Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Hoa Kỳ Có Thể Chiến Thắng Chiến Tranh Lạnh Với Trung Quốc Như Thế Nào?



Giáo Sư Mỹ: HOA KỲ CÓ THỂ CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH LẠNH TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO?
Duy Nghĩa Biên Dịch

Trong một bài bình luận đăng trên tờ Washington Times gần đây, giáo sư Peter Morici tại Đại học Maryland, đã phân tích về cách mà Mỹ có thể chiến thắng chiến tranh lạnh với Trung Quốc.

Giáo sư Morici, Mỹ đang trong chiến tranh lạnh với Trung Quốc, và việc dành được chiến thắng sẽ đòi hỏi công sức nhiều hơn từ những người Mỹ so với cuộc đấu tranh trước đây, vốn khiến Liên bang Xô viết sụp đổ.
Giáo sư Morici cho rằng nhiều trí thức Mỹ đang phàn nàn về việc Tổng thống Donald Trump sẽ kéo nước Mỹ vào cuộc đối đầu lâu dài với Trung Quốc, để bày tỏ thái độ khinh thường đối với chức vụ Tổng thống của ông.
“Chẳng hạn như [cựu ngoại trường Mỹ] Henry Kissinger cảnh báo Mỹ đang cận kề chiến tranh lạnh, còn [cựu chủ tịch hội đồng quan hệ đối ngoại] Richard Haass lại viết rằng các chính sách của Tổng thống Trump sẽ làm gia tăng xung đột, trong đó các mối đe dọa toàn cầu trở thành vấn đề an ninh quốc gia, như đại dịch toàn cầu, biến đổi khí hậu và các vấn đề tương tự”, giáo sư Morici dẫn chứng.
Tuy nhiên, theo giáo sư Morici, những người chỉ trích Tổng thống Trump, không dám thừa nhận rằng chính sách trước đây của Mỹ đối với Trung Quốc trong hàng thập niên, vốn “mang dấu vân tay của họ”, đã thất bại hoàn toàn.
Ví dụ như, giáo sư Morici chỉ rõ: Năm 2005, Thứ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ Robert Zoellick, tuyên bố chính sách của Mỹ là khuyến khích Trung Quốc trở thành “một bên liên quan có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế tự do.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc liên tiếp đã bước qua cánh cửa rộng mở đó, để theo đuổi chủ nghĩa ‘trọng thương hung hăng’, làm suy yếu nền kinh tế Mỹ và châu Âu, giúp cho sự nổi lên của Tổng thống Trump và các đảng chính trị dân tộc chủ nghĩa ở châu Âu.
Ngoài ra, theo giáo sư Morici, Bắc Kinh “đã kích động sự thất vọng của các nhóm thiểu số Mỹ, và ve vãn những người thuộc Thế hệ Y (Millennials) với chủ nghĩa xã hội”.
Giáo sư Morici cho rằng kể từ đầu những năm 2000, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hành động dựa trên một lập luận chính yếu, rằng Liên Xô sụp đổ là do Đảng cộng sản Liên Xô đi theo các giá trị tự do Phương Tây.
Giáo sư Morici chỉ rõ: “[ĐCSTQ] đã tiến hành] đàn áp người Hồi giáo, đàn áp Hồng Kông, [sử dụng] hệ thống tín dụng xã hội, và vi phạm những cam kết về thương mại. [Bắc Kinh] tin rằng sự cai trị độc đoán và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là ưu việt và cần thay thế dân chủ và chủ nghĩa tư bản thị trường, như là mô hình phổ biến”.
Theo giáo sư Morici, Chủ tịch Tập Cận Bình hành động với mục tiêu làm suy yếu các nền dân chủ và kinh tế phương Tây, áp đặt các giá trị của ĐCSTQ trong một hệ thống của các thể chế quốc tế đã “được tân trang”, lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Trung Quốc đang theo đuổi ở tất cả các phương diện, như: xây dựng sức mạnh hải quân để thực thi các yêu sách lãnh thổ bất hợp pháp ở Biển Đông; áp đặt các mối quan hệ phụ thuộc lên các quốc gia nhỏ hơn thông qua viện trợ và thương mại; và làm biến chất WTO, WHO và các thể chế quốc tế khác.
Nhận thấy “nhân tố cốt yếu của sức mạnh quốc tế là sức mạnh kinh tế trong nước, vốn là năng lực công nghệ”, giáo sư Morici cho rằng “sự thách thức của Huawei nói lên [sự thật] rằng Mỹ đã để cho các tài sản công nghệ quốc gia quan trọng của mình tồi tệ hơn”.
Do đó, theo giáo sư Morici, để bắt kịp công nghệ 5G, Mỹ có thể tài trợ cho các đối thủ của Huawei ở châu Âu, như Nokia hoặc Ericsson.
Giáo sư Morici cho rằng trong nhiều thập niên, sự hỗ trợ của chính quyền liên bang Mỹ cho Nghiên cứu & Phát triển (R & D) đã giảm dần. Trong khi đó, ông Tập hứa sẽ trợ cấp nhiều hơn cho các công ty công nghệ Trung Quốc.
Về các nước dân chủ ở châu Âu, giáo sư Morici nhận thấy vẫn còn có sự chia rẽ. Trong khi một số nước thấy rõ các mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra đối với chủ quyền và giá trị cốt lõi của họ, thì Đức, quốc gia giàu nhất ở châu Âu, lại trở nên “nghiện xuất khẩu” sang Trung Quốc.
Về cơ bản, Mỹ đã chiến thắng trong Chiến tranh lạnh đầu tiên bằng kỷ lục về sự thịnh vượng và ổn định vượt trội của mình, và phương Tây đi theo chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ, như thể hiện qua hiệu suất và những giá trị Mỹ.
Tuy nhiên, theo giáo sư Morici, “khác với Liên Xô, Trung Quốc không nghèo túng, bị cô lập hay lạc hậu. Trung Quốc có diện tích lớn hơn, và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và [bề ngoài có vẻ] ổn định trong nước hơn, so với Hoa Kỳ”.
Mỹ là một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc với những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội, vốn có được chỗ đứng vững chắc trong Đảng Dân chủ. Thị trưởng các thành phố [do Đảng Dân chủ kiểm soát] sẵn sàng dung thứ tình trạng hỗn loạn và bạo loạn trên đường phố, chống lại lực lượng cảnh sát, vốn là đối tượng mà họ yêu cầu phải cải cách.
“Chúng ta cần phải có được một đất nước có kỷ cương, để một lần nữa trở thành một tấm gương sáng cho thế kỷ này”, giáo sư Morici kêu gọi.
Cuối cùng, kết thúc bài bình luận, giáo sư Morici cho rằng để Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Mỹ cần:
  • Chi nhiều hơn cho R & D, sao cho Huawei không ‘vượt mặt’ trong công nghệ không gian.
  • Tài trợ cho một Hải quân Mỹ nhiều hơn, với một căn cứ ở Nam Thái Bình Dương, thay thế cho Vịnh Subic [ở Philipines]. 11 tàu sân bay hạt nhân là không đủ, nhất là xét đến các cam kết của Mỹ ở nơi khác.
Theo Washington Times Duy Nghĩa biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét