Nhân viên y tế và chăm sóc xã hội, cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là diện sẽ được ưu tiên.
Covid-19: VẮC-XIN ĐẠI HỌC OXFORD TẠO ĐƯỢC PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH
James Gallagher
Một loại vắc-xin virus corona có tên ChAdOx1 nCoV-19 do Đại học Oxford nghiên cứu phát triển dường như an toàn và tạo được phản ứng miễn dịch.
Thử nghiệm liên quan đến khoảng 1.077 người cho thấy việc tiêm vắc-xin đã khiến họ tạo ra kháng thể và tế bào bạch cầu có thể chống lại virus corona.
Những phát hiện này rất hứa hẹn, nhưng vẫn còn quá sớm để biết liệu tiến bộ có đủ để ngăn chặn Covid-19 hay không và các thử nghiệm lớn hơn đang được tiến hành.
Vương quốc Anh đã đặt 100 triệu liều vắc-xin này.
Có an toàn?
Vắc-xin này an toàn nhưng có tác dụng phụ.
Không có tác dụng phụ nguy hiểm từ việc tiêm vắc-xin, tuy nhiên, 70% số người tham gia thử nghiệm bị sốt hoặc đau đầu.
Các nhà nghiên cứu nói rằng điều này có thể được xử lý bằng paracetamol.
Giáo sư Sarah Gilbert, từ Đại học Oxford, Vương quốc Anh, nói: "Vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi chúng tôi có thể xác nhận liệu vắc-xin của chúng tôi có giúp khống đại dịch COVID-19 hay không, nhưng những kết quả ban đầu này là hứa hẹn."
Trước đó có tin Chính phủ Anh đã ký thỏa thuận cho 90 triệu liều vắc-xin Covid-19 hiện đang được phát triển.
Các vắc-xin đang được nghiên cứu bởi một liên minh giữa công ty dược BioNtech và Pfizer cũng như công ty Valneva.
Thỏa thuận mới này nằm ngoài 100 triệu liều vắc-xin của Đại học Oxford đang được AstraZeneca nghiên cứu phát triển.
Tuy nhiên, vẫn chưa chắc loại vắc-xin được thử nghiệm nào có thể có kết quả.
Vắc-xin được coi là cách tốt nhất nhằm đưa cuộc sống của chúng ta trở lại bình thường.
Nghiên cứu đang diễn ra ở quy mô chưa từng có - Covid-19 bùng phát vào đầu năm nay, nhưng đã có hơn 20 loại vắc-xin đang được thử nghiệm lâm sàng.
Một số loại có thể tạo phản ứng miễn dịch, nhưng chưa có loại nào được chứng minh là chống được nhiễm trùng.
Chính phủ Anh hiện tiến hành nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin theo ba phương pháp hoàn toàn khác nhau
Chính phủ Anh hiện tiến hành nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin theo ba phương pháp hoàn toàn khác nhau:
- 100 triệu liều vắc-xin Oxford được chế tạo từ một loại vi-rút biến đổi gen
- 30 triệu liều vắc-xin BioNtech/Pfizer, tiêm một phần mã di truyền của virus corona
- 60 triệu liều Valneva, sử dụng phiên bản không hoạt động của virus corona
Kate Bingham, chủ tịch Ban chuyên trách vắc-xin của chính phủ, nói: "Việc chúng ta có rất nhiều cách thử nghiệm đầy triển vọng đã cho thấy tốc độ chưa từng có mà chúng ta đang thực hiện.
"Nhưng tôi thúc giục là không được tự mãn hay quá lạc quan.
"Thực tế là chúng ta có thể không bao giờ có vắc-xin và nếu chúng ta có đi nữa thì chúng ta phải chuẩn bị tinh thần rằng đó có thể không phải là vắc-xin ngăn virus mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng."
Nếu một loại vắc-xin hiệu quả được phát triển thì nhân viên y tế và chăm sóc xã hội, cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là diện sẽ được ưu tiên.
Có thể một loại vắc-xin sẽ được chứng minh có tác dụng vào cuối năm 2020, nhưng việc tiêm vắc-xin trên diện rộng vẫn chưa được dự kiến cho đến năm sau.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông Gavin Williamson, nói với BBC rằng việc phát triển vắc-xin là "một quá trình dài vô cùng và chúng tôi đang thực hiện nó với tốc độ chóng mặt" nhưng chúng ta nên mong đợi có vắc-xin Covid 19 "sau mùa đông".
Trong khi đó, chính phủ đang hy vọng sẽ có được nửa triệu người đăng ký thử nghiệm vắc-xin ở Anh.
Ít nhất tám đợt thử vắc-xin coronavirus quy mô lớn dự kiến sẽ diễn ra ở Anh.
James Gallagher - BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét