1/- 1 Đường thốt nốt là gì?
Có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa biết loại đường được làm từ gì. Đây là loại đường có vị ngọt thanh, được làm từ phần dịch chảy ra từ các bộ phận trên cây thốt nốt – một cây thuộc họ Cau – chứa nhiều vitamin và khoáng chất, phù hợp trồng và phát triển ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang,…và một số nước Châu Á khác như Thái Lan và Campuchia.
Cây thốt nốt
Đường thốt nốt tiếng Anh là Palm Sugar, nó có tên khoa học là Borassus flabellifer La.. Ngoài ra, nó còn được gọi là “thốt lốt Thnot” trong tiếng Campuchia và “mak tan kok” trong tiếng Lào.
Phần nước thu được từ cây thốt nốt sẽ được chế biến thủ công để làm thành đường thốt nốt. Nước khi thu hoạch vào buổi sáng sớm sẽ có vị ngọt mát hơn. Để làm ra được 1kg đường thì cần trung bình 4 lít nước từ cây thốt nốt
1.2 Ăn đường thốt nốt có tốt không?
Bởi vì được chế biến thủ công, không có sự can thiệp của bất kỳ hóa chất nào nên có thể coi đây là một chất ngọt hoàn toàn tự nhiên, vẫn giữ được các khoáng chất có lợi cho sức khỏe chứ không giống như đường cát trắng đã trải qua quá trình tinh chế, chỉ còn lại vị ngọt.
Đường thốt nốt có các công dụng tuyệt vời, không chỉ khiến món ăn thêm đậm đà mà còn rất tốt cho sức khỏe nữa:
– Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa
Là một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Các thành phần có trong loại đường này mà phải kể đến đó là carbohydrate có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa được nhanh và dễ dàng hơn. Nếu như có cảm giác khó tiêu sau bữa ăn, bạn có thể ăn thêm một chút đường này để hỗ trợ cho việc tiêu hóa. Khi đi vào dạ dày, loại đường sẽ kích thích chế độ hoạt động của các enzyme tiêu hóa trong đây cũng như góp phần tẩy sạch đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
Ngoài ra, khi bạn sử dụng đường thốt nốt thường xuyên, nó sẽ giúp giải phóng năng lượng
– Cung cấp nhiều khoáng chất
Trong đường thốt nốt, nhờ có hàm lượng mật vẫn được giữ nguyên mà đường rất giàu các khoáng chất thiết yếu và có nhiều vitamin cao hơn nhiều lần so với đường cát trắng đã trải qua quá trình tinh chế (khoảng 60 lần). Đường thốt nốt còn chứa nhiều chất sắt, tăng cường nồng độ hemoglobin trong máu, điều trị chứng thiếu máu ở thanh thiếu niên và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.
Trong đường thốt nốt có nhiều khoáng chất tốt
Bên cạnh đó, loại chất ngọt tự nhiên này còn chứa nhiều magie có tác dụng tốt cho sự hoạt động của hệ thống thần kinh, chất chống oxy hóa góp phần bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn hại do các gốc tự do gây ra, canxi, kali và photpho.
– Thanh lọc cơ thể
Khi sử dụng đường với một liều lượng đúng, vừa phải, nó có tác dụng thanh lọc hệ thống hô hấp, hệ thống đường ruột, thực quản, phổi và dạ dày. Đồng thời loại đường này còn giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong khỏi cơ thể, giúp bạn giữ một cơ thể khỏe mạnh và cân đối về vóc dáng.
– Giữ làn da và mái tóc khỏe đẹp
Nếu bạn hay bị nổi mụn hoặc có mụn trứng cá, hãy ăn một lượng vừa phải đường thốt nốt mỗi ngày. Nó có tác dụng nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, bạn không chỉ cảm nhận rõ rệt sự cải thiện của làn da mình mà những tác động về lâu dài như chống lão hóa làn da cũng là một lợi ích tuyệt vời mà loại đường này đem lại.
Giúp làm đẹp da và tóc
Ngoài ra, trong đường thốt nốt còn rất giàu các dưỡng chất và vitamin nên đặc biệt tốt cho việc chăm sóc tóc, giữ cho mái tóc luôn suôn mượt.
– Điều trị bệnh cảm cúm và ho
Đường thốt nốt từ lâu vẫn được coi là một phương thuốc dân gian để điều trị bệnh cảm cúm và ho bằng cách phân hủy lượng dịch nhầy tích tụ, làm sạch đường hô hấp. Nếu mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn…,bạn có thể sử dụng đường thốt nốt để hỗ trợ cho việc trị bệnh nhưng nhớ tham khảo ý kiến từ các bác sĩ về liều lượng cần dùng của đường.
– Điều trị chứng đau nửa đầu
Giúp cải thiện tình trạng đau nửa đầu
Đau nửa đầu là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, xảy ra do sự thay đổi của hormone, gặp phải vấn đề gây căng thẳng thần kinh hoặc do môi trường có sự thay đổi đột về thời tiết,…Lúc này, bạn chỉ cần ăn khoảng 20gr đường, bạn sẽ thấy chứng đau nửa đầu của mình sẽ dịu hẳn đi. Nguyên nhân là vì trong đường thốt nốt chứa các hoạt chất tự nhiên thích hợp để làm giảm bớt đi sự đau đớn do bệnh đau nửa đầu gây ra.
– Giảm bớt những tác động theo mùa trong năm lên cơ thể
Đây là một đặc tính độc đáo của đường thốt nốt. Vào mùa hè, thời tiết oi bức gây ra tình trạng chảy nhiều mồ hôi, cơ thể nóng trong, mụn nhọt nổi lên nhiều thì bạn có thể sử dụng đường thốt nốt nấu thành những món chè mát lạnh hoặc dùng trực tiếp để hạ nhiệt cho cơ thể, giảm tình trạng nổi mụn trên da.
Chè thốt nốt
Ngược lại, khi vào đông, ăn đường thốt nốt lại có tác dụng giúp bạn giữ ấm cơ thể, làm giảm cảm giác lạnh giá do thời tiết đem lại. Chúng ta hoàn toàn có thể tự làm những món ngon từ đường thốt nốt tại nhà
2/- So sánh đường thốt nốt và đường mía
2.1 Điểm giống nhau
Hai loại đường này đều dùng để tăng vị ngọt cho món ăn, nhất là nấu những món như chè, làm bánh, thêm gia vị để kho cá, rang thịt,…
Hai loại đường này khi nấu đều tạo cho món ăn màu sắc đẹp, hấp dẫn.
2.2 Điểm khác nhau
– Về nguyên liệu làm ra:
Đường thốt nốt: Làm từ phần dịch chảy ra từ các bộ phận trên cây thốt nốt – một cây thuộc họ Cau. Để lấy nước dịch, người ta trèo lên cây, cắt nhị hoa đực bằng dao rồi dùng bình nhựa hứng để hứng phần nước dịch chảy ra đó.
Sau đó, người ta mang phần nước dịch về lọc sạch tạp chất rồi đem đi nấu. Dùng đũa khuấy đều đến khi nó thành một hỗn hợp sền sệt, tiếp theo cho vào khuôn rồi để nó đông đặc lại.
Đường thốt nốt vuông
Đường mía: Làm từ cây mía. Người ta ép cây mía để lấy nước, lấy nước này nấu lên thành nước đường. Sau đó, đổ nước đường này ra từng bát, lấy búa hoặc một dụng cụ nào đó gõ vào bát để tạo thành những vết lõm trên đường, đợi đến khi đường đông đặc lại thì lấy ra.
Nấu nước mía thành nước đường
– Về mùi vị:
Đường thốt nốt: Vị ngọt thanh, chua chua đặc trưng của thốt nốt.
Đường mía: Vị ngọt thanh, có mùi thơm của mật mía.
– Về hình dạng:
Đường thốt nốt: Tùy theo khuôn đổ vào nhưng thường sẽ có dạng ống tròn.
Đường mía: Có hình dạng chiếc bát.
Hình dạng đường mía và đường thốt nốt
– Về độ cứng:
Đường thốt nốt: Thường mềm hơn đường mía, khi nấu sẽ nhanh tan hơn.
Đường mía: Cứng, người ta phải dùng dao chặt thành những mẩu nhỏ để dễ tan hơn.
– Về màu sắc:
Đường thốt nốt: Có màu nâu da bò.
Đường mía: Có màu nâu đen.
3/- Một số lưu ý khi mua và sử dụng
Hiện nay đã xuất hiện tình trạng đường thốt nốt bị làm giả, kém chất lượng trên thị trường gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên mọi người hãy lưu ý các đặc điểm sau đây để phân biệt được đường thốt nốt chuẩn:
Các đặc điểm nhận biết đường thốt nốt thật
– Đường có màu nâu da bò, khi nhìn không thấy những tinh thể đường nổi lên.
– Có mùi thơm đặc trưng của thốt nốt, có thể lẫn cả mùi hơi khét do được nấu thủ công.
– Yêu cầu người bán hàng lấy mẫu đường để quan sát độ mịn, dùng thìa để cạo thử. Nếu là đường thốt nốt thật thì cạo sẽ dễ dàng, phần đường cạo ra nhìn giống bột.
– Cho vào miệng thấy đường tan ngay, không có các hạt đường gây lợn cợn.
– Cảm nhận được vị ngọt thanh của đường, có cả vị chua đặc trưng của thốt nốt.
Bên cạnh đó, khi sử dụng đường thốt nốt bạn cùng cần lưu ý:
– Nếu biết cách bảo quản đúng cách thì đường thốt nốt có thể để được đến 12 tháng. Bạn nên để nguyên đường thốt nốt ở trong bao bì của nhà sản xuất, dùng đến đâu thì lấy tới đó rồi lại buộc chặt lại. Chú ý đặt đường ở những nơi khô thoáng, tránh để đường bị ẩm ướt hoặc bị kiến bò vào.
Để đường ở nơi thoáng mát, dùng đến đâu lấy đến đấy
– Nếu thời tiết quá nóng, bạn có thể để túi đường trong tủ lạnh để bảo quản.
– Không lạm dụng đường thốt nốt, nếu không sẽ gây phản tác dụng cho sức khỏe như: bị sâu răng, nổi mụn nhọt,…
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thêm về những lợi ích của đường thốt nốt cũng như biết cách chế biến đường thốt nốt thành những món ăn ngon, nắm được cách bảo quản đường đúng cách để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét