyến đi chơi này, lần đầu tôi ăn pizza, ăn cheese, lần đầu “nốc” nguyên một ly rượu đỏ. Nhờ đi đó đi đây mà đỡ… nhà quê hơn một chút.
Lên xe bus cười nói ồn ào, everybody seemed relax, happy, loosen up. Bà tour guide người Ý nói: “See, see how amazing wine can do to people! Everyone is cheerful, merry; we all are in a wonderful mood!” Tôi không biết ăn cheese (lại nhà quê!) nhưng bữa ăn nào cũng thấy phô mai bầy ra đầy trước mắt. Có lần họ cho thấy cách họ làm cheese. Cũng từ sữa ra mà thôi! Có gì mà sợ?! Tôi bạo gan ăn thử, thấy béo béo, ngậy ngậy, thơm thơm, cũng okay. Chuyến đi chơi này, lần đầu tôi ăn pizza, ăn cheese, lần đầu “nốc” nguyên một ly rượu đỏ. Nhờ đi đó đi đây mà đỡ… nhà quê hơn một chút.
Con gái N đang enjoy uống rượu
Đi Ý cũng có lý lắm chứ! Ngoài cảnh đẹp mê hồn, tôi còn được học hỏi thêm nhiều thứ. Lần đầu tiên tôi đi chơi vào tháng 11, mùa thu. Đúng ngay ngày sinh nhật của tôi, sau khi đi chơi cả ngày, về lại hotel; trở vào phòng; tôi đã thật sự kinh ngạc (surprise) vì có một lọ hoa đủ mầu rực rỡ của ai tặng để trên bàn (sau đó hỏi ra mới biết là của bà tour guide chứ ai, zị mờ tui tưởng bở... hhihii… cứ tưởng của anh chàng nào gửi tặng chứ, hihihiiiiiii..). Chao ơi quá là ngạc nhiên! Không ngờ sinh nhật ở phương xa mà có người nhớ tới! Quá thích thú và bất ngờ! Đến bữa ăn tối, sau khi ăn; họ lại surprise tôi thêm một lần nữa, mang ra một ổ bánh lớn, tất cả mọi người đều hát Happy Birthday. Chao ơi, tôi cảm động quá chừng!! Nhiều người còn đến hug, kiss má, bắt tay, chúc tụng. Quả là một kỷ niệm thật vui!
Thường thì tôi hay đi chơi vào mùa Xuân và mùa hè. Quên mất, khi đi Australia và New Zealand vào tháng 6, tôi tình cờ đến đó vào đầu mùa đông (chẳng còn thấy lá vàng, cây trơ trụi). Tôi chọn Ý đi chơi kỳ này vì cách đây 6 năm, khi xem phim “Under the Tuscany Sun”, thấy cảnh trong phim thơ mộng và đẹp quá! Thấy brochure quảng cáo đề “Tuscany and Almafi Coast” thật hấp dẫn nên thay vì đi Ấn Độ, tôi đã chọn tour đi qua Ý. Tôi chưa bao giờ research trước mỗi khi đi đâu, chuyên môn để đến nơi, tha hồ có những bất ngờ lý thú. Đi chơi vào tháng 11, nên tôi cũng không chắc lắm còn mùa thu. Thôi thì cứ đi đại, trong lòng thầm mong khi đến Ý Đại Lợi, sẽ được ngắm cảnh lá vàng.
Xem trong quyển tour company gửi đến thì thấy khí hậu vào khoảng 65, 70 độ F. Nhưng cho chắc ăn, tôi cũng mang theo 1 áo coat dầy. Hai mẹ con kỳ này pack light để có gì còn dễ mua sắm. Tháng 6 vừa rồi, khi đi chơi vùng Bắc Âu và Pháp, chúng tôi cứ phải lo tính toán cân lượng, thấy hơi phiền. Cũng là lần đầu tiên trong cùng một năm mà tôi đến Âu châu hai lần. Thường thì tôi thích thay đổi (variety), nếu đã đi Âu châu rồi thì sẽ đi Á châu, Mỹ châu hoặc Phi châu cho khác đi, đỡ thấy nhàm. Cho nên đây cũng là lần đầu tiên tôi phá lệ.
Xem trong quyển tour company gửi đến thì thấy khí hậu vào khoảng 65, 70 độ F. Nhưng cho chắc ăn, tôi cũng mang theo 1 áo coat dầy. Hai mẹ con kỳ này pack light để có gì còn dễ mua sắm. Tháng 6 vừa rồi, khi đi chơi vùng Bắc Âu và Pháp, chúng tôi cứ phải lo tính toán cân lượng, thấy hơi phiền. Cũng là lần đầu tiên trong cùng một năm mà tôi đến Âu châu hai lần. Thường thì tôi thích thay đổi (variety), nếu đã đi Âu châu rồi thì sẽ đi Á châu, Mỹ châu hoặc Phi châu cho khác đi, đỡ thấy nhàm. Cho nên đây cũng là lần đầu tiên tôi phá lệ.
*******
Đầu tiên, cả đoàn ngừng lại ở Rome. Đây là lần thứ hai, sau 11 năm, hai mẹ con tôi trở lại Rome. Rome và những tàn tích cổ xưa, có một công viên lớn, cây cối um tùm nằm êm ả, mát mắt ngay giữa thành phố đông người. Rome vẫn thế. Chỉ khác là mùa này, Rome có những cây cam -trồng dọc theo những lề đường- xum xuê đầy trái chín. All road lead to Rome. Đường nào cũng dẫn tới thành La Mã. Tôi đã viếng Vatican, Colosseum nên kỳ này đến chỉ enjoy thôi chứ không muốn chụp hình nhiều. Được dịp, tôi mua một ít món lưu niệm vì kỳ trước đến đây, tôi chưa có sở thích ”collect” những món quà nho nhỏ để chưng trong tủ kiếng.
Ở Rome chỉ có 2 ngày, sau đó, chúng tôi đi thẳng đến Sorrento -nơi có bản nhạc “Return to Sorrento” (được dịch qua tiếng Việt “Trở về mái nhà xưa”) nổi tiếng trên thế giới. Đặc sản nơi đây là rượu chanh (lemon liquor). Đất ở Sorrento mầu mỡ hợp cùng với khí hậu miền biển Địa Trung Hải nên trồng chanh rất ư là lý tưởng. Có những trái chanh to bằng hay lớn hơn cả trái bưởi, xanh ngát vàng tươi. Chắc vì có nhiều quá nên họ chế, lấy chanh bóc vỏ ra ngâm rượu, loại rượu có nồng độ rất cao. Họ còn bỏ đường vào nên rượu ngọt ngào, mùi chanh quyện với mùi rượu thơm phưng phức!
Ở Rome chỉ có 2 ngày, sau đó, chúng tôi đi thẳng đến Sorrento -nơi có bản nhạc “Return to Sorrento” (được dịch qua tiếng Việt “Trở về mái nhà xưa”) nổi tiếng trên thế giới. Đặc sản nơi đây là rượu chanh (lemon liquor). Đất ở Sorrento mầu mỡ hợp cùng với khí hậu miền biển Địa Trung Hải nên trồng chanh rất ư là lý tưởng. Có những trái chanh to bằng hay lớn hơn cả trái bưởi, xanh ngát vàng tươi. Chắc vì có nhiều quá nên họ chế, lấy chanh bóc vỏ ra ngâm rượu, loại rượu có nồng độ rất cao. Họ còn bỏ đường vào nên rượu ngọt ngào, mùi chanh quyện với mùi rượu thơm phưng phức!
Chanh đủ cỡ
Capri là nơi “jet-set people” ở Ấu Châu thích đến. Có những gian hàng chưng bầy toàn hàng hiệu đắt tiền, khách sạn tráng lệ và phong cảnh nên thơ. Nhưng bãi biển nơi đây không được đẹp lắm, toàn là sõi không à (giống như ở Nice, France), không có cát trắng mịn màng như vùng biển Caribbean.
Capri là nơi “jet-set people” ở Ấu Châu thích đến. Có những gian hàng chưng bầy toàn hàng hiệu đắt tiền, khách sạn tráng lệ và phong cảnh nên thơ. Nhưng bãi biển nơi đây không được đẹp lắm, toàn là sõi không à (giống như ở Nice, France), không có cát trắng mịn màng như vùng biển Caribbean.
Phong cảnh Capri
Mời nghe: Capri c'ést fini
Ngạc nhiên nhất là ở Ý đi đến đâu cũng thấy cây hồng mềm. Trước cửa nhiều căn nhà -tôi ngồi trong xe bus nhìn ra- thấy có trồng những cây hồng. Mùa này, lá đã rụng hết, chỉ còn đầy đặc những trái hồng mộng chín mầu cam đậm, nặng trĩu ở trên cành. Ăn sáng ở hotel, tôi thấy có loại hồng bên trong mầu nâu nâu, giống như lai trái sa cô chê và một loại hồng mềm giống bên Mỹ -nhưng to và mập tròn hơn nhiều- chín cây, căng nứt vỏ, vỏ mỏng dính, bóng bẩy, đỏ ửng nhìn hấp dẫn. Sáng nào tôi cũng “làm” hai trái, vì biết tương lai khó có dịp được ăn lại loại hồng này, vị của nó ngọt đầm, dẽo dẽo, không có hột, rất ngon.
Chắc có nhiều người trên thế giới mê thức ăn và rượu của Ý nên họ hay tổ chức những tour đặc biệt, chỉ chuyên về “food and wine” rất thành công. Nhưng highlight trong chuyến đi chơi này của tôi lại không phải là rượu và những món ăn ngon tươi của Ý. Điều làm tôi thích thú nhất trong chuyến đi chơi này là nhìn thấy tận mắt khối tượng lớn bằng đá cẩm thạch trắng được điêu khắc tuyệt mỹ bởi Michelangolo, người hoạ sĩ, điêu khắc gia tài ba nổi tiếng qua bao nhiêu thế hệ trên thế giới. Biết diễn tả sao bây giờ cái cảm giác của tôi lúc đó! Wow! Mặc dù đã nhìn thấy - ngay Main square ở Florence - tượng David được copy y chang (nhỏ hơn) vào năm 1999, nhưng tôi không khỏi sửng sờ, xúc động khi nhìn được“bản chính” original David.
Dưới ánh đèn của Bảo tàng viện, David đứng thật oai phong, thật ngon lành (họ canh gác kỷ lắm, không cho du khách chụp hình). Vừa vào trong bảo tàng viện, Phương An và tôi đã vội đảo mắt kiếm tìm. Khi nhìn thấy -từ xa- tôi đã phải buộc miệng trầm trồ. “Wow! Awesome!” Trong lòng thấy thích thú, hồi hộp, excited lắm!! đến độ ông local tour guide phải phì cười, nói: "No, no, no…. You don’t look at David yet, not yet!”
Ở một khoảng cách khá xa, tôi đã thấy hai bàn tay và chân của David có vẻ lớn hơn so với thân người. Từ từ đến gần hơn, tôi cứ ngẩn người nhìn! Amazing! Đẹp lắm, nhìn detail lại càng impress hơn! Một lúc sau ông local tour guide giải thích, tôi mới hiểu. David đang tuổi mới lớn nên bàn tay, bàn chân lớn trước. Thì ra là thế. Phải mất 2 năm rưởi – năm Michelangolo 37 tuổi - để hoàn tất bức tượng nổi tiếng khắp nơi trên thế giới này. Chắc ông nghiên cứu anatomy kỹ lắm (cho dù bị cấm thời đó) nên cánh tay, chỗ gần bàn tay có gân guốc nổi lên như thật. Khuôn mặt David đăm chiêu, vầng trán nhăn nhăn và cặp mắt rất có hồn.
Vào những tháng mùa hè, mỗi ngày có hơn 9,000 người đến thăm viếng, ngưỡng mộ khối tượng này! Nếu muốn đến thăm David, bạn phải gọi phone đặt chỗ mua vé trước. Con tôi, là cô bé có một bộ óc thật sáng tạo (creative); đã từng vẽ tranh, nặn tượng, học nhiều lớp arts và crafts nên nó có vẻ appreciate lắm. Tôi nói với Phương An: “Bé có biết là bé quá may mắn, quá sung sướng, hạnh phúc hơn nhiều người không? Mấy người bằng tuổi bé, mấy ai có cơ hội được nhìn tận mắt vừa original David ở Ý, lại vừa original Mona Lisa bên Pháp.
Kỳ đi chơi vừa rồi bên Nga, con cũng được nhìn thấy vài tranh vẽ chính gốc của Michelangolo và của Leonard de Vinci. Khi có triển lãm tranh của Van Gogh, bé cũng được đi xem nữa!”, Phương An: “Con biết chứ, thank you mẹ”. Nó thắc mắc không biết tính thành tiền thì “David” giá trị bao nhiêu? Tôi cho rằng: “Chắc có bao nhiêu tiền cũng không mua được vì đây là bảo vật quốc gia. Những tác phẩm như thế này, có lẽ là vô giá!”
Ở một khoảng cách khá xa, tôi đã thấy hai bàn tay và chân của David có vẻ lớn hơn so với thân người. Từ từ đến gần hơn, tôi cứ ngẩn người nhìn! Amazing! Đẹp lắm, nhìn detail lại càng impress hơn! Một lúc sau ông local tour guide giải thích, tôi mới hiểu. David đang tuổi mới lớn nên bàn tay, bàn chân lớn trước. Thì ra là thế. Phải mất 2 năm rưởi – năm Michelangolo 37 tuổi - để hoàn tất bức tượng nổi tiếng khắp nơi trên thế giới này. Chắc ông nghiên cứu anatomy kỹ lắm (cho dù bị cấm thời đó) nên cánh tay, chỗ gần bàn tay có gân guốc nổi lên như thật. Khuôn mặt David đăm chiêu, vầng trán nhăn nhăn và cặp mắt rất có hồn.
Tượng David bằng đá cẩm thạch trong Bảo Tàng Viện
Kỳ đi chơi vừa rồi bên Nga, con cũng được nhìn thấy vài tranh vẽ chính gốc của Michelangolo và của Leonard de Vinci. Khi có triển lãm tranh của Van Gogh, bé cũng được đi xem nữa!”, Phương An: “Con biết chứ, thank you mẹ”. Nó thắc mắc không biết tính thành tiền thì “David” giá trị bao nhiêu? Tôi cho rằng: “Chắc có bao nhiêu tiền cũng không mua được vì đây là bảo vật quốc gia. Những tác phẩm như thế này, có lẽ là vô giá!”
Chúng tôi có dịp ghé đến nhiều thành phố khác nhau. Thường thì thành phố nào cũng có một nhà thờ. Khi thấy nhà thờ thánh St. Francis và một số nhà thờ khác, mọi người trong đoàn đều phải ồ lên, trầm trồ khâm phục: “Wow! Beautiful!”, “Gorgeous!”, “Really splendid!”. Bởi vì St. Francis quá nguy nga, lồng lộng đẹp, lộng lẫy đẹp, đẹp huy hoàng! Bên trong có nhiều tượng, nhiều tranh vẽ, nhiều trụ cột (columns) lớn (khoảng 2 hoặc 3 người ôm). Kiến trúc thật cầu kỳ, tỉ mỉ, nền nhà lát bằng cẩm thạch, design thật lạ, nhiều mầu. Tôi mê mẫn chụp không biết bao nhiêu là hình (nếu được cho phép chụp bên trong nhà thờ là tôi chụp túi bụi, hiihii..). Công trình vĩ đại quá! Biết bao nhiêu là vàng bạc bỏ vào, bao nhiêu là công sức.
Tác giả và ái nữ chụp hình trước nhà thờ
Mời bạn nghe bản nhạc “Return to Sorrento”, nhân tiện… “thưởng thức” bài thơ N làm khi đang ở Ý nha.
Mùa thu vàng nước Ý
Mùa thu nước Ý mơ màng quá đẹp!
Đẹp tuyệt vời, đẹp đến ngẩn ngơ
Những vườn nho, lá nho vàng tươi thắm
Những cụm mây đủ mầu, lãng đãng ươm mơ
Mùa thu nước Ý thật nên thơ!
Mùa thu bên Ý chẳng thể nào tả nỗi
Khí hậu ôn hòa, mát mẻ, mộng mơ
Vườn cây olive, lá cây mầu xám trắng
Trăng thật tròn, sáng tỏ, ánh trăng thanh
Mùa thu nước Ý trời mát mẻ
Những vườn cây hạt dẻ đậm mầu
Xen lẫn đất nâu, lá đỏ vàng, cam, tím
Mầu sắc huy hoàng, đẹp quá cảnh thiên nhiên
Mùa thu nước Ý, ôi mùa thu nước Ý!
Y như tranh, phong cảnh thật hữu tình
Thơ mộng lắm, mùa thu vàng nước Ý
Cây trơ cành nghệ thuật giữa trời xanh
Tôi thích lắm, mùa thu vàng nước Ý
Những hàng thông xanh ngắt, thẳng lì
Thảm cỏ xanh, những cây chanh trĩu trái
Những trái hồng au đỏ nắng ban mai
Mùa thu nước Ý, tranh thiên nhiên tuyệt tác
Nhìn từ xa thật ác liệt ngất ngây!
Tôi mê lắm cảnh đồng quê nước Ý
Đẹp đến lặng người, đẹp muốn say
Con tôi nói: “Look like fake, not real!”
Because the view is so beautiful
She is an artist, she knew
Nothing can be compared
to the beautiful scenery… like artwork
Như Nguyệt
Tuscany, November 2010
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét