Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm
Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối
Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời
Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng “Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?”
Biết gì ? “Biết là, biết là con thương Mẹ không ?”
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi.
Ở Việt Nam nghi thức bông hồng cài áo mùa Vu Lan bắt đầu vào năm 1962, do thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyến khích. Trước năm 1962, trong một lần sang Nhật, ông đi nhà sách với bạn vào đúng Ngày của Mẹ (Mother’s day, ngày lễ truyền thống của nhiều nước Âu, Mỹ), thiền sư đã được một cô gái cài lên áo tràng một bông hoa trắng mà không rõ lý do. Hỏi ra thì thiền sư được biết trong ngày này ai còn mẹ thì được cài bông hoa đỏ, ai mất mẹ thì cài hoa trắng. Năm 1962, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết một bài viết dài mang tên Bông hồng cài áo.
Chính bài viết và câu chuyện trên đã khởi điểm cho nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ có cảm hứng viết lên ca khúc “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1967 dựa theo lời văn của thiền sư Thích Nhất Hạnh với những câu chữ quen thuộc: “Một bông hồng cho anh. Một bông hồng cho em. Và một bông hồng cho những ai, cho những ai đang còn mẹ….”
Phúc Ben Tổng Hợp
(Nhạc Vàng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét