Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Trung Quốc Muốn Sở Hữu Biển Đông



TRUNG QUỐC MUỐN SỞ HỮU BIỂN ĐÔNG - ĐÂY LÀ NHỮNG LÝ DO TẠI SAO ĐIỀU ĐÓ KHÔNG THỂ XẢY RA

James Holmes * Annette Nguyen (Danlambao) lược dịch

Cảm giác như năm 2014 lại tái diễn. Đó là hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị phơi bày khi tiến hành một dự án có vẻ kỳ quặc: thiết lập các hòn đảo từ các rạn và đảo san hô ở Biển Đông và sau đó củng cố những hòn đảo này để gia tăng tầm thống trị các quốc gia đối thủ tại Đông Nam Á; xấc xược đủ để vu nhận chủ quyền hàng hải của Trung Quốc. Biển Đông trở thành tiêu đề tranh chấp nhiều năm qua việc Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh cáo buộc lẫn nhau đã quân sự hóa vùng biển này.

Tuần này, chính quyền Trump đã làm nóng cuộc tranh cãi với việc ban hành một chính sách mới của Hoa Kỳ - "Vị trí của Hoa Kỳ đối với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông". Trong một đoạn văn quan trọng, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Mỹ đứng cùng với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên biển, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia đó theo luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền, cũng như từ chối mọi nỗ lực áp đặt theo kiểu 'cái lý của kẻ mạnh' ở Biển Đông hoặc tại khu vực rộng lớn hơn."

ĐCSTQ tự xác định mình đối lập với chủ nghĩa đế quốc châu Âu và Nhật Bản và xem đó là một thảm hoạ gây ra một thế kỷ nhục nhã cho quốc gia dẫn đầu châu Á này. Do đó, không lấy làm ngạc nhiên khi sau đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington DC đã bác bỏ cáo buộc của ông Pompeo.

Thực sự, ĐCSTQ không mưu tìm một đế chế ở Biển Đông theo nghĩa một đế chế thực hiện quyền thống trị trên các lãnh thổ nước ngoài từ một trung tâm đế quốc. Tham vọng của Bắc Kinh nhiều hơn một đế chế hàng hải. Đó là sự khước từ quyền sở hữu của quốc gia khác. Bắc Kinh muốn tạo ra Biển Đông những gì mà người La Mã từng gọi Địa Trung Hải là "mare Liberum" - Biển của chúng tôi.

Các lãnh đạo CSTQ không ra sức che giấu mục tiêu của họ. Trên thực tế, kể từ năm 2009, giới chức cộng sản đã thẳng thắn và thường xuyên tuyên bố rằng mục tiêu tối quan trọng của họ là chủ quyền không thể chối cãi của TQ trong phạm vi "đường chín đoạn" bao quanh phần lớn Biển Đông. Đây là một yêu cầu ngông cuồng. Hãy suy nghĩ xem chủ quyền (theo kiểu Bắc Kinh) là gì. Một chính phủ áp dụng phương thức độc quyền bằng cách sử dụng quân đội bên trong các lằn biên giới được ghi trên bản đồ. Nó ra lệnh và những người khác tuân theo. Luật biển - trong đó quy định quyền sở hữu quốc gia đối với không gian hàng hải, với một vài trường hợp ngoại lệ, không có chỗ nào biện minh cho những vu nhận của Bắc Kinh - sẽ không còn tồn tại nếu Tập Cận Bình và tập đoàn cai trị của ông ta đạt được điều mong muốn.

Các vùng nước và vùng đất nằm trong đường chín đoạn sẽ là lãnh thổ của Trung Quốc.

Và một tiền lệ khủng khiếp sẽ được thiết lập. Việc đầu hàng Biển Đông sẽ thúc đẩy các quốc gia ven biển khác dẹp bỏ luật biển bằng sắc lệnh nếu các quốc gia này tin tưởng mạnh mẽ họ là sở hữu chủ vùng biển ngoài khơi và có đủ sức mạnh quân sự để thực thi ý chí của họ. Do đó, Bộ trưởng Pompeo đã có những cảnh báo, chống lại "cái lý của kẻ mạnh", chống lại những quốc gia mạnh muốn chiếm đoạt trong các vấn đề quốc tế và quốc gia yếu hơn phải thích nghi với quốc gia mạnh đó.

Tự do hàng hải là mối quan tâm cấp bách đối với Hoa Kỳ và bất kỳ cộng đồng hàng hải nào. Nó không thể bị phá hủy.

Nhưng ngoài luật pháp quốc tế còn có những lý do tại sao người Mỹ cần quan tâm liệu ĐCSTQ có cai trị một vùng đất xa xôi mà họ ít biết đến.

Lý do đầu tiên là nhu cầu tiếp cận khu vực. Như Alfred Thayer Mahan đã chỉ ra một thế kỷ trước, mục tiêu tối quan trọng của chiến lược hàng hải là bảo đảm tiếp cận thương mại, ngoại giao và quân sự cho các khu vực thương mại quan trọng như Đông Á. Thương mại là vua. Tiếp cận quân sự bảo đảm tiếp cận chính trị, từ đó bảo đảm tiếp cận thương mại để đem lại những tốt đẹp trong buôn bán, giao thương. Đồng thời tiếp cận là một yếu tố quyết định quan trọng cho chiến lược hàng hải. Thương mại tạo ra sự giàu có, đủ để tài trợ cho hải quân để hải quân bảo vệ thương mại. Mặc nhận các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh sẽ làm tổn hại tự do hàng hải của các thương nhân và tàu chiến, đe dọa và làm gián đoạn chu kỳ chính đáng này và tổn thương sự thịnh vượng của Mỹ.

Không bao giờ có một thời điểm tốt để đặt sự thịnh vượng vào tình trạng hiểm nghèo. Mặc nhận các yêu sách của Bắc Kinh trong năm bị đại dịch, một năm đầy rẫy những bất ổn về kinh tế, sẽ dẫn đến sai lầm chiến lược. Những gì xảy ra ở Đông Nam Á có ảnh hưởng trực tiếp đối với người Mỹ.

Lý do thứ hai là yếu tố địa chính trị. Nếu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thương mại từ thời Mahan, thì nó cũng nhằm mục đích giữ cho "vành đai" Đông Á và Tây Âu thoát khỏi sự thống trị của một số thế lực thù địch hoặc liên minh. Bắc Mỹ chiếm một vị trí địa lý may mắn, có Thái Bình Dương và Đại Tây Dương làm trái đệm chống lại tình trạng thù địch từ Á-Âu. Tuy nhiên, nếu một số đối thủ cạnh tranh địa chính trị thống nhất một trong những vành đai khu vực để nằm dưới sự cai trị của nó, nó có thể giành lấy đi nguồn lực của biển, mạnh đủ để vươn ra ngoài đại dương và gây tổn hại cho Hoa Kỳ ở bên kia bán cầu.

Để giữ cho các vành đai phân mảnh giữa các cường quốc cạnh tranh và loại trừ những hiểm nguy, các nhà ngoại giao và giới hàng hải ở Hoa Kỳ phải đến với các quốc gia trong vành đai (Đông Á). Do đó, Hải quân Hoa Kỳ, các lực lượng liên kết và quân sự đồng minh phải kiểm soát những gì nhà hiền triết địa chính trị Nicholas Spykman gọi là vành đai biển Á-Âu. Biển Đông nổi bật trong số các tuyến đường thủy cận biên này và do đó, theo chiến lược vùng vành đai của Mỹ. Washington không thể mất tầm ảnh hưởng tại Biển Đông.

Lý do thứ ba là bạn bè và đồng minh. Hoa Kỳ sẽ không có vị trí chiến lược ở Tây Thái Bình Dương nếu không có các đối tác trong vùng, nếu không có các bến cảng và căn cứ mà họ cung cấp. Hoa Kỳ phải giữ các cam kết với các đối tác đồng minh như Philippines nếu không muốn các quốc gia này thần phục ĐCSTQ và đóng cửa lãnh thổ của họ đối với các lực lượng Hoa Kỳ. Khi đó, Mỹ có thể bị khóa ra khỏi khu vực. Kết quả là chính sách đối ngoại thương mại và địa chính trị của Hoa Kỳ sẽ chùn bước. Manila là đối tượng chính của những lạm dụng của ĐCSTQ ở Biển Đông, đã chứng kiến ​​các vùng lãnh hải của mình được phân chia theo luật biển bị các dân quân hàng hải, hải cảnh và hải quân của Trung Quốc cướp đoạt. Ngăn chặn sự xâm lược mới trong khi đảo ngược các hành vi vi phạm trong quá khứ phải là trọng tâm của chiến lược của Hoa Kỳ.

Rõ ràng là nếu Hoa Kỳ không tôn trọng các cam kết bảo đảm an ninh lâu dài cho Philippines và các đồng minh khác thì chính sách và chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ lâm nguy ở nhiều mặt. Nếu người Mỹ muốn có một thế giới thịnh vượng và an toàn, họ có nhiều lý do để quan tâm đến các vấn đề Đông Nam Á. Từ bỏ khu vực này để nó có cùng một số phận như La Mã ngày xưa sẽ là một nguy cơ đối với tương lai của chính chúng ta.

* James Holmes là Chủ tịch Chiến lược Hàng hải tại Đại học Chiến tranh Hải quân.
Nguồn: 
Lược dịch:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét