Huế ngày 1-7-2019
Lời thưa; Tháng 3-2013 tôi bị Ung thư Đại tràng (giai đoạn cuối) mọi hi vọng như bế tắc, tương lai đen tối mờ mịt.
Thế nhưng nhờ Trời Phật phù hộ, phước đức ông bà cùng sự chăm sóc tận tình của đội ngũ bác sĩ y tá ở Bệnh viện Trung Ương Huế nên tôi may mắn thoát qua được gian khổ và khá hồng hào (xem hình chụp năm nay 2019).
Cái thân tạm bợ này còn được ngày nay là nhờ công ơn của mọi người của xã hôi nên tôi cố tìm cách để đền đáp. Nhưng vì sức khỏe yếu kém không thể xông xáo làm từ thiện được nên tôi chỉ ở nhà, lên FB và gia nhập các câu lạc bộ chống Ung thư cũng như tham dự các buổi hội thảo để chia xẻ kinh nghiệm và tạo niềm tin cho mọi người.
Những bài viết +bài nói của tôi đã có nhiều kết quả rõ rêt: Nhiều người viết thư làm quen và hỏi thêm vài điều những người khác thì cám ơn và nói sẽ đọc bài viết của tôi cho thân nhân nghe để họ an tâm chữa bệnh. (đính kèm hình tôi nói chuyện tại Trung tâm Ung Bướu Huế)
Đúng là cuộc đời tôi dầu sao cũng có ích đôi điều. May quá! Vui ghê!
Sau đây mời quí vị xem 1 bài viết của tôi nói về bệnh tật.
Lan man chuyện bệnh tật (Phần 1)
Tôi vốn là dân văn chương và mù tịt về y khoa.Nhưng năm 2013(69 tuổi) lần đầu tiên tôi lên nằm bệnh viện và xảy ra đủ thứ tai họa .Tôi tánh tò mò và thích tìm hiểu nên đã hỏi thăm một số bác sĩ về tình trạng của tôi rồi sau này tôi cũng đọc thêm 1ít sách báo nên xin trình bày đôi điều về bệnh tật cùng quí bạn xem để biết
1) Giải phẫu (mổ); Có hai loại mổ:
- Mổ nội soi: Bác sĩ chọc 1 lỗ nhỏ ở bụng và đưa ống vào đến khối u rồi cắt bỏ và đem ra ngoài.Dùng phương pháp này thì ít mất máu và ít đau nhưng có khi không áp dụng được và nghe nói thiếu chính xác hơn mổ hở.
- Mổ hở: lấy dao rạch bụng 1 đường dài và tiến hành mổ (giống như mổ gà vậy). Phương phấp này mất máu nhiều và rất đau. Tùy tình thế mà bác sĩ quyết định phương pháp mổ.
Tôi hai lần mổ nội soi và một lần mổ hở (mất máu nên phải chuyền 2 bịch máu+rất đau)
Trước khi mổ thì bệnh nhân được đưa đến phòng chờ (ngoài phòng mổ). Ở đây bệnh nhân sẽ cổi hết áo quần tư trang và ngay cả răng giả rồi giao cho người nhà còn mình thì trần truồng 100% phủ một chiếc mềm, nằm chờ đợi. Khá hồi hộp. Người nhà có mặt chung quanh trò chuyện. Sau đó thì vào phòng mổ cách ly. Phòng thắp điện sáng choang có 1 ê kíp mổ gồm 1 bác sĩ cầm dao chính+1 bác sĩ phụ +1 bác sĩ gây mê và vài y tá. Họ chụp thuốc mê cho mình và mình không biết gì nữa không đau đớn chi hết... độ 2 giờ sau thì hoàn tất và đưa mình vào phòng hậu phẫu. Bác sĩ sẽ cho thân nhân biết tình trạng của bệnh nhân và cho người nhà (bận áo đặc biệt ) vào phòng hậu phẫu để thăm bệnh nhân. Tình trạng người bệnh lúc đó có thể mê có thể tỉnh có thể chuyền ống thở. Tôi thì cả 3 lần đều tỉnh và nhận biết cả. Hai lần đàu thì không cần ống thở nên có thể trò chuyện, lần thứ ba vì có ống thở nên tuy tỉnh mà không nói được. Tuy thế chỉ vài giờ là rút ống rồi và nói được nhận biết được.
Về đau dớn thì vài giờ sau hết công dụng của thuốc mê và bắt đầu thấy đau rồi sau này mỗi lần làm thuốc ở vết thương là mỗi lần đau.
Phòng hậu phẫu là 1 phòng rộng lớn có đến 40 bệnh nhân (đủ các khoa phòng và bệnh nhân phòng nào thì bác sĩ của phòng đó theo dõi tình trạng diễn tiến).
Ở đó không được ăn uống gì cả mà chỉ chuyền đạm+chuyền thuốc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ (nhiều bình lắm). Có hai ống thông từ cơ thể ra ngoài và chảy vào hai bịch nylon treo lủng lẳng dưới chân giường; một bịch để hứng nước tiểu (có 1ông thông từ bàng quang qua niệu đạo và chảy vào bích) một bịch để hứng các chất nhớt thải từ vết mổ ra. Bác sĩ sẽ xem xét và định bệnh qua hai bịch đó, (mổ thành công hay không là tùy thuộc vào chất lương+sô lương nước tiểu và chất thải từ vết mổ. Có khi phải mổ lại.
Vì không ăn uống gì nên không đại tiện chỉ tiểu tiện thôi và người thân vào thăm đem đi đổ (sau khi để bác sĩ xem xét ghi chép này noj..). Một bich dung tích hơn 1 lít nên khá lâu mới đầy.
Mỗi buổi sáng và trưa họ cho người thân vào (bận áo đặc biệt vô trùng) để săn sóc độ 1 giờ. Còn ngưởi quen muốn vào thăm phải chờ đợi và mặc áo đăc biệt mới được vào.
Lúc đầu thì không cho ăn uống gì hết nên khát nước dễ sợ thèm vô kể còn đói thì không lo vì có đạm chuyền vào rồi nên không thấy đói chi cả.
Phải địt (đánh rấm) xong mới cho phép uống một chút xíu nước (3 nắp nho nhỏ/1ngày mà thôi). Y tá thường hỏi địt chưa nếu chưa địt là mổ không thành công, phải xem xét lại có khi chích thuốc giục địt nếu không kết quả thì mổ lại thôi.
Nên địt sau khi mổ là quan trọng lắm, trông như hạn trông mưa. Thân nhân và bệnh nhân đều lăng nghe chờ đợi.
Địt xong thì có thể húp 1 chút nước hồ. Tôi may mắn ba lần đều địt được. Cũng hên.
Thường nằm phòng hậu phẫu tối đa chừng vài ngày rồi bênh nhân nào đều được về khoa của mình (gọi là về phòng). Về phòng thì sướng hơn ở hậu phẫu vì thân nhân ra vào khỏi gò bó và có thể ở cả đêm còn ở hậu phẫu thì phải ra về.
Do đó ban đêm ở hậu phẫu ghê rợn lắm: các y tá tuần hành liên tục (để thay thuốc chuyền và xem tình hình)+các bệnh nhân nằm lìm như xác chết+im lặng kinh khiếp... Bơ vơ trơ trọi.
Đây là tôi nói Hậu phẫu ở Bệnh viện Trung ương Huế (nơi tôi nằm) chứ ở Bệnh viện quốc tế thì không biết ra sao?
Lan man chuyện bệnh tật (Phần 2)
2) Khôi u ở Đại tràng
- Ở đại tràng (ruột già) đầu tiên xuất hiện các mụt nho nhỏ gọi là Polip. Nếu phát hiện kịp thời thì khi nội soi đại tràng bác sĩ sẽ gắp chúng ra. Rất đơn giản và không đâu đớn gì hết. Làm xong là về nhà ngay.
Nếu để vậy thì lâu ngày sẽ thành khối u và phải cắt bỏ (tùy theo kích thước to nhỏ mà sẽ mổ hở hay mổ nội soi.)
Do đó bác sĩ khuyên từ 40 tuổi trở lên nên nội soi đại tràng 5 năm /lần để khám phá kịp thời mà chũa trị khỏi thành khối u. Nội soi là dùng ống dài chừng 2m (đầu có gắn camera) thọc từ hậu môn thọc lên hết đại tràng để xem có gì lạ không? Nhiều người sợ lắm và xin gây mê. Còn tôi thì chịu được nên chỉ gây tê 1 chút. Tôi được nội soi cả thảy 7 lần. Hai lần đầu còn lo nhưng cac lần sau thì bình tĩnh và nhìn trên màn hình như xem ti vi. Bác sĩ cũng vui tính nên giải thích này nọ và tôi cũng tò mò hỏi cái đó là cái gì/cái kia là sao?Thật ra cũng có đau nhưng vì tôi chịu nhiều đau khổ hơn nên nội soi chỉ là đàn em...
Nếu tệ hơn thì khối u đó sẽ thành khối u ác tính (ung thư) điều trị gay go hơn vì ngoài việc cắt bỏ còn phải chuyền hóa chất (gọi là hóa trị) thường là 6 đợt để tiêu diệt hết các mầm bệnh (tế bào ung thư) đang trốn chạy đâu đó trong cơ thể. Ung thư giống như quân du kích vậy chúng không bị tiêu diệt hết mà ẩn nấu đâu đó và chờ cơ hội nổi lên hoành hành. Do đó việc chữa ung thư rất gay go và tuy đã lành rồi vẫn phải tái khám thường xuyên (đầu tiên là 3 tháng /lần sau lên 6 tháng/lần) để tìm xem có tế bào ung thư trốn ở đâu không mà điều trị cho kịp thời. Như tôi đây đã 6 năm rồi mà vẫn còn tái khám. Nhưng may mắn lần nào cũng tốt đẹp chẳng thấy thằng ung thư ở mô hết. Có người thì vài năm sau bi ung thư lại (ở ngay chỗ cũ hoặc chố khác) giới chuyên môn gọi là bênh Tái phát. Phải phẫu thuật và chuyền hóa chất 6 đột như lần trước. Có người tái phát 3 lần và tử vong.
- Ung thư tại chố và ung thư di căn :tại chố nghĩa là nó chỉ ở bộ phận nào đó thôi (như ruột già,ruột non ,tử cung…) Cái này dễ chữa vì có thể cắt bỏ rồi chuyền hóa chất. Hi vọng sống sót rất lớn.nếu phát hiện kịp nghĩa là đừng to quá.
Ung thư di căn (giai đoancuối hoặc giai đoan 4) cái này nguy hiểm lắm vì ngoài chỗ chính nó còn lan ra chỗ khác nữa (chảng hạn ung thư đại tràng di căn gan nghĩa là nó vừa có ở đại tràng vừa có ở gan ). Tình trạng này thì bác sĩ không dám mổ (cắt bỏ mà phải đóng lại và đưa qua khoa Ung bướu (ung thư)để hóa trị tối thiểu 6 đợt cách nhau 21 ngày để hết di căn rồi mới mổ được. Nếu hóa trị không kết quả nghĩa là không diệt được tế bào di căn thì thôi rồi… về nhà chờ chết hoặc vái tứ phương (các ông lang vườn được trổ tài moi tiền) Có thể may mắn (tỷ lệ chừng 5%) mà được bớt bệnh thế là ông lang đó nổi tiếng.
3)Bệnh tình của tôi
- Lúc đầu tôi chỉ rối loạn tiêu hóa và uống vài thứ thông thường thì bớt nên không quan tâm nào ngờ nó tiến triển thành ung thư mà là ung thư di can (giai đoạn 4)cái mới chết chứ. Do đó khi mổ ra thấyvậy bác sĩ không dám mổ mà đóng lại rồi làm hậu môn nhân tạo xong đưa qua ung bướu để hóa trị .Tình thế quá nguy khốn. Nhưng nhờ Trời Phật phù hộ và phước đức ông bà nên chỉ 3 đợt hóa trị là hết di căn nên được mổ sau đó cho chuyền tiếp 3 đợt hóa chất nũa để tiêu diệt hẳn. Kế đó cho uống 5 đợt thuốc Xeloda (thuốc trị ung thư) và kể như hoàn thành việc chữa trị (9-1-2014) kết thúc gần 9 tháng lên về bệnh viện. Từ nay chỉ Tái khám thôi.
4) U lành và u ác (ung thư):
Hai u này bề ngoài khá giống nhau do đó cần làm sinh thiết (nghĩa là lấy 1 mẩu nhỏ của khối u đem đi xét nghiệm mới biết u lành hay u ác). Bên cạnh sinh thiết còn phải chụp CT (chụp cắt lớp ) mới biết rõ hơn.
Tôi lần đầu cho sinh thiết và CT đều cho kết quả tốt đẹp: u lành. Nhưng khi mổ ra bác sĩ mới thấy bằng măt thường đó là u ác mà lại di căn nên đóng lại và cho sinh thiết lại cũng như chụp Ct cao cấp hơn. Lúc đó mới có kết quả là Ung thư đại trang di căn gan.
Tại sao lại thế? Ví ở khổi u đó không phải toàn bộ có tế bào ung thư mà chỗ này có chỗ khác không nên nếu lấy chỗ này thì cho kết quả là không nhưng chỗ khác lại có. Còn chụp CT cũng vậy nếu cắt lớp ít thì chưa khám phá được gì nhưng CT cao cáp hơn (cắt lớp nhiều hơn) thì khám phá ung thư. Chuyện đó rất thường.
Xem vậy việc điều trị của tôi là vô cùng gian nan và nhiều lần bó tay định cho về nhưng may mắn đã mỉm cười. Sau cơn mưa trời lại sáng.
Về nhà khi bình phục tôi hay lan man viết bài tâm sự nên Trung tâm Ung Bướu biết được và mời tôi lên chia xẻ với các bệnh nhận.
5) Hóa trị và xạ trị
- Hóa trị là chuyền hóa chất vào cơ thể và nó lan tỏa khắp nơi để tiêu diet kẻ địch Đây là chất vô cùng độc hại nên phải xét nghiệm cơ thể bệnh nhân thật kỹ (đủ sức khỏe không có vấn đề gì) thì mới cho chuyền.có người vĩnh viễn không chuyền được có người phải điều trị đã mới cho chuyền.Vì là chất độc nên phải chuyền song song 2 bình 1 lúc (1 bình hóa chất rất đăt tiền và khá nguy hiểm hễ đụng vào da là phỏng liền) và 1 bình serum để làm loãng tính độc hại. Bình hóa chất được bọc vải đen toàn bộ vì nó kỵ ánh sáng và được đưng trong bình thủy tinh và được chuyền rất châm (24 giờ mới hết 1 bình gọi là bình 24) còn bình kia thì chỉ hơn 4 giờ là hết nên một bình hóa chất đi chung với 5 bình kia. Chuyền xong còn phải xã nũa (chuyền 4 bình serum vào để giảm bớt độc hại). Tôi phải chuyền 4 ngày 3 đêm liên tục. Xong cho về nhà nghỉ ngơi chừng ngày sau lại lên xét nghiệm để chuyền tiếp.
Hóa chất là 1 chất độc nên gây nhiều phản ứng phụ: rụng tóc, ói mửa ốm o tiều tụy chán ăn, sụt cân, đủ thứ khổ ải. Có người chịu không được phải ngưng điệu trị (không chịu lên tiếp nữa) và tử vong. Tôi thì chịu được nhưng cũng sụt mất 14 kg.
Tôi tuy nhát gan nhưng lại tuân thủ nghiêm nhặt (dặn sao làm vậy dù có đau đến mấy) và cũng nhờ may mắn nên lần nào cũng cho chuyền ngay và có kết quả tốt đẹp (y khoa gọi là đáp ứng tốt với thuốc)
Có người thiếu may mắn không đáp ứng với thuốc nên cứ phải chuyền mãi có khi phải chuyền đên đợt 3 mới chịu đáp ứng. Còn về công hiệu thì có người phải chuyền đên 12... 15 đợt và cả năm lên về bệnh viện suốt. Có người chỉ thành công nhất thời rồi lại tái phát chữa trị liên tục hàng mấy năm rồi cũng tử vong .Nỗi khổ của nhân loại quá ê chề.
Thân phận bọt bèo.
-Xạ trị: là chiếu tia vào khối u để tiêu diêt (thường phải 30 lần mỗi lần/mỗi ngày và kéo dài chừng 15 phút) Mất thì giờ lắm vì ngày nào cũng đi và làm thủ tục cũng vài tiếng.
Có khi phải kết hợp cả hai phương pháp cho chắc ăn. Sau khi hóa trị thì cho xạ trị. Tôi thì chỉ hóa trị chứ không xạ trị
Vài điều trình bày cùng quí bạn rõ để biết
Vì không phải là nhà chuyên môn nên bài viết chỉ có tính cách tâm tình.
"Lời quê góp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh"
(Kiều)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét