Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Thinh Trong Tiếng Việt



A- Thinh:

Thinh = Thanh (Tones) của tiếng Việt cấu tạo theo tam-âm-giai (tritomic scale) là âm giai cổ sơ nhất của nhân loại.

Âm giai này gồm 3 âm chính của thất-âm-giai: chủ âm (tonic) áp âm (dominant) và hạ áp âm (sub-dominant), Sol, Do, Ré, ba nhạc âm này tạo ra 6 thinh của tiếng Việt:

- Sol: Ngang (không dấu)
- Ré (thấp): Huyền
- Do (cao): Sắc
- Ré (thấp): Nặng 1 
- Do_x (thấp): Nặng 2
- Ré_x (thấp) nối lên Do (cao): Hỏi 1
- Ré (thấp) nối lên Sol: Hỏi 2
- Ré (thấp) nối lên Ré (cao): Ngã 1
- Do (thấp) nối lên Do (cao): Ngã 2

Ghi chú:

1/ Dấu x trên nốt nhạc: làn hơi bị chặn trong họng (glottal tone)
2/ Hai thinh Hỏi và Ngã là Thinh kép (compound tones), Hỏi là biến thể của Sắc hoặc Ngang. Ngã là biến thể của Nặng.
3/  Ba Thinh Nặng, Hỏi, Ngã có hai cách phát âm tùy theo mỗi cá nhân.

B- Phân Loại và Phối Trí:

Các Thinh sắp xếp theo:

hai bậc: Bổng (high), Trầm (low)
và chia hai loại: Bằng (even) và Trắc (uneven), phân phối thành ba cặp đôi (một Bổng, một Trầm):

- Bằng: cặp Bình (Ngang + Huyền)
- Trắc: cặp Khứ (Sắc + Nặng) và cặp Thượng (Hỏi + Ngã)
- Bổng gồm Ngang, Sắc, Hỏi (Hỏi xuất phát từ Sắc)
- Trầm gồm Huyền, Nặng, Ngã (Ngã xuất phát từ Nặng)

Loại-Bậc: Bổng-Trầm
Bằng-Bình: Ngang-Huyền
Trắc-Khứ: Sắc-Nặng
Trắc Thượng: Hỏi-Ngã

Ghi chú:

1/ Những từ (words) tận cùng bằng mẫu âm (vowel) hoặc bằng phụ âm mũi (nosal consonants) m, n, ng, nh đều có thể mang đủ 6 Thinh, ví dụ:

- ma, mà, má, mạ, mả, mã
- mang, màng, máng, mạng, mảng, mãng

2/ Những từ bằng phụ âm tắc (voiceless consonants) p, t, c, ch, chỉ mang 2 Thinh cặp Khứ tức Sắc và Nặng, ví dụ:

- bức, bực, - tắc, tặc - đáp, đạp - ráp, rạp
- sách, sạch - mách, mạch - tát, tạt - quát, quạt

C- Những Luật Phối Thinh (Agreement of Tones) Trong Tiếng Việt:

Gồm 2 luật căn bản: Luật Bằng Trắc và luật Bổng Trầm.

1/ Luật Bằng Trắc:

a/ Trong thi ca, đặc biệt là thể lục bát và thể song thất lục bát
pb/ Trong thành ngữ: Câu nào cũng phải mang cà 2 loại Bằng Trắc (nhất là ngữ 4). Ví dụ:

- Áo (T) gấm (T) đi (B) đêm (B)
- Ngoảnh (T) mặt (T) làm (B) ngơ (B)
- Mua (B) dây (B) buộc (T) mính (T)
- Mang (B) con (B) bỏ (T) chợ (T)

(Có một số câu, rất ít không đáng kể gồm 4 Thinh Bằng hoặc Trắc: Có mới nới cũ ; Chó cắn áo rách).

c/ Trong từ ghép song lập: Bằng trước Sắc sau khi từ ghép gồm một Thinh Bằng, một Thinh Trắc, ví dụ: To lớn (không nói: lớn to) - Êm đẹp (không nói đẹp êm) - Nòng cốt (không nói cốt nòng) - Lo sợ (không nói sợ lo), - Sai bảo - sai phái - lo nghĩ - suy nghĩ - ma mãnh - sa ngã.

Ghi chú: Hai Thinh Bằng Trắc cùng bậc (Bổng hoặc Trầm) có thể đảo ngược trật tự, Trắc trước, Bằng sau), ví dụ: sông núi ~ núi sông - mong ước ~ ước mong - gìn giữ ~ giữ gìn - bè bạn ~ bạn bè.

2/ Luật Bổng Trầm:

a/ Các tiếp tố mẫu vận (Vocalic Affixes): Phối Thinh theo từng cặp đôi Bình, Khứ, Thượng, Thinh Bổng đi với những từ có Thinh bậc Bổng (Ngang, Sắc, Hỏi). Thinh Trầm đi với những từ có Thinh bậc Trầm (Huyền, Nặng, Ngã). Ví dụ:

- Tiếp tố a/ à (cặp Bình): Bổng = a: nết na, xấu xa, thiết tha ... Trầm = à: nõn nà, đậm đà, thật thà ...
- Tiếp tố ẻ/ẽ (cặp Thượng): Bổng = : vắng v, mới m, mát m ... Trầm = : sạch s, mạnh m, đẹp đ...
- Tiếp tố ắn/ ặn (cặp Khứ): Bổng = ắn: chắc chắn, đứng đắn, vuông vắn ... Trầm = ặn: lành lặn, đều đặn, vừa vặn ...

b/ Trong từ ghép song lập cùng loại Thinh (Bằng hoặc Trắc) nhất là khi hai Thinh cùng cặp đôi Bình, Khứ hoặc Thượng: Bổng trước Trầm sau, ví dụ:

- Cặp Bình (Ngang - Huyền): Thâm trầm, âm thầm, ly kỳ, thăng bằng, kiêu kỳ, thông thường, tâm tình, nghi ngờ, ôn hòa, lu mờ, tôn thờ, trung thành.
- Cặp Khứ (Sắc - Nặng): Táo bạo, trú ngụ, sát phạt, tán loạn, táo tợn, sống sượng, phí phạm, trắng trợn, chế nhạo, chống cự, thú nhận, kết hợp.
- Cặp Thượng (Hỏi - Ngã): Sửa chữa, tỏ rõ, cổ lỗ, ủ rũ, rảnh rỗi, rả rữa, chỉ dẫn, kiểu mẫu, khoản đãi, bổ dưỡng,
- Hỏi - Nặng (Bổng - Trầm): Cẩn thận, Ủy mị, trưởng thượng, thỏa thuận, hoảng sợ, hổ thẹn, hủ lậu, bảo vệ.

Ghi chú: 

Luật Bổng - Trầm chỉ áp dụng cho đa số từ ghép có Thinh kết hợp theo ba cặp Bình, Khứ, Thượng. Một thiểu số đảo ngược 2 Thinh Trầm - Bổng, ví dụ như: bình an, hiền lương, lầm than.  Và một số rất ít có thể dùng tùy nghi đảo lộn trật tự 2 Thinh, ví dụ: Dài lâu ~ lâu dài - Tức bực ~ bực tức.

D- Quy Tắc Chuyển Hóa Thinh:

Chuyển hóa Thinh để:

1/ Chuyển loại hoặc chuyển sắc thái của từ
2/ Chuyển tiếng Hán thành tiếng Việt
Theo hai quy tắc căn bản:

a/ Chuyển theo bậc Trầm hoặc Bổng, ví dụ:

- Bổng: Khuyến (Hán) > Khuyên (Việt). Tứ (Hán) > Tư (Việt). Khả (Hán) > Khá (Việt). Khiển (Hán) > Khiến (Việt).  Chuyển -  Chuyên (chở) - Chuyến (đò).
- Trầm: Loại (Hán) > Loài (Việt). Dụng (Hán) > Dùng (Việt). Dụ (Hán) > Dỗ (Việt). Lợi (Hán) > Lời (lãi) (Việt). Cội > Cỗi (rễ).

b/ Chuyển theo từng cặp Thinh (Bình, Khứ, Thượng). Ví dụ:

- Bình: Liên (Hán) > Liền (Việt). Lâu (Hán) > Lầu (Việt). . Người > Ngươi. Ngưng > Ngừng. Nay > Này.
- Khứ: Trú (Hán) > Trọ (Việt). Chắn > Chặn. Bắng nhắng > Bặng nhặng
- Thượng: Trĩ (Hán) > Trẻ (Việt). Ngả > Ngã. Hỏm > Hõm

E- Nhận Ðịnh Tổng Kết:

Cũng như ngữ âm (phonemes), Thinh cũng được cấu tạo, phối trí, phối hợp và chuyển hóa theo Dịch Lý, thường nói là theo luật Âm Dương.

Thinh chỉ là một trong ba yếu tố tạo nhạc tính của tiếng Việt: Thinh, Nhịp (tiết điệu) và Vần.

Mai Liệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét