Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

7 Kỷ Lục Rất Khó Phá Tại OlympicTokyo 2020

 


7 KỶ LỤC RẤT KHÓ PHÁ TẠI OLYMPIC TOKYO 2020
Nguyễn Đăng

Kể từ lần đầu tiên được tổ chức năm 1896, một số vận động viên đã lập nên những kỷ lục đáng nể. 

Những kỷ lục rất khó bị phá vỡ tại Olympic Tokyo 2020

Vận động viên đoạt nhiều huy chương nhất



Kình ngư huyền thoại người Mỹ Michael Phelps là vận động viên Olympic có nhiều huy chương nhất trong lịch sử với 28 huy chương. Đáng kinh ngạc là 23 trong số đó là Huy chương vàng, đây cũng là kỷ lục về Huy chương vàng Olympic.



Về phần các nữ vận động viên, cựu vận động viên Liên Xô (cũ) Larisa Latynina là nữ vận động viên thành công nhất tại Thế vận hội với 18 huy chương. Trong số, Latynina đã giành được 9 Huy chương vàng, đây là kỷ lục đối với một nữ vận động viên tại Thế vận hội.

Quốc gia đạt nhiều huy chương nhất



Mỹ là quốc gia có nhiều huy chương nhất trong lịch sử Olympic, với 2.522 trong đó có 1.022 Huy chương vàng. Mỹ bỏ xa đoàn thể thao Nga, quốc gia đạt với 1.556 huy chương, trong đó có 590 Huy chương vàng. Tại Olympic Tokyo 2020, Mỹ cũng tham dự với số lượng vận động viên đông nhất, lên đến 630 người. Họ được dự đoán sẽ dẫn đầu bảng xếp hạng huy chương.

Vận động viên đoạt nhiều Huy chương vàng nhất tại 1 kỳ Olympic



Michael Phelps đã giành được 8 Huy chương vàng tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Phelps đã giành được Huy chương vàng trong tất cả các môn bơi mà anh tham gia.

Đây là số huy chương nhiều nhất mà 1 vận động viên giành được tại 1 kỳ Thế vận hội.


Về phía nữ, vận động viên bơi người Đức Kristin Otto giữ kỷ lục khi giành sáu Huy chương vàng tại Thế vận hội Seoul 1988.


Michael Phelps là vận động viên thành công nhất trong lịch sử Olympic. Những kỷ lục của anh sẽ rất khó bị phá vỡ tại Olympic Tokyo 2020.

Ở cấp độ đội tuyển, kỷ lục về số Huy chương vàng mà một quốc gia đạt được thuộc về Mỹ tại Olympic 1984, khi họ giành đến 83 Huy chương vàng.

Đoạt nhiều huy chương vàng liên tiếp nhất cùng 1 nội dung




Hai vận động viên điền kinh người Mỹ Carl Lewis (nhảy xa) và Alfred Oerter (ném đĩa) và vận động viên người Đan Mạch Paul Elvstrom (rowing) giữ kỷ lục giành Huy chương vàng ở bốn kỳ Thế vận hội liên tiếp trong cùng một nội dung.



Về phía nữ, đô vật người Nhật Bản Kaori Icho cũng đoạt Huy chương vàng ở 4 kỳ Olympic liên tiếp từ năm 2004 đến 2016.


Về phương diện đồng đội, cố vận động viên đấu kiếm người Hungary Aladar Gerevich giành Huy chương vàng ở 6 kỳ Olympic liên tiếp.

Vận động viên trẻ nhất giành Huy chương vàng Olympic



Kỷ lục vận động viên trẻ nhất giành Huy chương vàng Olympic ở các nội dung cá nhân là vận động viên nhảy cầu Marjorie Gestring, lập tại Thế vân hội Berlin 1936 khi mới 13 tuổi 268 ngày.



Về phía nam, vận động viên bơi người Nhật Bản Kusuo Kitamura đã giành huy chương vàng Olympic Los Angeles 1932 khi mới 14 tuổi 309 ngày.

Vận động viên già nhất giành Huy chương vàng Olympic


Vận động viên cưỡi ngựa Ian Millar dự đến 10 kỳ Olympic từ năm 1972 đến 2012.



Vận động viên bắn súng người Thụy Điển Oscar Swahn đã giành Huy chương vàng tại Thế vận hội Antwerp 1920 khi đã 72 tuổi 279 ngày.



Ở phía nữ, Eliza Pollock, vận động viên bơi lội Mỹ đã giành Huy chương vàng Olympic 1904 khi đã 63 tuổi 331 ngày. Đây là kỷ lục rất khó tin và gần như chắc chắn không thể bị phá ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Tham dự nhiều kỳ Olympic nhất



Vận động viên cưỡi ngựa người Canada Ian Millar đã trở thành vận động viên nam có nhiều lần xuất hiện nhất tại Thế vận hội, sau khi thi đấu từ năm 1972 đến năm 2012 và giành được một huy chương bạc. Tổng cộng, ông đã dự 10 kỳ Olympic.



Về phía nữ, vận động viên canoeing của Italia, Idem Guerrini, người xuất hiện trong 8 kỳ Thế vận hội từ năm 1984 đến năm 2008 và giành được 1 Huy chương vàng, 2 Huy chương bạc và 1 Huy chương đồng.



Lesley Thompson, nữ vân động viên rowing của Canada cũng có 8 lần dự Olympic, giành được 5 huy chương. 


Nguyễn Đăng - Báo Mai


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét