Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Thời Sự Tuần Qua - Phần 2



THỜI SỰ TUẦN QUA - Phần 2
Bùi Phạm Thành

Hoa Kỳ Đưa Hai Hàng Không Mẫu Hạm Vào Cuộc Tập Trận Ở Biển Đông

Hai ngày sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ nhận chìm các Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) của Hoa Kỳ ở Biển Đông, Hải Quân Hoa Kỳ đã điều động hai HKMH tối tân, USS Nimitz và USS Ronald Reagan, cùng với các đội chiến hạm tấn công cùng với các phi đội F-18 cũng như B-52 vào tập trận ở Biển Đông để biểu dương sức mạnh. 

Hải quân Hoa Kỳ đã không đưa các HKMH cùng nhau cho các chương trình phô trương sức mạnh như vậy trong khu vực Biển Đông kể từ năm 2014 khi USS George Washington và USS Carl Vinson đi bên cạnh nhau.

Thế nhưng cuộc tập trận năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng trong khu vực, khi Mỹ tiếp tục chỉ trích Tàu cộng về việc phát tán đại dịch Vũ Hán, và sau khi tổng thống Trump đe dọa chúng bằng một cuộc chiến thương mại.

Mỹ đã cáo buộc Tàu cộng lợi dụng đại dịch để thúc đẩy việc bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông và các nơi khác.

Những tàu của Hải Quân Tàu cộng cũng đến trong tầm nhìn của các chiến hạm nhỏ để quan sát. 

"Họ đã nhìn thấy chúng tôi và chúng tôi cũng đã thấy họ," Phó Đô Đốc James Kirk nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Nimitz, người đang thực hiện các cuộc tập trận trên biển với HKMH thuộc Đệ Thất Hạm Đội, USS Ronald Reagan, bắt đầu vào ngày 4 tháng 7.


Hình ảnh về cuộc tập trận, lần đầu tiên được công bố vào thứ Hai, cho thấy một pháo đài bay B-52 đang bay theo đội hình với hai nhóm tấn công trên Biển Đông.

Các pháo đài bay B-52 đã đến từ Louisiana vào ngày 4 tháng 7 và tham gia một cuộc tập trận  hợp trên biển với hai nhóm tấn công trước khi hạ cánh xuống căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam.

Bộ quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố lý do cuộc tập trận của hai HKMH là "đứng lên để bảo vệ quyền của tất cả các quốc gia được phi và hải hành cũng như hoạt động ở bất cứ vùng biển nào luật pháp quốc tế cho phép", và mô tả các HKMH 100,000 tấn của họ và mỗi chiếc mang theo 90 phản lực cơ chiến đấu như một "biểu tượng của sự quyết tâm - symbol of resolve".

Cuối tuần qua, Hải quân cho biết USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng với các chiến hạm và phản lực cơ đi kèm của họ đã thực hiện các cuộc tập trận "được sắp đặt để tối đa hóa khả năng phòng không, và mở rộng phạm vi tấn công hàng hải chính xác ở tầm xa từ các phản lực cơ của HKMH trong một khu vực hoạt động phát triển nhanh chóng."

Tổng số thủy thủ đang ở trên các HKMH và chiến hạm trong các nhóm tấn công là khoảng 12,000 người.

Dĩ nhiên, như thường lệ, Tàu cộng đã la hoảng về cuộc tập trận này và cho rằng Hoa Kỳ đã làm tình trạng của Biển Đông thêm căng thẳng và Hoa Kỳ đã vi phạm chủ quyền của họ, vì Tàu cộng đã tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông với đường "lưỡi bò", bất kể những khiếu nại và tranh chấp của các quốc gia nhỏ bé trong vùng.

Sailing into a storm: Two US aircraft carriers conduct drills in the South China Sea just days after Beijing threatened to destroy the strike group as tensions rise in the hotly contested region


Sau Đại Dịch Vũ Hán, Thế Giới Cần Sự Lãnh Đạo Của Hoa Kỳ

Hiện nay các vấn đề quốc tế không phải là một ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, người Mỹ tập trung vào đại dịch COVID-19, hậu quả của nó đối với nền kinh tế Hoa Kỳ và đối với tình trạng hỗn loạn trong nước. Tuy nhiên, Mỹ bắt buộc phải giải quyết các vấn đề trước mắt và căn bản là việc Hoa Kỳ sẽ phải tiếp tục dẫn đầu thế giới sau đại dịch để đảm bảo sự ổn định của thế giới và luật pháp hay để cho Tàu cộng thắng thế và thành lập một trật tự thế giới do chúng thống trị.

Trận đại dịch đã đánh thức Hoa Kỳ và thế giới ra khỏi những ý nghĩ "mơ tưởng" về những hành động của Tàu cộng. Chúng đã che dấu những dữ liệu quan trọng về nguồn gốc của COVID-19. Hơn nữa, Tàu cộng đã liên kết với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization - WHO), không giải quyết đúng đắn về đại dịch, bởi vì hành động của Tàu cộng có thể bị chỉ trích hay vạch trần. Tàu cộng đã thông qua một nghị quyết tại Hội đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly - WHA) để tìm hiểu nguyên nhân gây ra đại dịch, một việc làm cho có lệ để qua mặt thế giới, bởi vì chính phủ của Tập Cận Bình sẽ không bao giờ hợp tác với một cuộc điều tra như vậy.

Ngoài việc đàn áp dân chúng trong nước, và các hành động đối với Hồng Kông và Đài Loan, Tàu cộng đã mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của chúng qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI), liên quan đến đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới.

Hơn nữa, ở Biển Đông, Tàu cộng đã tìm cách khẳng định các quyền pháp lý trên phạm vi địa hình rộng lớn để chiếm giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông, chế giễu các quyết định pháp lý quốc tế khi họ vạch trần các lập luận sai trái của Tàu cộng về chủ quyền của khu vực qua đường vẽ chín đoạn trên bản đồ, còn gọi là "đường lưỡi bò". Ví dụ, một nhân viên cao cấp của Tàu cộng gọi phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) chống lại Tàu cộng trong vụ kiện của Philippines liên quan đến bãi cạn Scarborough là một "mảnh rác - piece of trash.”

Một trường hợp nữa khi Úc hô hào quốc tế mở cuộc điều tra về nguồn gốc của coronavirus thì Tàu cộng lập tức dùng áp lực kinh tế để áp đảo, và một nhân viên cao cấp khác của Tàu cộng lại tuyên bố rằng "Úc giống như một miếng kẹo cao su dính ở đế giày, cần phải gỡ bỏ." Sự xỉ nhục này đã khiến báo chí và dân chúng Úc đồng loạt đứng lên chống đối. Từ đó phong trào "Chống Tàu - Anti-China" lan rộng trên thế giới.

Bởi vậy, thế giới cần Hoa Kỳ, cần một "Học Thuyết Trump 2.0 - Trump Doctrine 2.0", gây dựng một quốc gia hùng mạnh trở lại, đồng thời kêu gọi và khuyến khích sự hợp tác một cách công bằng, đồng đều của đồng minh, như trường hợp của NATO. "Học thuyết Trump 2.0" sẽ thay đổi khẩu hiệu "America First - Nước Mỹ trên hết" thành "America First Plus - Nước Mỹ và đồng minh trên hết." 

Những điều mà Hoa Kỳ và đồng minh cần làm để ngăn chặn sự bành trướng của Tàu cộng:
  •  Chống lại việc dùng hệ thống truyền tin 5G của Tàu cộng. Đây là hệ thống "gián điệp điện tử" của nhà cầm quyền Tàu cộng. Nếu được dùng thì Tàu cộng sẽ luôn luôn ở thế thượng phong vì không có một bí mật quốc gia hay quốc phòng nào mà chúng không biết.
  •  Chống lại "Sáng kiến Vành Đai và Con Đường - Belt and Road Initiative". Đây là một chiến lược xâm lăng bằng kinh tế của Tàu cộng, dùng "bẫy nợ" để cướp đoạt tài nguyên và vị trí chiến lược cũng như kinh tế của các quốc gia nghèo, hoặc đang gặp khó khăn về kinh tế, trên thế giới.
  •  Chống lại sự bành trướng ảnh hưởng và quyền lực của Tàu cộng ở Biển Đông. Tàu cộng đã ngang nhiên thách thức các quốc gia nhỏ bé trong vùng và cả thế giới, khi tuyên bố chủ quyền hơn 90% của Biển Đông bằng đường vẽ 9 đoạn trên bản đồ, còn gọi là "đường lưỡi bò", bất chấp luật pháp quốc tế về lãnh hải đã được Liên Hiệp Quốc ấn định (United Nations Law of the Sea Convention - UNCLOS) và đã được áp dụng từ năm 1994.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ và đồng minh đã phải áp dụng "Chiến tranh lạnh - Cold War" để ngăn chặn Liên Xô, ngày nay Hoa Kỳ và đồng minh cần mở một cuộc "Chiến tranh lạnh 2.0 - Cold War 2.0" để ngăn chặn Tàu cộng bằng phương pháp "smart power - sức mạnh khôn khéo", là kết hợp của cả hai phương thức "hard power - vũ lực" và "soft power - kinh tế" để đối phó hữu hiệu với Tàu cộng.

Vấn đề quan trọng ở đây là Hoa Kỳ và đồng minh phải thực hiện các điều đã dẫn ở trên ngay lập tức để khẳng định lại sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới và đảm bảo sự tiếp tục của Hoa Kỳ trong việc dẫn đầu thế giới để "chống độc tài thống trị thế giới và giữ gìn luật pháp - anti-totalitarian world order and the preservation of the rule of law."


The World Needs American Leadership After COVID-19


Hành Động Của Anh Quốc Để Giảm Lệ Thuộc Vào Tàu Cộng

Mối quan hệ giữa Anh quốc và Tàu cộng đã xuống rất thấp kể từ khi dịch Vũ hán (COVID-19) bùng phát. Vương quốc Anh, cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, đã nghiêm túc đưa ra những chương trình hành động để giảm sự phụ thuộc vào Tàu cộng, đối với việc nhập cảng các mặt hàng thiết yếu, cũng như kỹ nghệ của Tàu cộng. Cơ quan tình báo của Anh, MI5 và MI6, đã khuyến cáo chính phủ của ông Boris Johnson, rằng Vương quốc Anh cần phải cẩn thận suy nghĩ lại việc quan hệ với Tàu cộng trong lãnh vực kinh tế, và cần đặc biệt thận trọng đối với các khoản đầu tư của Tàu cộng vào các lĩnh vực nhạy cảm. 

Chính quyền của ông Boris Johnson hiện nay đang tập trung vào việc chuyển các hãng sản xuất dược phẩm trở về nước Anh và tập trung vào việc giảm sự phụ thuộc vào Tàu cộng, không chỉ đối với các nguồn cung cấp y tế, mà còn cho tất cả các mặt hàng thiết yếu khác. Một dự án có tên là "Dự án Bảo vệ" đã được thành lập để tập trung vào việc thi hành các nhiệm vụ trên.

Vào tháng 5 năm 2020, Vương quốc Anh cũng đã đưa ra đề nghị thành lập nhóm các quốc gia dân chủ D10 (G7 + Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc) hợp tác để chế tạo sản phẩm kỹ nghệ thay thế cho các sản phẩm của Tàu cộng - đặc biệt là mạng truyền thông 5G của Huawei.

Cũng cần nói rõ thêm rằng, trước kia Vương quốc Anh cũng đã có ý ủng hộ việc sử dụng kỹ nghệ của Huawei, vào tháng 1 năm 2020, Vương quốc Anh đã đồng ý dùng sản phẩm của Huawei vào mạng 5G của họ - giới hạn thị trường ngoài khu vực cần bảo mật - sau khi đại dịch Vũ Hán bùng phát thì sự hợp tác với Huawei được dự trù là sẽ bị giảm xuống còn 0 (số không) vào năm 2023. Gần đây, ông Boris Johnson tuyên bố rằng Huawei bị liệt vào danh sách của các nhà cung cấp thuộc về "quốc gia thù địch", (sau khi sự căng thẳng giữa hai quốc gia đã lên đến cao độ về quyết định của Tàu cộng áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông).

Dĩ nhiên là Tàu cộng, qua đại sứ của chúng là Liu Xiaoming (một chiến binh chó sói ngoại giao - Wolf Warrior Diplomat), đã lên tiếng phản đối về hành động của Anh đối với Huawei cũng như đề nghị chấp thuận một triệu dân Hong Kong di dân qua Anh quốc. Đồng thời doạ nạt là sẽ có hành động "trả đũa" mạnh mẽ, cũng như đưa ra lời "khuyến cáo" Anh quốc rằng không nên xem Tàu cộng là kẻ thù (enemy).

Với việc Mỹ, Úc, Anh, Canada và Ấn Độ đang tạo áp lực mạnh mẽ lên Bắc Kinh, Tàu cộng chắc chắn đang đứng trên một vị thế bất lợi. Giọng điệu của báo chí như tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), cơ quan ngôn luận tuyên truyền của "nhà nước Tàu cộng", cho thấy rằng Tàu cộng đang theo dõi cẩn thận các biện pháp và chính sách đang được các quốc gia ở châu Âu và châu Á áp dụng để giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Tàu cộng sau hậu quả của virus Vũ Hán. Bắc Kinh cũng đang bị bất ổn bởi sự kháng cự đối với việc gây dựng "bá quyền" và các hành động gây hấn của chúng không chỉ bởi Mỹ, mà cả nước Anh.

Điều hiển nhiên là Anh đang tìm cách khôi phục tầm quan trọng của họ trong khung cảnh địa lý chính trị bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương và thúc đẩy việc thành lập nhóm D10. Lập trường mạnh mẽ của Anh đáp trả việc Tàu cộng sau khi áp dụng Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông là sự lập lại quan điểm của Anh sau hậu quả của COVID-19, rằng Anh quốc không nhượng bộ Tàu cộng mặc dù hai quốc gia đã và đang có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ.

Reducing Dependence on China


Thỏa Thuận Thương Mại Giữa Hoa Kỳ Và Tàu Cộng Có Thể Bị Chết

Hôm thứ Sáu, ngày 10 tháng 7 năm 2020, tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên rằng ông không quan tâm đến thỏa thuận thương mại giai đoạn hai với Tàu cộng, bởi vì mối quan hệ giữa hai quốc gia đã bị thiệt hại nặng nề bởi đại dịch Vũ Hán, COVID-19. Ông Trump tuyên bố "Họ (Tàu cộng) có thể ngăn cản được coronavirus, đáng lý ra họ phải ngăn chặn sự phát tán của virus, thế nhưng họ đã không làm."

Điều chúng ta phải để ý là Tàu cộng sẽ không giữ lời cam kết mua hàng của Mỹ như đã chấp thuận ở giai đoạn một. Không một nhà phân tích nào nghi ngờ về việc này, bởi vì Tàu cộng luôn luôn hứa hẹn để đạt thoả thuận, nhưng không bao giờ giữ lời. Một thí dụ điển hình là những lời hứa của chúng khi ký kết thoả ước để được gia nhập vào WTO (World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới) từ năm 2001 đến nay vẫn chưa được thi hành.  

Những sự kiện gần đây như luật an ninh mới áp dụng lên Hong Kong, hăm doạ Đài Loan, xâm chiếm Biển Đông, va chạm biên giới với Ấn Độ, đàn áp người thiểu số Hồi Giáo ở Tân Cương, vi phạm nhân quyền ... đã làm gia tăng sự căng thẳng chính trị giữa hai quốc gia, gây khó khăn cho việc thực thi thoả thuận của gia đoạn một và gây bế tắc cho giai đoạn hai.

Tưởng cũng nên nhắc lại là cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Tàu cộng bắt đầu từ tháng 1 năm 2018, với các cuộc đàm phán thương mại sau đó đã sụp đổ vào tháng 5 năm 2019. Đưa đến việc áp đặt thuế cao trên các sản phẩm nhập cảng từ đôi bên vào lúc đầu, nhưng các nhà đàm phán đã hồi sinh các cuộc đàm phán vào mùa thu. 

Sau nhiều tháng đàm phán kéo dài gây tổn hại đến tâm lý thị trường chứng khoán, thỏa thuận giai đoạn một, được mong đợi, đã được đôi bên ký kết vào tháng 1 năm 2020. Trọng tâm của thỏa thuận là lời cam kết của Tàu cộng sẽ mua 200 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ như đậu nành và thịt heo. Nhưng ngay ban đầu, các nhà phân tích đã đặt câu hỏi rằng liệu những lời cam kết đó có thực tế hay không, trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa đôi bên. Tiếp đến là sự sụp đổ kinh tế bởi sự bùng phát của đại dịch Vũ Hán, khiến lời cam kết của Tàu cộng càng trở nên viễn vông, khó thực hiện. Về phía Mỹ, ông Trump cho biết hồi tháng trước rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn một "vẫn còn nguyên vẹn". Tuy nhiên theo những lời bình luận gần đây của cố vấn thương mại, ông Peter Navarro, cho thấy rằng thỏa thuận này đã "chết".

The Trade Deal May Be Dead, Trump Says China Relationship ‘Severely Damaged’

Bùi Phạm Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét