Mời
đọc bài viết với nhiều hình ảnh: Đốt sách sau năm 1975
Có
khoảng 180 chục triệu cuốn sách đủ loại ở miền Nam nằm trong vùng định chế sách
bị tiêu hủy, vẫn có một số sách không nhỏ trên thoát nạn do sự cất dấu của những
người có lòng với văn học và do cả óc trục lợi của một số người. Dù cho có trục
lợi đi nữa thì cũng vẫn là một điều đáng làm vì gián tiếp giúp cho sinh mệnh chữ
nghĩa miền Nam vẫn có cơ hội sống lại.
Chính
trong cái khung cảnh sinh hoạt sách báo miền Nam bị vây khốn khó khăn như thế đã làm nảy ra một nghề mới:
Nghề bán sách dạo, sách bán ở vỉa hè. Nghề này từ nay thay thế công việc của
ông Khai Trí cũng như cho khoảng 2500 nhà sách trên toàn miền Nam đã phải tự động
đóng cửa sau 1975. Nó tiêu biểu cho nghề buôn bán chui dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa. Xã hội tạo ra một lớp người làm ăn bất hợp pháp. Cái gì cũng thành chui
cả. Sách chui, gạo chui, thuốc tây chui, đi chui và ngay cả việc đi tu cũng trở
thành tu chui. Sách càng bị cấm, càng nhiều người tìm đọc.
Có
lẽ người có lòng nhất với sách vở miền Nam là ông Khai Trí. Từ người bán sách lẻ
lề đường, ông xây dựng nên cơ nghiệp là nhà sách Khai Trí, số 60- 62 đường Lê Lợi.
Tôi đã đứng bên kia đường Lê Lợi sau 1975 để chứng kiến cảnh hôi sách, đốt sách
của nhà Khai Trí. Cảnh tượng ấy còn như in vào đầu tôi. Sách của nhà Khai Trí vứt
tung tóe, bừa bãi trên mặt đường phố Lê Lợi trong nỗi bất lực của nhiểu người
miền Nam cách đây 40 năm.
Không
biết lúc bấy giờ ông Khai Trí đứng ở đâu… Nhưng cái cảnh ấy đã bộc lộ hết cái bản
chất bạo tàn của những kẻ chiến thắng.
Khi
cơ sở nhà sách Khai Trí bị tịch thâu. Theo nhà văn Nhật Tiến, một lần nữa, ông
Khai Trí lại ra ngồi lề đường, trải một tấm nhựa ni lông bán vài cuốn sách thiếu
nhi còn sót lại. Đây lại là một hoạt cảnh đau lòng và ngược đời bầy ra trước mắt.
Từ một chủ nhân bề thế, uy tín mà trong kho chứa hàng triệu cuốn sách, nay ông
trở thành người bán sách dạo đầu đường.
Cảnh
tượng này giúp ta nhớ lại như hoạt cảnh đấu tố trong Cải Cách Ruộng Đất.
Sau
năm 1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà
văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết.
Chỉ
là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là
những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ…
Cũng
nhờ chợ sách này mà nhiều tác phẩm xuất bản trước 1975 của miền Nam được lưu
truyền, gìn giữ. Có những gia đình cất dấu nhiều sách quý, nhưng sau đó đứt ruột
chia tay với sách vì sinh kế. Mua bán sách cũ cũng giúp bao gia đình thoát được
cái đói. Cảnh đó chỉ có những người không may mắn kẹt lại Sài Gòn sau 75 mới thấu
hiểu!
(Trích:
"Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam…" của Nguyễn Văn Lục)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét