Thứ Hai, 4 tháng 9, 2023

Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơ Thể Thiếu Chất Sắt


BM

DẤU HIỆU CẢNH BÁO CƠ THỂ THIẾU CHẤT SẮT
Vance Voetberg  _  Tú Liên

Đây cũng là một trong những vấn đề có hại nhất đối với sức khỏe, gây suy giảm sự phát triển trí não ở trẻ em, tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người lớn, cản trở chức năng nhận thức và miễn dịch kém ở mọi lứa tuổi.


Vậy, đối tượng nào dễ có nguy cơ bị thiếu sắt và làm thế nào để tối ưu nồng độ sắt trong cơ thể?


Trong khi trẻ em và phụ nữ mang thai thường xuyên được kiểm tra thiếu máu tình trạng không có đủ hồng cầu các bác sĩ thường không sàng lọc tình trạng thiếu sắt ở người lớn. Thiếu sắt ban đầu có thể nhẹ đến mức không được chú ý trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.


Làm thế nào để phát hiện tình trạng thiếu sắt thầm lặng


BM


Thiếu sắt có thể biểu hiện rất đa dạng, từ khó chịu đến đau đầu, vì vậy thường hay bị bỏ qua.


Dấu hiệu phổ biến nhất là mệt mỏi, nhưng những dấu hiệu khác có thể bao gồm:


·       Da nhợt nhạt.

·       Sức khỏe suy yếu, giảm sức mạnh và sức chịu đựng thể chất.

·       Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động thể chất.

·       Đau đầu dai dẳng hoặc thường xuyên.

·       Chóng mặt.

·       Tay chân lạnh bất thường.

·       Móng tay mỏng và dễ gãy.

·       Cảm giác thèm ăn bất thường đối với những chất như nước đá hoặc bụi bẩn.

·       Hội chứng chân không yên: Cảm giác khó chịu ở chân khi nghỉ ngơi hoặc ngủ là phổ biến.

·       Dễ dàng trở nên kích động hoặc cáu kỉnh.

·       Khả năng tập trung kém.


BM


Khi kiểm tra tình trạng thiếu sắt, Tiến sĩ Matt Angove, một bác sĩ trị liệu tự nhiên được cấp phép khuyến nghị nên làm các xét nghiệm sau:


·       Ferritin.

·       Sắt huyết thanh.

·       Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC).

·       Độ bão hòa sắt.

·       Công thức máu toàn phần (CBC).


Vai trò của sắt


BM


Nhiều người biết rằng thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Sắt cần thiết để tạo ra huyết sắc tố, một loại protein khiến tế bào hồng cầu có màu đỏ, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Nhưng sắt còn nhiều chức năng khác nữa.


1. Bnh thn kinh


Sắt tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng.


Bên trong hầu hết mọi tế bào, “nhà máy năng lượng” ty thể có vai trò tạo ra năng lượng cho tất cả các chức năng của cơ thể, từ việc ngồi xổm cho đến hình thành suy nghĩ. Năng lượng tế bào này được gọi là adenosine triphosphate, hay ATP.


Sắt là nguyên liệu thô của ATP; thiếu sắt làm suy yếu việc sản xuất ATP, có thể biểu hiện dưới dạng các bệnh thoái hóa thần kinh.


2. Bnh Parkinson


Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến giảm sản xuất năng lượng ở tế bào thần kinh. Sự thiếu hụt năng lượng này có thể góp phần gây ra rối loạn chức năng và cuối cùng là tử vong của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine. Điều này có khả năng làm trầm trọng thêm sự tiến triển của bệnh Parkinson.


Nghiên cứu cho thấy nồng độ sắt thấp có liên quan đến mức độ bệnh trầm trọng ở bệnh nhân Parkinson, trong khi một nghiên cứu khác cho thấy mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu ở giai đoạn đầu đời và sự phát triển bệnh Parkinson về sau.


3. Sa sút trí tu


BM


Tiến sĩ Matt Angove, một bác sĩ trị liệu tự nhiên được cấp phép, nói với The Epoch Times, “Sắt rất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của bộ não.”


Thiếu máu là một yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ. Bổ sung sắt làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ ở bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt. Một nghiên cứu năm 2023 tái khẳng định tình trạng thiếu sắt có liên quan đến nguy cơ bị sa sút trí tuệ do mọi nguyên nhân cao hơn ở phụ nữ.


Tiến sĩ Angove cho biết, “Những phát hiện này không có gì đáng ngạc nhiên vì sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh và duy trì myelin.”

Vỏ myelin, bao gồm các lớp protein và chất béo, giúp bảo vệ dây thần kinh não và tủy sống. Sự mất myelin chủ yếu gây ra bệnh đa xơ cứng. Sắt có thể sửa chữa các tổn thương mất myelin.


4. Mt mi mãn tính


BM


Nghiên cứu năm 2020 trên tập san European Journal of Clinical Nutrition (Dinh dưỡng Lâm sàng Âu châu) đã tìm thấy mối liên quan giữa mệt mỏi và thiếu sắt ở 224 bệnh nhân nhập viện trong độ tuổi từ 65 đến 95. Nghiên cứu cũng báo cáo rằng 11% cư dân cộng đồng và hơn 50% cư dân viện dưỡng lão và bệnh nhân nội trú bị thiếu sắt.


Vì sắt giúp vận chuyển oxy nên thiếu máu do thiếu sắt gây ra mệt mỏi và chức năng cơ kém. Ngay cả thiếu sắt mà không bị thiếu máu cũng có thể dẫn đến vô cùng mệt mỏi. Điều này làm nổi bật vai trò quan trọng của sắt.


5. Min dch kém


Vì sắt rất quan trọng đối với hệ tuần hoàn và hệ thần kinh nên sắt cũng giúp duy trì hệ miễn dịch mạnh mẽ.


Sắt tham gia vào các phản ứng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài. Ví dụ: lượng sắt thấp có liên quan đến các kết cục COVID-19 xấu hơn.


Những bệnh nhân COVID-19 có ít chất sắt hơn trong máu và có nhiều chất như ferritin, một loại protein lưu trữ sắt, so với mức bình thường hoặc những người khỏe mạnh. Thậm chí hai tháng sau khi bị COVID-19, những bệnh nhân này vẫn có lượng sắt thấp và hàm lượng ferritin cao.


“Ferritin là một chất phản ứng giai đoạn cấp tính. Tiến sĩ Angove cho biết ferritin cao là dấu hiệu của tình trạng viêm. Trong quá trình nhiễm trùng, cơ thể “rút sắt ra khỏi hệ tuần hoàn và giấu trong ferritin để virus không thể sử dụng sắt.”


Ai có nguy cơ thiếu sắt cao nhất?


Mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị thiếu sắt nếu không có đủ chất sắt trong khẩu phần ăn, nhưng có ba nhóm có nguy cơ nhiều hơn, đó là trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi.


1_ Tr em


BM


Theo nghiên cứu, ở trẻ em, sự tăng trưởng nhanh chóng gây ra sự thiếu hụt sắt, làm suy yếu sự phát triển nhận thức, vận động, cảm xúc xã hội và sinh lý thần kinh ngắn hạn và dài hạn. Thiếu sắt cũng có khả năng gây tổn thương vĩnh viễn cho sự phát triển của bộ não.


2_ Ph n


BM


Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có nguy cơ cao vì bị mất sắt hàng tháng do chảy máu. Nghiên cứu cho thấy 27% phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt bị thiếu máu và 60% bị thiếu sắt trầm trọng.


Tình trạng thiếu sắt thường gặp ở những phụ nữ năng động. Tiến sĩ Angove lấy ví dụ về một cầu thủ bóng chuyền 17 tuổi bị tê tay giữa trận đấu. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh tự miễn dịch, nhưng nồng độ ferritin của cô chỉ là 2 ng/mL, thấp hơn nhiều so với mức tối ưu là 40 đến 300 ng/mL. Tiến sĩ Angove nói thêm, “Chúng tôi bắt đầu bổ sung sắt và một tuần sau, cô ấy thi đấu ở giải bóng chuyền cấp bang. Công thức máu toàn phần của cô ấy bình thường nên các bác sĩ không nghi ngờ vấn đề thiếu hụt.”


Ông nói, “Cô ấy có thể dễ dàng đi hết bác sĩ chuyên khoa này đến chuyên gia khác và cuối cùng được chẩn đoán bệnh tâm thần nếu chúng tôi không kiểm tra ferritin và bổ sung sắt. Nhu cầu của bệnh nhân thường đơn giản đến mức khiến các bác sĩ tài giỏi bối rối.”


Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao hơn nhiều. Thiếu sắt thường xảy ra do lượng máu tăng lên, nhu cầu phát triển của thai nhi, sự hình thành nhau thai và sự phát triển mô của mẹ.


Cách tối ưu hóa mức độ sắt


BM


Có hai loại sắt trong khẩu phần ăn:


·       Sắt heme trong các sản phẩm động vật như thịt, hải sản và thịt gia cầm.

·       Sắt không heme trong thực phẩm thực vật như đậu, rau xanh và ngũ cốc tăng cường.


Trong khi cơ thể hấp thụ sắt heme trong các sản phẩm động vật tốt hơn, chúng ta có thể tăng khả năng hấp thụ sắt không heme bằng cách ăn cùng vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi hoặc ớt chuông.


Bổ sung sắt thường được khuyến nghị khi thiếu hụt (ferritin dưới 25 ng/mL) hoặc mang thai nhưng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng và táo bón. Để tránh tác dụng không mong muốn, Tiến sĩ Angove khuyên bạn nên bổ sung sắt chelate từ protein toàn phần thủy phân.


Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn tăng những thực phẩm chứa nhiều chất sắt.


BM


Vance Voetberg  _  Tú Liên 

Báo Mai)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét