Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2025

Hiện Tượng Hát Nhạc Lính VNCH Ở Trong Nước

 

Một nhóm yêu đồ lính. (Hình: Chụp từ video clip trên YouTube “Liên Khúc Trên Bốn Vùng Chiến Thuật – Kẻ Ở Miền Xa – Những Đóm Mắt Hỏa Châu – ACE Yêu Đồ Lính Thủ Đô”)

HIỆN TƯỢNG HÁT NHẠC LÍNH VNCH Ở TRONG NƯỚC 
Trần Doãn Nho/Người Việt

KENNEDALE, Texas (NV) – Trong vòng năm, sáu năm trở lại đây, hát nhạc lính trở thành một phong trào càng ngày càng lan rộng trong các sinh hoạt giải trí ở trong nước, nhất là trong giới trẻ, những người thích thể điệu bolero.

Một nhóm yêu đồ lính. (Hình: Chụp từ video clip trên YouTube “Liên Khúc Trên Bốn Vùng Chiến Thuật – Kẻ Ở Miền Xa – Những Đóm Mắt Hỏa Châu – ACE Yêu Đồ Lính Thủ Đô”)

Các “phim ngắn” (video clip) nhạc lính được họ tự dàn dựng (ở ngoài trời, trên đường phố, trong phòng thu hay trong một quán ca nhạc) được phổ biến một cách rộng rãi trên các mạng xã hội để khán giả khắp nơi tùy nghi thưởng thức.

Trong số đó, chương trình “Giọng Ca Để Đời” của nhóm Quang Lập (Quang Lập Official) được thực hiện thường xuyên và khá chuyên nghiệp với cả một dàn nhạc phong phú, đa dạng. Nhiều bản nhạc lính nổi tiếng thời VNCH như “Đưa Em Vào Hạ,” “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật” hay “Chín Tháng Quân Trường” được những giọng ca tài tử như Thúy Hà hay Quang Lập trình bày không thua gì mấy so với các chương trình ca nhạc nổi tiếng. Được thành lập từ Tháng Tư, 2015, đến nay, chương trình này đã có phòng thu riêng tại đường Tôn Thất Tùng (quận 1, Sài Gòn) với hơn 4 triệu người ghi danh.

Nói chung, dù chuyên nghiệp hay không, tất cả các bài hát đều được trình bày đúng như lời ca nguyên bản, không sửa đổi chút nào, kể cả những chi tiết “nhạy cảm,” phản ảnh một cách trung thực hình ảnh người lính VNCH trước đây:

“Tôi thường đi đó đây
Bùn đen in dấu giày
Lửa thù no đôi mắt
Chân nghe lạ từng khu chiến thuật
Áo đường xa không ấm gió phương xa
Nghìn đêm vắng nhà
Mây mù che núi cao
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi”

(“Trên Bốn Vùng Chiến Thuật” của Trúc Phương)

Hát nhạc lính có khi còn xuất hiện trong lễ lạt chính thức của nhà cầm quyền cộng sản. Chẳng hạn như tại một sinh hoạt ở xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, nhạc phẩm “Lá Thư Trần Thế” (Hoài Linh) được giới thiệu một cách trang trọng và được ba ca sĩ, trong đó có một người mặc đồ bộ đội, trình diễn 

(có thể xem tại youtube.com/watch?v=pkRRe7uDjr4).

Ngoài ra, không những hát, người ta còn tổ chức thành từng nhóm yêu đồ lính với những danh xưng như “Yêu Đồ Lính Thành Nam,” “Anh Em Yêu Đồ Lính Thủ Đô,” “Đồ Lính Mỹ,” “Hội Đam Mê Đồ Lính Hải Dương,” “Chơi Đồ Lính Xứ Lạng,”“Phong Cách Lính Miền Trung”… Các hội, nhóm này có “số lượng đông đảo lên đến hàng nghìn người từ Bắc Vào Nam.” Đa phần họ đều đã ở tuổi trung niên, nam có nữ có, nhiều người trong số đó đã từng ở trong bộ đội cộng sản.

Các băng ghi hình cho thấy họ “hội họp, gặp gỡ, giao lưu, cười nói rủ nhau chụp ảnh, livestream tung lên mạng, nghênh ngang giữa thanh thiên bạch nhật.” Tất cả đều mặc quân phục kiểu lính Mỹ hay lính VNCH, người thì đội nón sắt kẻ thì đội mũ đỏ (kiểu lính Nhảy Dù), mũ lưỡi trai (Bộ Binh) hay mũ nâu (Biệt Động Quân), chân mang giày sô hành quân, áo thêu cờ Mỹ, cổ áo gắn quân hàm, có người còn đeo dây nịt đạn kèm theo súng ngắn, lựu đạn và túi đựng bi-đông. Khi thì họ xếp hàng đi bộ giữa một khu dân cư; khi thì họ chạy xe thành đoàn diễn hành trên đường phố có xe mô tô hay xe Jeep treo cờ Mỹ dẫn đầu; khi thì họ hội họp ăn uống trong nhà hàng hay ở một địa điểm nổi tiếng ngoài trời. Trông chẳng khác gì những buổi sinh hoạt hay hội họp của các cựu quân nhân VNCH ở hải ngoại.

Với những bản nhạc lính do ca sĩ hát làm nền, các băng ghi hình xuất hiện trên mạng với các tựa đề như “Chào năm mới 2023 cùng anh chị em yêu đồ lính Hải Dương,” “Rừng là thấp – ACE yêu đồ lính,” “Sinh nhật CLB những người yêu đồ lính xứ Thanh,” “Liên khúc Hái hoa rừng cho em – ACE yêu đồ lính 2024,” “Gặp nhau cuối năm CLB đam mê đồ lính Mỹ tại Hà Nam,” “Ba Vì chào đón ACE yêu đồ lính Hà Nội,” “Liên khúc trên bốn vùng chiến thuật – kẻ ở miền xa – những đóm mắt hỏa châu,” vân vân và vân vân.

Địa điểm quay, theo báo Công An Nhân Dân, là trong các cánh rừng vắng ở Khe Sanh (Quảng Trị), Cao Phong (Hòa Bình), Đình Lập (Lạng Sơn), Cúc Phương (Ninh Bình). Báo này cho biết, vào Tháng Tám, 2020, “hàng chục video clip được lan truyền tốc độ chóng mặt với phần âm nhạc là những ca khúc của chế độ Sài Gòn cũ như ‘Giã từ vũ khí,’ ‘Huyền sử ca một người phi công tên Quốc,’ ‘Thiên thần mũ đỏ,’ ‘Trên bốn vùng chiến thuật’…” 

Mời xem một trong số các liên khúc kể trên: 

youtube.com/watch?v=st3KX6tGQu8&t=1s

Trước hiện tượng “gai mắt” này, đã có khá nhiều bài báo trên truyền thông nhà nước cộng sản lên tiếng phê phán, cho đó là “một sở thích lố bịch và phản cảm” (Nhân Dân), xuất phát từ sự “thiếu hiểu biết hay thời trang dở” (Công An Nhân Dân).

Riêng báo Quân Đội Nhân Dân gọi đây là biểu hiện của sự xâm lăng văn hóa. Sau đây là một trích đoạn: “Nhưng môi trường văn hóa ấy đang bị ‘bôi lem,’ ‘bóp méo’ bởi những kẻ đánh tráo khái niệm ‘lính.’ Chúng nhân danh ‘Yêu đồ lính’ nhưng lại mặc nguyên trang phục của lính ngụy trước năm 1975 khiến nhiều người mới nghe tưởng đây là yêu đồ lính Quân đội nhân dân Việt Nam. Hành vi này, cách đây 80 năm, Tổng Bí thư Trường Chinh đã chỉ rõ là ‘xâm lăng văn hóa.’ (…) Đặt giả thiết, nếu chúng ta không ngăn chặn hành vi, hoạt động phản cảm, ‘xâm lăng văn hóa’ của hội, nhóm ‘yêu đồ lính’ đồng nghĩa với màu cờ vàng ba sọc của chế độ ngụy quyền trước đây, (…) thì đến một ngày nào đó, khi chúng mặc trang phục ấy, đi phương tiện xe jeep của ngụy quân, ngụy quyền ấy cầm cờ vàng ba sọc nghênh ngang ‘giễu võ giương oai’ trên mảnh đất, con đường thanh bình mà ông cha ta đổi biết bao xương máu mới có được thì sẽ ra sao? Chính bởi vậy, chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn sự ‘xâm lăng văn hóa’ từ hội, nhóm ‘yêu đồ lính!’

Quả là có “xâm lăng văn hóa.” Nhưng ở đây, sự xâm lăng không xuất phát từ các thế lực thù địch do đế quốc Mỹ hay các thế lực phản động nước ngoài tổ chức, giựt dây và tiếp sức, như cách quy chụp thường thấy của bộ máy tuyên truyền cộng sản. Mà là một cuộc tự-xâm-lăng của người dân.

Bất chấp sự răn đe, dọa dẫm và cấm đoán, ngay từ sau năm 1975 cho đến nay, nhạc vàng nói chung và nhạc lính nói riêng, vẫn được người dân Việt Nam từ Nam ra Bắc lưu giữ, truyền tụng và yêu thích. Sở dĩ thế là vì trong nhạc lính, nhịp điệu và lời ca không hề kêu gọi căm thù và giết chóc, không “sặc mùi chống cộng sản” như các bài báo nêu trên diễn tả. Nhạc lính có tính cách dân dã, phổ thông, phản ảnh tâm tình của những người lính bình thường (chứ không phải “quan”), chẳng khác gì những câu hát câu hò trên ruộng lúa nương khoai của người xưa.

Nếu gọi là xâm lăng, thì đó là sự xâm lăng của tấm lòng, của trái tim, của tình người.

Một cuộc xâm lăng dịu dàng và nhân ái! [qd]

Trần Doãn Nho/Người Việt

Những Ẩn Ý Trong Chính Sách Thuế Quan Của Chính Quyền TT Trump

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump bình luận về quyết định áp thuế quan đối với nhiều nước trên thế giới tại Vườn Hồng, Bạch Cung , Washington, Hoa Kỳ, ngày 02/04/2025. REUTERS - Carlos Barria

NHỮNG ẨN Ý TRONG CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN CỦA CHÍNH QUYỀN TT TRUMP 
Minh Anh

Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều nước. Vì sao Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác phải chịu mức thuế cao nhất ? Ý đồ thực sự của tổng thống Trump là gì sau những đòn thuế quan toàn cầu này ?

7336feda-2cbb-44bd-ba33-21e23eb781d8.png
Tổng thống Mỹ Donald Trump bình luận về quyết định áp thuế quan đối với nhiều nước trên thế giới tại Vườn Hồng, Bạch Cung , Washington, Hoa Kỳ, ngày 02/04/2025. REUTERS - Carlos Barria

Thị trường chứng khoán châu Á đã chao đảo ngay sau thông báo biểu thuế mới của Bạch Cung đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều nước trong khu vực: Cam Bốt 49%, Lào 48%, Việt Nam 46%, Sri Lanka 44%, Bangladesh 37%, hay Thái Lan 36%, cao hơn cả mức thuế đối với Trung Cộng là 34% hay Liên Hiệp Châu Âu là 20%. Vì sao như vậy ?

Một điều chắc chắn là hiện nay tại Mỹ có một sự đồng thuận rõ nét về tính cấp thiết của việc tái công nghiệp đất nước, đòi hỏi phải giảm mức tiêu thụ hiện chiếm đến 70% GDP, và nhất là để tái cân bằng các nguồn thu-chi của quốc gia, bị xuống cấp mạnh dưới thời chính quyền Biden.

Hai mục tiêu

Do vậy, theo phân tích của ông Matthieu Courtecuisse, tổng giám đốc hãng Sia Partners, trong bài viết đăng trên nhật báo Les Echos, để đạt được điều này, nguyên thủ Mỹ phải sử dụng một trong số những đòn bẩy sức mạnh duy nhất có sẵn trong tay: « Những hiệp ước thương mại ».

Mục tiêu chính thức là nhằm tăng cường động lực đầu tư công nghiệp, hiện đang diễn ra, và áp đặt chính sách « Nước Mỹ trên hết » đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hiện đang trong thế gọng kìm. Những tuyên bố thường nhật cho thấy xu hướng trên đã tăng tốc từ những năm gần đây và được dùng để minh chứng cho tương quan lực lượng do TT Trump áp đặt.

Nhưng mục tiêu ngầm của ông là còn nhằm bẻ gãy dòng xuất khẩu công nghiệp của Trung Cộng, trực tiếp hay thông qua các cơ sở lắp ráp ủy nhiệm. Chính quyền Trump luôn tin rằng nền công nghiệp Mỹ rồi sẽ lấy lại vị thế hàng đầu thế giới trong tất cả các lĩnh vực như nước này hiện đang có trong các ngành công nghệ, dược phẩm và năng lượng.

Nhìn từ góc độ này, hãng tin Anh Reuters cho rằng, cuộc chiến thuế quan toàn cầu của ông Trump hiện đang đánh vào cốt lõi của hai chiến lược chính từ các nhà sản xuất Trung Cộng nhằm giảm tác động của chiến tranh thương mại. Chuyển dịch một số hoạt động sản xuất ra nước ngoài và tăng doanh số bán hàng cho các thị trường ngoài Mỹ.

Đối với ông Yuan Yuwei, giám đốc Quỹ Đầu tư tại Water Wisdom Asset Management, đòn thuế quan này của ông Trump chẳng khác gì « một lệnh phong tỏa toàn diện đối với Trung Cộng ». Trước khi ông Trump tái đắc cử vào tháng 11/2024, nhiều nhà sản xuất Trung Cộng đã di dời một số cơ sở sản xuất sang Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, cũng như sang các khu vực khác.

Châu Âu trong thế "kềm kẹp" của Mỹ

Về phần châu Âu, ông Matthieu Courtecuisse lưu ý chỉ có giới « dư dả » ở Mỹ mới tiêu thụ nhiều hàng hóa châu Âu, nên cuộc chiến thương mại này chưa hẳn là một thách thức bầu cử cho ông Trump. Tuy nhiên, cuộc chiến thuế quan này sẽ là một đòn bẩy để ông Trump gây sức ép đối với các doanh nghiệp châu Âu, để buộc họ nhanh chóng chấp nhận chính sách « Nước Mỹ trên hết » trên bình diện công nghiệp, tài chính và năng lượng.

Để rồi tiếp đến, những công cụ thuế này của ông Trump sẽ « đánh gục » tất cả chuẩn mực và quy định của châu Âu nhằm cản trở xuất khẩu Mỹ trong một số lĩnh vực, cũng như ngăn cản Mỹ thâm nhập thị trường dịch vụ tài chính hay công nghệ. Trong trường hợp này, việc duy trì quyền tiếp cận các công nghệ của Mỹ, dù là công nghệ quân sự, không gian hay kỹ thuật số, thực tế sẽ là một con bài mặc cả, vào thời điểm châu Âu không có phương án B.

Ông Matthieu Courtecuisse cảnh báoCuộc chiến thương mại sẽ nhanh chóng được thay thế bằng chiến tranh chuẩn mực. Ủy ban Châu Âu sẽ phải nhanh chóng nhận ra rằng họ không còn chọn lựa nào khác là phải đi theo lịch trình quy định của Mỹ, có nguy cơ dẫn đến việc thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phi công nghiệp hóa và bị gạt ra bên lề thị trường tài chính thế giới ! 

Minh Anh


Hiện Tượng Trục Xuất Ngược...

 


HIỆN TƯỢNG TRỤC XUẤT NGƯỢC...
chris phan... thực hiện

Ký sự cuối tuần...

HIỆN TƯỢNG TRỤC XUẤT NGƯỢC...

Gần đây, một số lãnh đạo đảng Dân Chủ thù ghét TT Trump và Elon Musk đến độ họ mong thủ tiêu được càng sớm càng tốt với bất cứ thủ đoạn nào. Qua 2 lần ám sát hụt TT Trump, gần như ai cũng đoán được có những bàn tay lông lá của một số người trong đảng Dân Chủ, thế lực ngầm và nhất là giới truyền thông báo chí cánh ta đưa tin giựt gân để kích động dấy lên phong trào làm những chuyện tàn bạo, độc ác này.

Rất tiếc thế lực ngầm và đảng Dân Chủ không làm gì được cặp bài trùng này. Bởi vậy họ tuyên truyền cho những đám người vô tri vô giác đứng lên biểu tình đòi trục xuất Elon Musk và Melania Trump, vì họ tự đặc chuyện hai người này là di dân bất hợp pháp...

Đúng là đảng Dân Chủ và những người ủng hộ đảng quái thai này đã bị “di chứng” thù ghét Trump và Elon ăn sâu vào tâm não, nên biến chúng trở thành những con người vừa ngu dốt, vừa thâm hiểm.

Tóm lược tiểu sư của 2 nhân vật nổi tiếng nhất thế giới một tí nhé!

** Melania Trump, đến Mỹ hơn 20 lần trước khi trở thành công dân Hoa Kỳ. Melania đi Mỹ với visa làm việc trong ngành Thời Trang, người Mẫu. Melania là người rất tôn trong pháp luật Hoa Kỳ, mỗi lần hết hạn visa bà trở về Slovenia xin gia hạn Visa, và cho đến năm 2001 bà xin được thẻ Xanh và trở thành thường trú nhân, năm 2006 bà thành hôn với nhà kinh doanh địa ốc Donald J. Trump, cũng năm 2006 bà thi vào quốc tịch và trở thành công dân hợp pháp Hoa Kỳ.

** Elon Musk tên đầy đủ là Elon Reeve Musk, có ông bà nội gốc Đức, sinh ra ở Mỹ, nhưng khi trưởng thành ông bà nội di cư qua Nam Phi sống, sanh ra Errol Musk (cha), rồi sau này gặp và thành hôn với Maye (mẹ) và có ba mặt con là Elon Musk, Kimbal Musk (em trai) và Tosca Musk (em gái út).

Ông bà ngoại của Elon Musk là tiến sĩ quốc tịch Canada, và sinh ra Maye (mẹ) ở Canada rồi di cư qua Nam Phi. Ông bà nội của Elon Musk là người Anh, có tổ tiên là gốc Đức nhập cư ở tiểu bang Pennsylvania đầu tiên. Nhưng Errol Musk (cha) khi trưởng thành di cư qua Nam Phi sinh sống và làm ăn và từ đó gặp bà Maye kết hôn, và sinh Elon Musk ở Nam Phi.

Nói chung, ông bà Ngoại thì quốc tịch Canada, ông bà nội quốc tịch Hoa Kỳ. Nhưng Elon Musk lại sinh ở Nam Phi, cho nên chuyện di cư trở lại Canada của mấy mẹ con Elon Musk dễ dàng, và từ Canada Elon Musk xin visa du học đại học ở Mỹ khá dễ dàng (vì gốc tích ông bà nội là công dân Hoa Kỳ). Nhưng Elon Musk cũng nhập cư theo trình tự giấy tờ di trú hợp pháp đàng hoàng.

Năm 1995 từ Canada, Elon Musk xin visa qua Mỹ du học ở đại học Stanford, San Jose California. Năm 1997 được cấp thẻ xanh thường trú nhân, và năm 2002 Musk thi vào quốc tịch, từ đó Elon Musk trở thành công dân hợp pháp Hoa Kỳ.

Chắc chắn một điều là Melania Trump sau này không thể ứng cử Tổng Thống Hoa Kỳ, vì bà không phải sinh ra trong nội địa Hoa Kỳ. Mà chưa ai nghĩ điều này bao giờ, vì với Melania không có tham vọng đó, và bà cũng không phải là người thèm muốn danh vọng, quyền lực như Hillary Clinton. Ai cũng nhìn ra như vậy!.

Cũng giống Elon Musk, hàng triệu triệu người dân Hoa Kỳ ngưỡng mộ, khâm phục, yêu mến và tin tưởng tài năng lãnh đạo của Elon Musk trên mọi lãnh vực, kể cả Tổng tư lệnh Hoa Kỳ. Nhưng chuyện này nói cho vui, chứ không thể thực hiện, vì Elon Musk đã từng tuyên bố ông không bao giờ thèm muốn quyền lực, vì đó là ác mộng, là thuốc độc, và điều quan trọng nhất là không sanh ra tại Hoa Kỳ.

Vậy mà có đám truyền thông gốc cánh tả Gốc Việt a dua, hùa theo đảng Dân Chủ đòi trục xuất Melania Trump và Elon Musk. Hai người này bây giờ có thể nói một trong những người quyền lực hành tinh địa cầu này. 

Ngu dốt mà hành động thì gọi là gì Phá Hoại, ở Little Saigon có nhóm truyền thông báo chí cánh tả miệt mài phá hoại, điển hình nhất là “đoàn quân nguyên” truyền thông gốc việt, trong đó có chàng khét tiếng căm thù Trump, đó là Đỗ Dzũng, chàng ta làm cho đài SBTN vừa bị đuổi, và hiện tại làm cho nhật báo Người Việt.

Bên cạnh có phóng viên Ngọc Lan làm cho little saigon TV (lúc trước cũng làm cho nhật báo Người Việt). Nhiều người biết hai nhân vật “khét tiếng” anti-Trump này không phải đi Ô-Đi -Ghe như những người Vượt tị nạn cộng sản. Dzũng và Lan đi qua Mỹ sau này bằng diện gì? Không ai biết! Như vậy có nên điều tra và trục xuất nếu họ là du học sinh trốn ở lại, mà trốn ở lại không khác gì Di Dân Lậu (?), Tôi không nghĩ họ là Di Dân Lậu, nhưng rất nhiều người nghi ngờ Dzũng và Lan làm nhật báo Người Việt, Người Việt TV youtube, cơ quan này thường xuyên đưa tin tức chống phá chính sách TT Trump, và đặc biệt lúc trước đã từng có những bài viết và hình ảnh bêu xấu và chống chế độ VNCH, gây nhiều quan ngại và phẫn nộ trong cộng đồng Việt hải ngoài. Vậy họ là ai

Quý đồng hương, ai biết câu trả lời thì góp ý nhé! Nhớ là biết thì trả lời, không thì “tịnh khẩu”... góp ý cho vui thôi!

Như vậy, thay vì trục xuất Melania Trump và Elon Musk, thì bây giờ lại có ý kiên trục xuất Ngọc Lan và Đỗ Dzũng...

Sự kiện Trục Xuất Ngược... nghe vui tai nhỉ!

chris phan... thực hiện


Thứ Năm, 3 tháng 4, 2025

Vietstar Mmedia: ĐẢNG DÂN CHỦ HOA KỲ ĐANG BỊ ĐÀO THẢI VÀ KHAI TỬ !

Vietstar Media: ĐẢNG DÂN CHỦ HOA KỲ ĐANG BỊ ĐÀO THẢI VÀ KHAI TỬ!
Chris Phan

Trân trọng 
NHHN 

Kính nời quý vị theo dõi 




Musk Kêu Gọi Điều Tra Kẻ Chủ Mưu

 


MUSK KÊU GỌI ĐIỀU TRA KẺ CHỦ MƯU 
Cao Vân

Elon Musk tiết lộ hàng tỷ quỹ liên bang đã được rửa, kêu gọi điều tra ngay kẻ chủ mưu

Tỷ phú Elon Musk hôm thứ Ba (1/4) đã công khai chỉ trích các “tổ chức phi chính phủ giả mạo” nhận tài trợ liên bang và kêu gọi bắt giữ lãnh đạo của những tổ chức này. Ông cáo buộc các tổ chức này lạm dụng nghiêm trọng tiền thuế của người dân và tham gia vào một kế hoạch rửa tiền quy mô lớn do giới chính trị thao túng.

Theo các báo cáo từ New York Post và Hindustan Times, ông Musk hiện lấy thân phạn là nhân viên chính phủ không lương, đồng thời là người đứng đầu “Bộ Hiệu quả Chính phủ” (DOGE), dẫn dắt một chương trình cải cách nhằm cắt giảm 1,000 tỷ USD chi tiêu liên bang hàng năm để giảm một nửa thâm hụt ngân sách.

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình The Five của Fox News, ông Musk tuyên bố: “Về các tổ chức phi chính phủ (NGO) này, những cái gọi là NGO giả mạo, tôi nghĩ rằng cần phải có một số người bị bắt giữ.”

Ông cho rằng những tổ chức này “thực chất là các tổ chức từ thiện giả, chủ yếu do Đảng Dân chủ điều hành”, đôi khi có một số thành viên Đảng Cộng hòa tham gia, bởi vì thỉnh thoảng họ sẽ cho thành viên Đảng Cộng hòa một chút lợi ích để giữ im lặng. Theo ông Musk, điều này phản ánh vấn đề “chính đảng đơn nhất” (uniparty) trong nền chính trị Mỹ.

Khái niệm “chính đảng đơn nhất” thường được những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump sử dụng để mô tả các chính trị gia thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, những người có lập trường giống nhau về vận hành chính phủ, chi tiêu tài khóa và chính sách đối ngoại, nhưng lại đi ngược với chương trình nghị sự mang tính dân túy của Trump.

Ông Musk tiếp tục cáo buộc rằng chính phủ liên bang đã chuyển hàng chục tỷ USD cho các NGO do Đảng Dân chủ kiểm soát, sau đó số tiền này được phân phối qua một mạng lưới NGO khổng lồ để rửa tiền. “Đây là một kế hoạch rửa tiền khổng lồ. Đến thời điểm này, tôi nghĩ rằng ‘NGO’ và ‘rửa tiền’ gần như có thể được xem là tương đương”, Musk nói.

Mặc dù Musk không có thẩm quyền thực thi pháp luật hay ra lệnh điều tra hình sự, nhưng với tầm ảnh hưởng lớn trong dư luận, lời kêu gọi của ông có thể thu hút sự chú ý từ Bộ Tư pháp và hệ thống công tố viên liên bang dưới thời chính quyền Trump.

“Bánh xe công lý dù quay chậm, nhưng cuối cùng vẫn sẽ đến đích,” ông Musk tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh “tôi cảm thấy có một sự cấp bách điên cuồng trong việc thúc đẩy vấn đề này.”

Dù ông Musk không chỉ đích danh NGO nào, nhưng một số trường hợp gần đây đã thu hút sự chú ý. Chẳng hạn, thành viên Đảng Cộng hòa chỉ trích chính quyền Biden đã cấp 2 tỷ USD cho một liên minh các tổ chức môi trường, trong đó có liên hệ với bà Stacey Abrams, cựu ứng cử viên Thống đốc bang Georgia của Đảng Dân chủ. Bà Abrams từng tham gia vận động để nhận được khoản tài trợ này.

Đáp lại, bà Abrams khẳng định bà không nhận bất kỳ lợi ích tài chính nào từ khoản tiền trên, một phần vì ngân sách vẫn chưa được giải ngân, và một phần vì bà đã rời khỏi tổ chức liên quan.

Tuần trước, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) Lee Zeldin, đã đăng trên mạng xã hội rằng, Bộ Tư pháp và FBI đang điều tra khoản tài trợ này.

Ngoài ra, ông Musk cũng tiết lộ trong chương trình rằng cơ quan thực thi pháp luật có thể sẽ bắt giữ một nghi phạm trong tuần này, người bị cáo buộc đánh cắp 400,000 số an sinh xã hội. Ông cũng nhân cơ hội này kêu gọi cử tri Wisconsin tích cực tham gia vào cuộc bầu cử tư pháp cấp bang trong tuần này.

Ông nhấn mạnh rằng kết quả của cuộc bầu cử này có thể ảnh hưởng đến quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm sau. “Nếu các thẩm phán Đảng Dân chủ tái phân chia khu vực bầu cử để đảm bảo chiến thắng cho họ, Hạ viện sẽ ngay lập tức hành động để cản trở chương trình nghị sự của tổng thống.” Ông Musk cảnh báo, “lúc đó, sẽ chỉ còn lại những cuộc điều trần và trát hầu tòa liên miên.”

Cao Vân, Vision Times

20 Năm Tù Cho Kẻ Đốt Phá Đại Lý Tesla

 

Bà Pam Bondi vừa đệ đơn cáo buộc nghiêm trọng đối với Cooper Frederick, kẻ tấn công Tesla. (Ảnh chụp màn hình video)

20 NĂM TÙ CHO KẺ ĐỐT PHÁ ĐẠI LÝ TESLA
Bình Minh

Người đàn ông đối mặt với án tù 20 năm vì đốt phá đại lý Tesla


Hôm thứ Hai (ngày 31/3), Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Pam Bondi thông báo một người đàn ông bị tình nghi ném thiết bị gây cháy vào một đại lý Tesla ở bang Colorado sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 20 năm.

Pam Bondi

Bà Pam Bondi vừa đệ đơn cáo buộc nghiêm trọng đối với Cooper Frederick, kẻ tấn công Tesla. (Ảnh chụp màn hình video)

Nghi phạm bị bắt và Bộ Tư pháp HoaKỳ có lập trường cứng rắn

Công ty Tesla của tỉ phú Elon Musk từng được lòng vì sản xuất xe điện tốt cho môi trường, nhưng hiện đã trở thành mục tiêu phá hoại nhằm phản đối liên minh Trump – Musk.

Tesla đang là mục tiêu của các nhà hoạt động phản đối chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump, khi CEO Tesla Elon Musk là cố vấn của ông Trump, cũng như là người đang dẫn đầu chiến dịch cắt giảm hàng ngàn biên chế liên bang Mỹ thông qua Bộ Hiệu quả Chính phủ Hoa Kỳ (DOGE).

New York Post đưa tin Cooper Jo Frederick, 24 tuổi, đã bị bắt tại thành phố Plano, Texas, vì tình nghi tấn công một đại lý Tesla ở thành phố Loveland, bang Colorado.

Trong một tuyên bố video, bà Bondi nói đây là lời cảnh báo, họ có thể chạy trốn, nhưng không thể trốn tránh, công lý sẽ đến.

  • Nội dung bài đăng trên nền tảng X:Pam Bondi vừa đệ đơn cáo buộc nghiêm trọng đối với Cooper Frederick, kẻ tấn công Tesla. Frederick đã ném bom xăng vào một đại lý ở thành phố Loveland, bang Colorado để phản đối Elon Musk. Anh ta sẽ phải đối mặt với mức án 20 năm tù khi ra tòa.

Theo cảnh sát, Frederick đã đốt một thiết bị gây cháy và ném vào đại lý, suýt trúng nhiều xe đang đỗ. Thiết bị này đã rơi vào giữa hai chiếc xe và gây ra hỏa hoạn. Một số người đang dọn dẹp tòa nhà đã gặp nguy hiểm vào thời điểm đó. May mắn thay, một cảnh sát phản ứng nhanh tại hiện trường đã kịp thời dập tắt ngọn lửa, tránh được thương vong.

Các cơ sở của Tesla bị tấn công nhiều lần và đang được điều tra

Ngoài vụ tấn công đốt phá, cảnh sát cho biết, tòa nhà và một số phương tiện cũng bị hư hại do đá ném. Bà Bondi nhấn mạnh, nếu tham gia vào hành vi khủng bố trong nước chống lại tài sản của Tesla, người này sẽ bị bắt giữ và bỏ tù. Bà nói thêm rằng những trường hợp này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công cộng và sẽ không có cuộc đàm phán nào.

Một tuần sau khi Frederick bị bắt, các công tố viên liên bang tuyên bố đề nghị mức án 20 năm tù cho anh ta. Anh ta cũng phải đối mặt với các cáo buộc tại địa phương, bao gồm tội đốt phá cấp độ 2 và tàng trữ thiết bị nổ hoặc gây cháy.

Tesla trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công liên tiếp

Frederick không phải là nghi phạm duy nhất bị buộc tội tấn công cơ sở của Tesla. Lucy Grace Nelson, 42 tuổi, còn được gọi là Justin Thomas Nelson, cũng đang phải đối mặt với cáo buộc thực hiện một cuộc tấn công tương tự tại cùng một đại lý Tesla vào ngày 27/2.

Trong khi đó, Paul Hyon Kim, 36 tuổi, bị buộc tội đốt phá, tàng trữ thiết bị gây cháy trái phép và vũ khí sau khi anh ta nổ súng vào các xe tại một đại lý Tesla ở thành phố Las Vegas. Bà Bondi tiết lộ, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố một số nghi phạm vì cáo buộc tấn công tài sản của Tesla, một số trường hợp có mức án tối thiểu là 5 năm tù.

Để ứng phó với các cuộc tấn công này, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cục Quản lý Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ (ATF) đã cùng nhau thành lập một lực lượng đặc nhiệm, để tăng cường nỗ lực điều tra và thực thi pháp luật.

Tỷ phú Elon Musk lên án bạo lực

CEO Tesla Elon Musk tỏ ra sốc trước các cuộc tấn công. Ông đăng trên X (trước đây là Twitter) rằng những hành động này thật điên rồ và cực kỳ sai trái. Tesla chỉ sản xuất ô tô điện và không làm gì để phải chịu cuộc tấn công độc ác này.

Trong khi đó, một vụ hỏa hoạn tại đại lý Tesla ở Rome vào thứ Hai (31/3) đã thiêu rụi 17 chiếc xe, nguyên nhân vụ cháy vẫn đang được điều tra. Ông Musk thẳng thừng tuyên bố trên X rằng những cuộc tấn công này là chủ nghĩa khủng bố.

Đăng tải trên Truth Social ngày 21/3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, những ai tham gia vào loạt vụ tấn công gần đây nhắm vào công ty xe điện Tesla sẽ có thể đối mặt với hậu quả nghiêm khắc, bao gồm án tù lên đến 20 năm.

“Những người bị bắt vì phá hoại Tesla sẽ có nguy cơ phải ngồi tù lên tới 20 năm,gồm cả những kẻ đứng sau tài trợ. Chúng tôi đang tìm kiếm các người”, ông Trump viết.

Cảnh báo trên được ông Trump đăng tải trong bối cảnh một loạt vụ tấn công nhắm vào phòng trưng bày trạm sạc và xe điện của Tesla xảy ra tại một số thành phố thiên tả ở Mỹ.

Bình Minh (t/h)


Say Đi Em

 

Hình minh họa

SAY ĐI EM
Vũ Thế Thành 

Uống cồn là uống rượu. Uống rượu phải say. Dĩ nhiên thế. Không say thì uống bia rượu làm gì?

Bài này nói về say rượu dưới góc nhìn khoa học, nhưng vì lấn cấn một chút tới tửu lượng của phụ nữ nên tôi mượn luôn câu thơ “Say đi em” trong tập “Thơ Say” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương để đặt tựa cho bài báo này.

Bia rượu gọi chung là cồn. Dù đó là bia Sài Gòn, bia Hà Nội, Tiger hay Heineken…, rượu vang hay rượu nếp, rượu Gò Đen, Làng Vân, Vodka hay Cognac, Whisky…, tất cả đều là cồn, là ethanol, có công thức hóa học là C2H5OH. Chúng chỉ là khác mùi vị do “tạp chất” và độ rượu cao thấp.

Say nhanh hay chậm là do tốc độ hấp thu rượu vào máu. Hấp thu càng lẹ càng chóng say. Khoảng 20% bia rượu được hấp thu ở dạ dày, và 80% ở ruột non.

Con số 20% ở dạ dày không hề nhỏ. Vì vậy trước khi uống rượu cần “lót dạ” (dân trong nghề gọi là “đổ bể tông”), nhất là nên “đổ” trước những món nhiều bột đường (carbohydrates) và protein (cá, thịt, đậu…), hoặc vừa uống vừa phá mồi, thì hấp thu rượu sẽ chậm, nói cách khác, lâu say hơn.

Một yếu tố khác, rượu nồng độ càng cao, càng dễ hấp thu. Rượu nặng, khoảng 30 – 50 độ uống mau… xỉn hơn bia hoặc rượu vang. Bia khoảng 5 độ cồn, còn rượu vang khoảng 13 độ.

Thông thường phụ nữ uống rượu yếu hơn đàn ông. Điều này được khoa học giải thích như sau:

Thứ nhất, tổng lượng nước trung bình trong cơ thể đàn ông nhiều hơn đàn bà (62% so với 52%), nghĩa là dễ làm loãng rượu hơn. Như đã nói ở trên, rượu cao độ uống dễ xỉn hơn.

Thứ hai, tỉ lệ mỡ của mấy bà nhiều hơn nạc. Tôi không có ý nói mấy bà gầy hay béo, tôi chỉ muốn nhấn mạnh, tỉ lệ chất béo của mấy bà nhiều hơn so với đàn ông vai u thịt bắp cùng trọng lượng.

Sau khi được hấp thu, rượu – đúng hơn là chất cồn (ethanol)- hòa tan vào máu. Máu mang cồn đến khắp các mô trong cơ thể. Cồn vào được trong các mô là nhờ hòa tan vào nước có trong mô. Cồn không tan trong mỡ, nên không thể chui vào các mô mỡ được. Mỡ nhiều hơn nạc (như quý bà ), hậu quả là lượng cồn “tồn đọng” trong máu trong cao hơn. Lượng cồn trong máu cao thì dễ xỉn.

Và sau cùng, được xem là yếu tố quan trọng nhất, đó là cơ thể mấy bà có ít men chuyển hóa chất cồn. Nói cách khác, chuyển hóa rượu chậm hơn, nên cồn cứ luẩn quẩn trong máu, làm dễ xỉn hơn.

Tóm lại, quý bà uống rượu “yếu” hơn, dễ say hơn quý ông, nếu cùng uống một lượng rượu như nhau … nhưng chớ thách thức “say đi em”

Trong thực tế, tôi biết, không ít bà có “năng khiếu” bia rượu thuộc hàng cao thủ, mặc dù hình thể thuộc loại có da, có thịt (mỡ). Chỉ nhìn họ uống cũng đủ thấy… say rồi: Cạn ly ngọt xớt, mặt lạnh như tiền, thần sắc không đổi. Thường ngày họ không uống. Khi cần thì uống như thế đó, uống để dằn mặt mấy tay bợm lè nhè, khoác lác.

Như đã nói ở trên, mau say hay chậm say là do nồng độ cồn trong máu nhiều hay ít. Có lẽ men (enzymes) chuyển hóa của những quý bà này bẩm sanh đã dồi dào một cách… “phi giới tính”, khiến cồn trong máu chuyển hóa nhanh, làm họ chậm say.

Ngược lại cũng có quý ông, chỉ cần ngụm rượu nhỏ cũng đủ làm đỏ bừng mặt, choáng váng, khó chịu lại là do enzyme chuyển hóa quá ít. Giới văn sĩ gọi trường hợp này là… “một nửa đàn ông là đàn bà”.

Chuyển hóa bia rượu nghĩa là cơ thể dùng chất xúc tác là men (enzyme), biến cồn thành các chất khác để sử dụng hoặc thải ra ngoài. Nhưng trước khi chuyển hóa, cơ thể phải hấp thu rượu vào máu.

Khoảng 10% lượng cồn không chuyển hóa sẽ được bài tiết qua nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở. Qua hơi thở là điều phiền toái vì cảnh sát sẽ thử độ cồn để phạt vi phạm, uống rượu mà còn lái xe.

Khoảng 90% lượng cồn được gan chuyển hóa thành acetaldehyde, rồi thành acid acetic. Sau cùng thì acid acetic bị các tế bào “đốt cháy” tạo năng lượng, sinh ra carbon dioxid (CO2) và nước. Uống nhiều bia rượu là nạp calo, không có lợi cho giảm béo là vì thế.

Chính chất acetaldehyde trong quá trình chuyển hóa gây nhức đầu sau cơn xỉn. Do đó nếu uống nhiều rượu, acetaldehyde sẽ chuyển hóa (chậm), không kịp thành acid acetic, hậu quả sáng hôm sau chỉ muốn đập đầu vô tường là vì vậy.

Để giảm nguy cơ cho bức tường vô tội, khi uống rượu, không những chỉ nên “phá mồi” mà còn “chữa cháy” (uống nước) càng nhiều càng tốt. Nước và đồ ăn có thể làm giảm bớt ngầy ngật khó chịu sau cơn say, nhưng giảm bớt không có nghĩa là không bị vật vã! Nhớ rằng, uống nước không làm giảm cơn say và cũng không thể bảo vệ lá gan.

Cocktail là đồ uống chứa rượu trộn với đủ loại (nước) trái cây. Một loại khác khá phổ biến là brunch, được xem là thức uống khai vị trong các party ở phương Tây. Brunch gồm trái cây thái miếng (không xay), thường là táo, cam, lê… với rượu (thường là rượu vang). Có thể thêm chút đường để quý bà dễ uống. Hương trái cây, vị ngòn ngọt, cảm giác lâng lâng, thì đúng là… “say đi em”. Vị ngọt bị cáo buộc là thủ phạm là mau say rượu.

Điều này oan cho… ngọt. Đường ảnh hưởng không đáng kể đến việc say mau say chậm. Rượu ngọt dễ uống, nên cũng dễ tiện tay nâng ly. Uống nhiều nên say hồi nào không biết.

Tuy nhiên, đường làm chậm tốc độ chuyển hóa của rượu, lượng acetaldehyde chậm chuyển thành acetic. Hệ quả là acetaldehyde tồn dư nhiều trong cơ thể, nên các loại rượu ngọt như rượu mùi, champagne, rượu vang loại ngọt… uống dễ nhức đầu là vậy.

Càng uống đô rượu càng tăng, tửu lượng càng cao mới anh hùng. Chuyện anh hùng bàn nhậu đúng sai xin để quý bà “nội nhân” phán xét, nhưng càng uống, đô rượu càng tăng là có thật.

Tăng đô chỉ là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng độc chất cao hơn. Nhưng một khi cồn đã hấp thu vào máu thì tốc độ chuyển hóa cồn hầu như vẫn thế, chứ không phải uống được bia rượu nhiều hơn thì chuyển hóa cồn nhanh lên hơn. Tốc độ chuyển hóa không thay đổi mà lại nạp rượu nhiều quá thì hệ quả là tồn dư acetaldehyde sau cơn say xỉn.

“Lên đô” là dấu hiệu cảnh báo cho biết, cơ thể đã bắt đầu bị ảnh hưởng do rượu. Acetaldehyde vẫn được tạo ra, gan vẫn bị tàn phá mà mình không hay.

Lại có tin đồn, uống cà phê trước khi vào đấu trường… rượu... thì sẽ cạn ly ngọt xớt hơn, khó say hơn. Đúng là chất caffeine trong cà phê làm người ta tỉnh táo hơn, nhưng uống càng nhiều, nồng độ rượu trong máu càng tăng; rồi đã say mà cứ tưởng mình tỉnh. Đến lúc nào đó, không còn kiểm soát được hành vi.

Điều chắc chắn là, rượu tăng một, cà phê tăng hai thì có thể giúp tỉnh táo chút đỉnh, dù vẫn say như thế. Còn đi tiếp rượu tăng ba thì có khi về nhà bị say âm ỉ cả tháng cả năm chưa hết.

Tập “Thơ say” là tác phẩm đầu tay của Vũ Hoàng Chương xuất bản năm 1940 tại Hà Nội. Bài thơ của ông được nói đến nhiều nhất là “Mời say”. Giới văn chương đồn rằng Vũ Hoàng Chương thất tình một tiểu thư Hà Nội nào đó, rồi vùi đầu vào men rượu, vũ trường và kỹ nữ.

… Say đi em! Say đi em!
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng, cho điên rồ xác thịt!
Rượu, rượu nữa! Và quên, quên hết!…

Vũ Hoàng Chương được xem là thi bá của thế kỷ 20. Ông học đại học Luật, rồi bỏ. Học toán cũng bỏ ngang. Ông là thầy giáo mẫu mực, nho nhã, đi xích lô đến trường dạy Việt văn nổi tiếng một thời ở Miền Nam. Thơ ông đầy mộng ảo. Ông say thơ, say thuốc (phiện) là điều có thật, nhưng tôi chưa nghe ai nói đã từng ngồi đối ẩm (rượu) với ông. Có lẽ rượu chỉ là phương tiện để ông say thơ.

Vâng, rượu chỉ là phương tiện để đi vào thế giới chiêm nghiệm của riêng mình, là phương tiện chuyện trò với bằng hữu cho đậm đà hơn, chứ không phải để thể hiện cái tôi, như anh binh nhì khi say tưởng mình là đại tướng.

Tôi không thể đưa ra lời khuyên nên uống (rượu) bao nhiêu là vừa.

Xin dẫn lời của danh y Hải Thượng Lãn Ông:

"Bán dạ tam bôi tửu, Lương y bất đáo gia "

Nghĩa là,:

"Tối ba ly rượu thì nghỉ chơi bác sĩ được rồi."

Ly rượu hồi xưa nhỏ như chén tống uống trà. Uống xong ba ly tí tẹo này mà không đàm đạo cho phả hết hơi rượu thì liệu ra đường có thoát được máy test hơi cồn của cảnh sát không… Tôi không chắc!

Vũ Thế Thành (Tác giả)

Nỗi Hối Hận Muộn Màng

 


NỖI HỐI HẬN MUỘN MÀNG
Đoàn Xuân Thu

Tuổi thơ của Chekhov gắn liền với những năm tháng cơ cực, khi gia đình ông phá sản và phải chuyển đến Moscow. Dù hoàn cảnh khó khăn, Chekhov vẫn cố gắng học tập và sau này theo học trường Y tại Đại học Moscow. Ông trở thành bác sĩ và luôn coi nghề y là một phần quan trọng trong cuộc đời mình, nhưng văn chương mới là đam mê lớn nhất.

Chekhov bắt đầu viết truyện ngắn từ những năm 1880 để kiếm sống và nhanh chóng khẳng định được tên tuổi. Các tác phẩm của ông thường tập trung vào cuộc sống hàng ngày của con người, khai thác tâm lý sâu sắc và chứa đựng những triết lý nhân sinh.

Bên cạnh việc viết truyện ngắn, Chekhov cũng là một nhà biên kịch xuất sắc với các vở kịch như Uncle Vanya (Chú Vanya), Three Sisters (Ba chị em) và The Cherry Orchard (Vườn anh đào). Những sáng tác này phản ảnh sự chuyển biến xã hội và mối quan hệ giữa con người trong một thời đại đầy biến động ở nước Nga cuối thế kỷ XIX.

Không chỉ nổi tiếng ở Nga, Chekhov còn có tầm ảnh hưởng lớn đến nền văn học thế giới. Các nhà văn như Ernest Hemingway, William Faulkner, Raymond Carver đều chịu ảnh hưởng từ phong cách viết của ông.

Khác với nhiều nhà văn cùng thời, Chekhov không cố gắng đưa ra những kết luận rõ ràng trong truyện của mình. Ông tin rằng nghệ thuật không phải để trả lời câu hỏi, mà là để đặt ra câu hỏi. Các câu chuyện của ông thường kết thúc mở, để lại dư âm, những suy gẫm trong lòng người đọc.

Các đặc điểm nổi bật trong văn chương của Chekhov là sự miêu tả cuộc sống một cách chân thực, không tô vẽ hay cường điệu. Thay vì những tình tiết gay cấn, ông tập trung vào những khoảnh khắc đời thường nhưng giàu cảm xúc. Chekhov luôn thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc với nỗi khổ và tâm trạng của con người.

Một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ phong cách này chính là truyện ngắn Nỗi Đau (Grief), nói về sự hối tiếc muộn màng của một người chồng trong cách đối xử với vợ mình.

Grigory Petrov, một người thợ mộc ở một vùng quê nghèo khổ và thiếu thốn của nước Nga vào cuối thế kỷ XIX. Vợ Grigory Petrov lâm bệnh gần cả một năm trời. Họ đã dốc hết tiền bạc vào thuốc men nhưng dường như vô ích. Lúc này, bà đang trên bờ vực của cái chết. Grigory Petrov cố đưa vợ đến bệnh viện trong thị trấn với suy nghĩ còn nước còn tát, còn chút hy vọng nào không?

Trời tuyết rơi nhiều, đường trơn trợt, Grigory đặt vợ lên chiếc xe ngựa cũ kỹ. Con ngựa già nua lê từng bước rã rời, mệt nhọc. Cả hai không nói gì nhiều, chỉ có tiếng gió rít qua những hàng cây, tiếng bánh xe nặng nhọc lăn trên nền tuyết lạnh. (Hình ảnh tuyết rơi nhiều là hình ảnh của cuộc đời lạnh quá. Hình ảnh con ngựa già lê bước là hình ảnh Grigory mang vợ mình về chốn mãi chia xa!)

Trên đường đi, Grigory bắt đầu nói chuyện với vợ, nhưng thực ra Grigory đang tự nói với chính mình. Ông nhắc lại những năm tháng họ sống bên nhau, những khó khăn, gian khổ mà vợ ông đã phải chịu đựng. Suốt 40 năm qua, bà đã làm việc quần quật, gánh vác cả gia đình mà chưa bao giờ nhận được một lời yêu thương hay một cử chỉ dịu dàng từ chồng mình.

Chỉ đến lúc này, khi cái chết cận kề, Grigory mới nhận ra lỗi lầm của mình. Ông nói với bà bằng giọng nghẹn ngào: “Lẽ ra tôi nên đối xử với bà tốt hơn… Cuộc đời quá bất công với bà, và tôi cũng quá bất công. Tôi chưa bao giờ dành cho bà một lời tử tế, một nụ cười dịu dàng. Tôi thật tệ…” Bà vợ khẽ rên lên, hơi thở yếu dần.

“Cố lên bà nhé… Chúng ta sắp đến nơi rồi. Bà sẽ khỏe lại thôi…” Nhưng trong thâm tâm, Grigory biết đó là điều không thể.

Cuối cùng, họ cũng đến thị trấn. Ông dừng xe, vội vã bước xuống. Lần đầu tiên trong đời, ông bế bà trên tay để đưa bà vào bệnh viện. Nhưng khi chạm vào bà, ông sững người. Bà đã lạnh ngắt. Bà đã chết. Bà trút hơi thở cuối cùng trên đường đi, trước khi kịp nghe những lời yêu thương muộn màng của chồng mình.

Chekhov không lên án, vì Grigory không phải là người xấu. Ông chỉ là một người nông dân bình thường. Nhà quá nghèo, kiếm được miếng ăn trầy vi tróc vảy, sao mà không cơ cực? Grigory quá bận rộn với cuộc sống mà quên đi giá trị của tình yêu.

Câu chuyện đặt ra một câu hỏi nhức nhối: “Tại sao con người chỉ nhận ra giá trị của nhau khi đã quá muộn?”

Những lời hối tiếc của Grigory chẳng còn ý nghĩa khi người cần nghe chúng đã không còn nữa.

Chekhov không kết luận, không dạy đời phải làm thế này hay phải làm thế nọ. Ông chỉ kể lại một tình huống mà ai cũng có thể thấy được chính mình trong đó, để rồi tự rút ra bài học cho bản thân.

Thông điệp của câu chuyện thật giản dị nhưng thấm thía. Chekhov nhắc nhở chúng ta rằng những điều tốt đẹp về sự yêu thương, chăm sóc cho nhau trong nghĩa vợ chồng không nên để quá muộn. Khi yêu thương một ai đó, hãy thể hiện ngay khi còn có thể, bởi thời gian không chờ đợi ai.

Câu chuyện của Chekhov không chỉ là một tác phẩm văn học xuất sắc mà còn là một bài học sâu sắc về cuộc sống. Nó khiến người đọc phải suy ngẫm về những giá trị quan trọng trong đời: “Đừng trì hoãn yêu thương. Một lời yêu hôm nay đáng giá hơn cả ngàn câu hối tiếc sau này.”

Người phương Tây có câu: “Whispered words—too late. Echoes in the empty room, love left unspoken.”


Lời thì thầm quá muộn để nói ra chỉ vang vọng trong căn phòng trống, lời yêu thương chưa nói, giờ mới nói ai nghe?

Đoàn Xuân Thu

Báo Mai