GIỚI THIỆU
Xin hân hạnh giới thiệu đến quý Thầy, Cô, quý anh chị Đồng Môn và quý Thân Hữu
Bút ký NGƯỜI THỔI KHẨU CẦM ĐÊM GIAO THỪA, tác giả Huyền Chiêu. Ghi lại câu chuyện cùng với bằng hữu về thăm và đón giao thừa (New Year 2018) tại miền "núi Nhạn sông Đà". Xin cám ơn đồng môn Lương Lệ Huyền Chiêu.
Trân trọng giới thiệu.
NHHN
Hình minh họa (internet)
NGƯỜI THỔI KHẨU CẦM ĐÊM GIAO THỪA
Huyền Chiêu
"Bạn cũ gọi về trong trí nhớ
Lá vẫn bay và ta cuối năm
Đôi mắt nhung đen, hàng lệ nhỏ
Thì thôi, lá chọn đất ân cần"
Lữ Kiều (Những Chiếc Lá Cuối Năm)
– “Khi nào cháu Ti bên Úc về dịp Giáng sinh, chúng tôi sẽ đưa cả nhà về ăn tết Tây ở Ninh Hòa”.
Nghe anh bạn Lữ Kiều nói trong điện thoại nhưng tôi chưa tin lắm. Năm 2017, anh đã vượt gần 500km trên những chuyến tàu lửa cũ kỹ để đến Ninh Hòa 3 lần rồi, không lẽ anh lại can đảm thực hiện chuyến đi lần thứ tư?
Anh Lữ Kiều là người quý bạn và thích đưa bạn “tìm đến thiên nhiên” để “sống như loài hoa hiền” (*). Biển Dốc Lết là chốn thiên nhiên anh ưa thích, huống gì nơi ấy lại có “hoa hiền” lẫn “bạn hiền”.
Nhưng tôi nửa tin, nửa ngờ vì lần đến Ninh Hòa vừa rồi anh và “phái đoàn” đã quá vất vả đi ghế ngồi và vì tôi có linh cảm anh không được khỏe.
-“A lô, tối 29 chúng tôi lên tàu, kỳ này tôi đã mua được vé giường nằm dù phải mua ga đến là Tuy Hòa. Cả đoàn lớn bé là 9 người trong gia đình, tụi nhỏ vui lắm, có hai cô con dâu và hai đứa cháu nội nữa, 7 giờ sáng 30 tụi tôi đến ga Ninh Hòa đó chị”. Trời Ninh Hòa se lạnh. Mưa phùn lay bay.
Tàu đến khá đúng giờ.
Tôi ái ngại và vui mừng gặp lại Thanh Hằng, người vợ “đồng cam cộng khổ” với chồng trong những chuyến đi vất vả về một nơi không là quê nội, không là quê ngoại, trên những chuyến tàu xập xình chạy trên đường ray có từ thời Pháp thuộc.
Tôi xúc động lần đầu nhìn thấy Némo, đứa cháu nội mồ côi cha của anh Lữ Kiều. Cháu sắp 13 tuổi, mảnh khảnh, trầm tĩnh và quá yên lặng nhưng không có vẻ yếu đuối như những đứa bé từ thuở sơ sinh chỉ biết có mẹ.
Tôi hiểu chuyến đi này ý nghĩa biết bao với anh Lữ Kiều. Némo sắp bước vào tuổi biết suy nghĩ, nhiều mộng mơ và cần lắm những kỷ niệm dịu êm làm đầy nỗi trống vắng trong tâm hồn đứa trẻ thiếu bóng một người cha.
Sau cốc cà phê nóng do anh Khuất Đẩu pha chế, xe đưa cả nhà đi ăn bánh ướt.
Bánh ướt xong đi chơi Suối Nước Nóng ở Dục Mỹ.
Hai đứa trẻ thích thú với dòng nước 70 độ bốc khói có thể luộc chín trứng gà.
– “Sáng mai mình đi Tuy Hòa, mình sẽ thăm Tháp Nhạn, tôi chưa đến đây lần nào, thăm anh chị Nguyễn Lệ Uyên, thăm đập Đồng Cam nơi ông nội các cháu từng làm việc ở đó”.
Nghe nói sẽ đi Tuy Hòa tôi rất thích. Tuy Hòa là nơi tôi luôn muốn trở lại.
Anh Lữ Kiều là người quý bạn và thích đưa bạn “tìm đến thiên nhiên” để “sống như loài hoa hiền” (*). Biển Dốc Lết là chốn thiên nhiên anh ưa thích, huống gì nơi ấy lại có “hoa hiền” lẫn “bạn hiền”.
Nhưng tôi nửa tin, nửa ngờ vì lần đến Ninh Hòa vừa rồi anh và “phái đoàn” đã quá vất vả đi ghế ngồi và vì tôi có linh cảm anh không được khỏe.
-“A lô, tối 29 chúng tôi lên tàu, kỳ này tôi đã mua được vé giường nằm dù phải mua ga đến là Tuy Hòa. Cả đoàn lớn bé là 9 người trong gia đình, tụi nhỏ vui lắm, có hai cô con dâu và hai đứa cháu nội nữa, 7 giờ sáng 30 tụi tôi đến ga Ninh Hòa đó chị”. Trời Ninh Hòa se lạnh. Mưa phùn lay bay.
Tàu đến khá đúng giờ.
Tôi ái ngại và vui mừng gặp lại Thanh Hằng, người vợ “đồng cam cộng khổ” với chồng trong những chuyến đi vất vả về một nơi không là quê nội, không là quê ngoại, trên những chuyến tàu xập xình chạy trên đường ray có từ thời Pháp thuộc.
Tôi xúc động lần đầu nhìn thấy Némo, đứa cháu nội mồ côi cha của anh Lữ Kiều. Cháu sắp 13 tuổi, mảnh khảnh, trầm tĩnh và quá yên lặng nhưng không có vẻ yếu đuối như những đứa bé từ thuở sơ sinh chỉ biết có mẹ.
Tôi hiểu chuyến đi này ý nghĩa biết bao với anh Lữ Kiều. Némo sắp bước vào tuổi biết suy nghĩ, nhiều mộng mơ và cần lắm những kỷ niệm dịu êm làm đầy nỗi trống vắng trong tâm hồn đứa trẻ thiếu bóng một người cha.
Sau cốc cà phê nóng do anh Khuất Đẩu pha chế, xe đưa cả nhà đi ăn bánh ướt.
Bánh ướt xong đi chơi Suối Nước Nóng ở Dục Mỹ.
Hai đứa trẻ thích thú với dòng nước 70 độ bốc khói có thể luộc chín trứng gà.
– “Sáng mai mình đi Tuy Hòa, mình sẽ thăm Tháp Nhạn, tôi chưa đến đây lần nào, thăm anh chị Nguyễn Lệ Uyên, thăm đập Đồng Cam nơi ông nội các cháu từng làm việc ở đó”.
Nghe nói sẽ đi Tuy Hòa tôi rất thích. Tuy Hòa là nơi tôi luôn muốn trở lại.
Tháp nhạn Tuy Hòa
Buổi sáng ngày cuối cùng của năm, chúng tôi lên xe làm một chuyến du hành qua đèo Cả, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên của đất nước hình chữ S.
Gần đến Tuy Hòa trời lâm râm mưa phùn…
Tháp Nhạn thấp thoáng sau màn sương mù.
Cách đây nửa thế kỷ, tôi từng nhiều lần trèo lên hàng trăm bậc cấp để lên thăm núi Nhạn nhưng lần này có đường cho xe chạy đến tận nơi.
– Không ngờ tháp Nhạn đẹp đến như vậy!”
Anh Lữ Kiều trầm ngâm ngước nhìn tòa tháp kỳ vỹ và đẹp đến nao lòng.
Mấy trăm năm rồi mà tòa tháp vẫn đỏ au như vừa được lấy ra từ lò nung.
Vài mảng rêu phong bất chợt mang mang nỗi buồn u uẩn.
Chụp hình, chụp hình và chụp hình.
May mà trời đã hửng nắng.
Gần đến Tuy Hòa trời lâm râm mưa phùn…
Tháp Nhạn thấp thoáng sau màn sương mù.
Cách đây nửa thế kỷ, tôi từng nhiều lần trèo lên hàng trăm bậc cấp để lên thăm núi Nhạn nhưng lần này có đường cho xe chạy đến tận nơi.
– Không ngờ tháp Nhạn đẹp đến như vậy!”
Anh Lữ Kiều trầm ngâm ngước nhìn tòa tháp kỳ vỹ và đẹp đến nao lòng.
Mấy trăm năm rồi mà tòa tháp vẫn đỏ au như vừa được lấy ra từ lò nung.
Vài mảng rêu phong bất chợt mang mang nỗi buồn u uẩn.
Chụp hình, chụp hình và chụp hình.
May mà trời đã hửng nắng.
Tôi đã đến nhà anh Nguyễn Lệ Uyên nhiều lần mà lần nào cũng đi lạc.
-“A lô, xe đi đến đâu rồi, tui đang nấu cháo gà, bao nhiêu người? Nếu đông tôi thêm nước vào nồi cháo?”
Mừng vì anh Nguyễn Lệ Uyên vẫn vui vẻ, hài hước với tiếng cười sang sảng như mọi khi.
Vui thật là vui gặp lại chị Hoa.
Ngon thật là ngon được ăn cơm trưa trong ngôi nhà vang tiếng cười, giữa khu vườn ngát mùi hoa cỏ.
Nhớ anh Phạm Ngọc Lư. Chúng tôi từng gặp anh hai lần trong ngôi nhà này.
Không quên được dáng anh gầy gò nhưng vô cùng trịnh trọng, tươm tất đứng đợi ở cổng nhà. Như còn vang vọng đâu đây giọng anh ngâm bài Biên Cương Hành làm trái tim mọi người rướm máu. Mới đó mà anh đã đi về phía những người muôn năm cũ.
Mặt trời xế bóng.
-“A lô, xe đi đến đâu rồi, tui đang nấu cháo gà, bao nhiêu người? Nếu đông tôi thêm nước vào nồi cháo?”
Mừng vì anh Nguyễn Lệ Uyên vẫn vui vẻ, hài hước với tiếng cười sang sảng như mọi khi.
Vui thật là vui gặp lại chị Hoa.
Ngon thật là ngon được ăn cơm trưa trong ngôi nhà vang tiếng cười, giữa khu vườn ngát mùi hoa cỏ.
Nhớ anh Phạm Ngọc Lư. Chúng tôi từng gặp anh hai lần trong ngôi nhà này.
Không quên được dáng anh gầy gò nhưng vô cùng trịnh trọng, tươm tất đứng đợi ở cổng nhà. Như còn vang vọng đâu đây giọng anh ngâm bài Biên Cương Hành làm trái tim mọi người rướm máu. Mới đó mà anh đã đi về phía những người muôn năm cũ.
Mặt trời xế bóng.
Chúc lành năm mới.
Tạm biệt nhé anh Nguyễn Lệ Uyên và chị Hoa.
Xe đưa đoàn về hướng đập Đồng Cam.
Mùa nước lũ, đập Đồng Cam càng thêm hùng vỹ.
Tạm biệt nhé anh Nguyễn Lệ Uyên và chị Hoa.
Xe đưa đoàn về hướng đập Đồng Cam.
Mùa nước lũ, đập Đồng Cam càng thêm hùng vỹ.
Chủ nhà Nguyễn Lệ Uyên đãi khách quí
“Năm ba bằng tuổi Némo, ông Nội từng đưa ba và chú Mẫn đến đây.” – Anh Lữ Kiều có vẻ hài lòng khi con anh, cháu anh đến được nơi sơn cùng thủy tận này.
Tối.
Hồi hộp chờ giờ phút chào năm mới.
Khu du lịch có tổ chức gala mừng xuân nhưng quá ồn và không hợp “khẩu vị” nên chúng tôi kéo nhau về một sảnh đường yên tĩnh, nơi chỉ có tiếng sóng vỗ rì rào.
Trăng 14 đang treo ngoài khơi xa.
Trong ánh đèn vàng êm dịu, anh Lữ Kiều lấy từ trong xách tay một cây Harmonica.
“Cây kèn này Ti mang về làm quà cho bố đây.”
Rồi anh đưa kèn lên môi.
Tiếng khẩu cầm vang lên dìu dặt.
“One day, when we were young, that wonderful morning in May.
You told me you loved me, when we were young one day”.
Rồi Serenata, rồi Plasir D’ Amour, rồi Chiều của Hồ Dzếnh…
Đêm thật yên tĩnh, mọi người ngồi im lặng.
Có lẽ đây là lần đầu các con anh, cháu anh, vợ anh nghe tiếng kèn của người lâu nay chỉ quen cầm bút, cầm cọ.
Trăng đã lên cao.
Trời trong vắt.
Tiếng anh Lữ Kiều nhẹ như tiếng sóng ngoài khơi xa:
“Gia đình tôi mười một người đã nằm yên dưới lòng biển sâu… Tôi không thể quên được”.
Bây giờ chúng tôi đã hiểu vì sao anh luôn muốn về với biển và vì sao tiếng kèn của anh buồn đến vậy.
Good night!
Happy New Year!
Sáng. Một ngày mới tinh khôi. Nắng xuân ngập tràn bãi biển.
Những chú còng vô tư tần tảo với công việc không hề biết hôm nay là ngày được nghỉ lễ…
Cám ơn Mùa Xuân
Tạm biệt Dốc Lết.
Quán cà phê Déjà Vu
Lại trở về quán cà phê Déjà Vu.
Quán cà phê có đến mười chú mèo xinh đẹp làm hai đứa cháu nội Némo và Tin Tin thích thú. Các cô con gái và con dâu của anh Lữ Kiều thì bất ngờ phát hiện trong quán còn có một shop áo dài cách tân với những đường thêu tay với phong cách rất riêng do cô chủ quán thiết kế.
Ríu rít chọn áo, ríu rít chụp hình.
Một ngày đầu năm mới thật nhiều niềm vui.
Chuyến tàu Quy Nhơn – Sài Gòn dừng lại ga Ninh Hòa để đón đoàn khách thân quen.
Trăng rằm soi sáng sân ga và người đưa tiễn có thể nhìn thấy đoàn tàu từ từ tan vào bóng đêm.
Chào anh Lữ Kiều, chào Thanh Hằng, chào những người bạn nhỏ.
Bỗng nhớ mấy câu thơ của Lữ Kiều viết tại Huế vào mùa xuân Mậu Thân đau thương cách đây tròn 50 năm:
"Còn gặp mặt, thôi yên tâm còn sống
Kẻ vắng tin? Đành chép miệng thở dài
Trên da thịt còn xanh xao đói lạnh
Ta mời nhau một miếng nắng ngày xuân (**)"
Huyền Chiêu
Tháng giêng 2018
(*) Câu hát trong “Tôi Muốn” của Lê Hựu Hà.
(**) Trích từ bài thơ Mậu Thân Lữ Kiều viết năm 1968 (Trong tập Lãng Ca)
Quán cà phê có đến mười chú mèo xinh đẹp làm hai đứa cháu nội Némo và Tin Tin thích thú. Các cô con gái và con dâu của anh Lữ Kiều thì bất ngờ phát hiện trong quán còn có một shop áo dài cách tân với những đường thêu tay với phong cách rất riêng do cô chủ quán thiết kế.
Ríu rít chọn áo, ríu rít chụp hình.
Một ngày đầu năm mới thật nhiều niềm vui.
Chuyến tàu Quy Nhơn – Sài Gòn dừng lại ga Ninh Hòa để đón đoàn khách thân quen.
Trăng rằm soi sáng sân ga và người đưa tiễn có thể nhìn thấy đoàn tàu từ từ tan vào bóng đêm.
Chào anh Lữ Kiều, chào Thanh Hằng, chào những người bạn nhỏ.
Bỗng nhớ mấy câu thơ của Lữ Kiều viết tại Huế vào mùa xuân Mậu Thân đau thương cách đây tròn 50 năm:
"Còn gặp mặt, thôi yên tâm còn sống
Kẻ vắng tin? Đành chép miệng thở dài
Trên da thịt còn xanh xao đói lạnh
Ta mời nhau một miếng nắng ngày xuân (**)"
Huyền Chiêu
Tháng giêng 2018
(*) Câu hát trong “Tôi Muốn” của Lê Hựu Hà.
(**) Trích từ bài thơ Mậu Thân Lữ Kiều viết năm 1968 (Trong tập Lãng Ca)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét