Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

Cái Ôm Của Cha

 

Hoa sen. (Ảnh: Kim Quốc Hoán/Epoch Times)

Thầy thuốc kể chuyện: CÁI ÔM CỦA CHA 
Lãnh Vọng biên dịch

Mang thai đứa con đầu lòng, đôi vợ chồng trẻ tràn ngập sự căng thẳng và mong đợi. Khó khăn lắm bé gái bé bỏng mới có thể cất tiếng khóc chào đời. Đôi vợ chồng trẻ không khỏi tán thưởng tạo hình mà trời cao khéo kết hợp, và hết lời ca ngợi sự ảo diệu của sinh mệnh. “Nào, con yêu, cha ôm một cái nào.” Chàng kỹ sư trẻ lần đầu tiên được làm cha không giấu được niềm vui sướng trong lòng. Cô con gái nhỏ của anh giống như một thiên thần nhỏ, trong sáng và đáng yêu. Không thể diễn tả được lòng biết ơn của anh đối với Thượng Đế. Thế nhưng, Thượng Đế cũng đã lặng lẽ gửi một lá thư “không lành” đến cho anh.

Anh kỹ sư 30 tuổi lần đầu được làm cha, bế con gái bé bỏng trên tay, nghe tiếng cười ngọt ngào của con, anh vui mừng khôn xiết! Tuy nhiên, anh lại không biết lý do vì sao, ngón tay của anh dường như không còn được linh hoạt nữa. Vài ngày sau, toàn bộ cánh tay cũng trở nên không linh hoạt theo. Vì anh phải luân phiên cùng vợ pha sữa, thay tã cho con vào đêm khuya, nên việc đi vào giấc ngủ cũng thường xuyên gặp khó khăn. Anh đau đầu, mất ngủ và mệt mỏi. Không lâu sau đó, chân có chút hơi tê, và cuối cùng là không thể cử động được nữa.

Vì vậy, anh đã tìm đến Trung y để châm cứu và xoa bóp, tìm đến Tây y để phục hồi chức năng, và luôn được chẩn đoán là bị gai xương. Sau vài tháng điều trị, bệnh tình đột nhiên chuyển nặng, hai cổ tay anh hoàn toàn tê cứng, xúc giác trở nên kì lạ. Khi muốn đi lên lầu, anh chỉ có thể bò lên, hơn nữa lại còn liên tục bị tiêu chảy. Lúc này, anh kỹ sư mới cảm thấy hoảng sợ, vội vàng đến một bệnh viện lớn để kiểm tra. Kết quả là: anh bị bệnh đa u tủy, một loại bệnh được cho là “kẻ phá hủy” xương tủy khó lường. Thật như tiếng sét đánh giữa trời quang!

Đau tủy là bệnh gì?

Đau tủy không phải là bệnh về xương, mà là bệnh bạch cầu mạn tính trong tủy xương, một loại ung thư máu hiếm gặp. Trong số các tế bào miễn dịch của con người, tế bào lympho B sẽ phân tách và cuối cùng phân tách thành tế bào plasma. Khối u máu hình thành bởi các tế bào plasma thuộc loại ung thư lympho. Tế bào plasma gia tăng không kiểm soát nên đã tạo thành bệnh ác tính, bệnh ung thư tế bào plasma, được gọi là tế bào tủy xương. Chúng tập hợp trong tủy xương, bao quanh kiên cố bên ngoài tủy xương, và hình thành một khối. Mặc dù nó khá nhỏ nhưng được gọi là ung thư tế bào plasma.

Tế bào plasma có tác dụng gì?

Tế bào plasma là một loại tế bào bạch cầu, có khả năng sản sinh kháng thể chống nhiễm trùng. Những chiến binh phòng thủ này, sau khi không ngừng gia tăng các kháng thể, lại tạo phản, chúng không chiến đấu với kẻ thù nữa, mà là chiến đấu với chính chủ nhân của mình. Chúng xâm lấn vào xương tủy của chủ nhân, khiến đầu xương bị bào mòn, dễ gây ra bệnh lý gãy xương. Có người sẽ bị đau xương, đặc biệt là đau xương ngực ở trước và xương lưng ở phía sau, còn có thể sẽ bị rối loạn vận động. Khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng, thậm chí là không thể đi lại được nữa.

Tế bào tủy xương có thể gây ra tổn hại gì?

Sát thủ âm thầm mang tên tế bào tủy xương này sau khi phá hủy xương cốt, thì chất calci có trong xương cũng theo máu huyết mà đi mất. Một khi nồng độ calci trong máu quá cao, sẽ gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa, khát nước, toàn thân vô lực, tiểu nhiều, cơ bắp yếu, cân nặng giảm sút, mất ngủ hoặc ngủ mê man, thậm chí ý thức thay đổi và thần trí bất thường. Lượng calci và kháng thể dư thừa trong máu sẽ được thận chuyển hóa. Nhưng bởi vì số lượng calci và kháng thể vượt quá mức nên chúng sẽ ứ đọng ở thận, dẫn tới tình trạng khó tiểu tiện, phù nề chi dưới và toàn thân, bắp chân suy yếu, sản sinh ra protein niệu, chức năng thận trở nên bất thường, thậm chí là suy thận.

Tế bào tủy xương phản nghịch này cũng có thể tạo ra chứng tăng acid uric trong máu, gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đi tiểu ít, không đi tiểu được, nước tiểu cô đặc và tiết niệu có cặn, có thể mắc bệnh Gout và rối loạn khớp cấp tính. Không những vậy, nó còn hung hãn, ức chế sản xuất hồng cầu và tiểu cầu, gây thiếu máu, chảy máu bất thường, cản trở sự sản sinh vốn có của huyết tương và bạch cầu, dần dần gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Sự lắng đọng amyloid xâm lấn vào tim khiến lượng máu cung cấp cho động mạch vành không đủ, trường hợp nặng có thể ngừng tim và suy tim.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau tủy

Những “kẻ phản nghịch” này cũng rất giỏi trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Khi nhiều mảng hoặc khu vực xuất hiện trong xương, nó sẽ được gọi là đau xương (multiple myeloma, viết tắt là MM). Nguyên nhân dẫn đến bệnh u tủy đến nay vẫn chưa biết rõ. Hiện tại, đây vẫn là một bệnh nan y, khó chữa và dễ tái phát, thời gian sống được từ 3 đến 4 năm, thậm chí chỉ 18 tháng. Ở giai đoạn đầu, 20% bệnh nhân mắc bệnh đa u xương sẽ tử vong trong vòng một năm. Trên toàn thế giới có 230,000 người bị bệnh đau tủy và hơn 110,000 ca mắc mới mỗi năm. Đây là bệnh ung thư máu phổ biến thứ hai trên thế giới sau ung thư hạch ác tính. Đây là bệnh ung thư máu phổ biến thứ ba ở Đài Loan, với tỷ lệ mắc là 0.64 trên 100,000 người, chủ yếu xảy ra ở những người từ 60 đến 70 tuổi và phổ biến ở nam hơn nữ.

Người kỹ sư mới 30 tuổi, không phải là một ông lão già yếu, nhưng dù có kêu gào thế nào, thì cũng không nhận được lời hồi đáp nào từ ông trời. Dù có hỏi hàng vạn câu tại sao, bác sĩ cũng không có câu trả lời. Người kỹ sư được đưa vào bệnh viện Tây y và điều trị chạy thận trong hai tuần. Sau khi chạy thận, tay chân anh dường như đã linh hoạt hơn một chút. Nhưng thời gian tốt đẹp không kéo dài được bao lâu, chỉ trong vòng ba ngày, tình trạng bệnh chuyển biến xấu, tay chân tê liệt, sắc mặt tím tái và hoàn toàn không thể sử dụng sức lực.

Người kỹ sư không cách nào ôm cô con gái bé bỏng. Lúc này, người đàn ông dù mạnh mẽ đến đâu cũng không thể ngăn được nỗi bi thương trong lòng, lạc lõng vô định, nước mắt như mưa. Tại sao hạnh phúc lại luôn được đệm bằng nước mắt? Bác sĩ điều trị cho anh bằng steroid thêm nửa năm nữa, nhưng tình trạng không cải thiện. Họ đành bỏ cuộc vì sợ để lại di chứng không thể kiểm soát được. Người em trai thấy vậy, liền cố gắng hết sức đưa anh trai đến phòng khám. Tình thủ túc, một giọt máu đào hơn ao nước lã!

Người kỹ sư bước đi như một bệnh nhân bại liệt, trông như một ông cụ 70, 80 tuổi đang bước đi, lại càng giống như một bệnh nhân bại não đang đi bộ, tay chân không thể hoạt động bình thường. Anh mở to mắt, ánh mắt toát lên đầy sự bất an và ngờ vực. Những trải nghiệm về việc chẩn đoán sai của Trung y và Tây y trước đó, đã khiến cho tâm trí anh vẫn còn sợ hãi cùng cực. Người em vội vàng đưa anh đến phòng khám thực hiện phương pháp châm cứu da đầu. Mặc dù đã qua châm cứu nhưng bệnh tình càng trở nên tồi tệ hơn, nên chỉ còn cách tận dụng thời gian, chứ không thể “thủ hạ lưu tình” nữa.

Tế bào khối u là loài chimera ký sinh trong cơ thể con người. Chúng cũng là sinh mệnh, lại còn rất thông minh, biết sao chép cơ chế sinh hóa của cơ thể con người, mô phỏng sự sống và tiếp tục tự phát triển. Tại sao tế bào plasma đột biến? Không gian sống của nó có chịu áp lực lớn không? Có bị tắc không? Tìm lối thoát ở đâu? Làm thế nào để hóa giải trở ngại đây? Làm cách nào mới không phải tiếp tục tấn công chính mình nữa.

Lão Tử cho rằng vạn vật đều từ Khí mà sinh thành, trong “Nội Kinh” lại nói: “Huyết vi khí chi mẫu, khí vi huyết chi soái” (Máu là mẹ của Khí, Khí là do máu dẫn). Mà kinh lạc là con đường vận hành để trao đổi thông tin, năng lượng và vật chất. Có cơ hội nào để anh kỹ sư có thể tự chăm sóc lấy bản thân không?

Điều trị bằng châm cứu

Để mở lối thoát năng lượng ở cổ, sẽ châm vào huyệt Đại chùy, châm nhẹ và không lưu kim. Mở lối thoát năng lượng ở ngực, châm vào huyệt Đản trung. Mở lối thoát năng lượng ở Tam tiêu, châm kim vào huyệt Bách hội; đối với lối thoát năng lượng ở phía dưới Tam Tiêu, sẽ châm kim vào huyệt Túc tam lý. Trung tâm trao đổi thông tin nằm ở não, châm các huyệt Bách hội, huyệt Tứ thần thông. Trung khu chỉ huy điều khiển cử động và cảm giác của tứ chi tập trung ở khớp vành sọ, châm kim da đầu, dọc vùng cử động và vùng cảm giác, đâm kim hướng sang hai bên khớp vành sọ, mỗi mũi 3 kim, tổng cộng 6 kim. Đi lại không giữ được thăng bằng, châm kim vào vùng thăng bằng ở phía sau não, châm xuyên hướng từ huyệt Ngọc chẩm đến phần cổ, mỗi bên một mũi kim.

Bệnh về máu liên quan đến lá lách, gan, tim, thận và các xung mạch. Đối với lá lách, gan và thận thì chọn huyệt Tam âm giao. Đối với xung mạch thì chọn huyệt Công tôn. Đối với tim thì chọn huyệt Nội quan. Nếu tay không có lực, châm vào kinh lạc Tam dương thấu đến huyệt Ngoại quan thì chôn kim, châm thêm huyệt Khúc trì, Hợp cốc. Chân không có lực, châm các huyệt Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Ngoại khâu thấu đến huyệt Quang minh thì chôn kim, châm thêm các huyệt Thái xung, Khâu khư và Côn luân. Muốn tốt cho thận và giúp tủy não, châm huyệt Dũng tuyền và huyệt Bách hội.

Để lá lách được khỏe mạnh và gia tăng lực của cơ bắp, châm vào các huyệt Túc tam lý, Tam âm giao và Hợp cốc. Để khai thông các khớp xương, châm huyệt Hợp cốc và Thái xung. Để thúc đẩy cuộc chiến giữa chính và tà, và đưa tà chuyển xuất khỏi Thiếu dương, phái các huyệt ban đầu xuất chiến, châm vào huyệt Khâu khư và Dương trì. Bộ phận chôn kim sâu sẽ đợi khi đến phòng mạch vào sáng hôm sau sẽ lấy kim ra trước.

Thử cố gắng chuyển hướng bệnh, cải biến tình trạng vùng nhiễm bệnh, phá vỡ chúng, để vết thương có lối thoát, liệu có thể lợi dụng hoàn cảnh để chuyển hóa năng lượng vật chất, để điều hòa các vật chất trong tế bào tủy xương hay không? Khi gặp vấn đề nan giải, hãy xuất vài chiêu kỳ lạ và chờ đợi phản ứng tiếp theo trước khi đưa ra biện pháp đối phó. Lời căn dặn đặc biệt: Nghiêm cấm dùng trái cây sống, đồ ăn lạnh và đồ uống có đá. Nên ăn gì đó trước khi châm cứu để có thể chịu được sự kích thích mạnh của kim châm. Lần đầu tiên châm cứu, người kỹ sư kia thực sự rất dũng cảm. Vì cô công chúa nhỏ và người vợ yêu quý, anh đã chịu nhiều mũi kim châm mà không hề thốt ra một tiếng nào.

Thời gian đầu, mỗi tuần châm từ 3 đến 4 lần. Sau ba tháng, anh chỉ cần châm cứu ít nhất 2 lần một tuần. Nửa năm sau, anh đã có thể tự lái xe. Tuy nhiên, những động tác cần sự tỉ mỉ thì anh vẫn chưa thể làm một cách dễ dàng được. Các ngón chân có thể nhấc lên, nhưng một số bộ phận khác thì vẫn không thể cử động được. Một năm sau, suốt một tuần anh không đến chẩn trị. Sợ anh xảy ra chuyện gì đó, nên tôi rất lo lắng. Khi người kỹ sư đến gặp tôi vào tuần ngay sau đó, anh ấy vui mừng báo tin vui: một cô con gái nhỏ nữa đã chào đời. Anh kỹ sư rất bận rộn, sau đó anh cố gắng đến đây hai lần một tuần. Một năm rưỡi sau đó, bước đi của anh tuy còn chậm rãi, nhưng đã có sự tiến triển, khá ổn định. Chỉ có ngón cái và ngón trỏ của bàn tay vẫn gặp khó khăn, bàn chân chỉ hơi tê. Anh vẫn chưa thể đi lại như người bình thường được, vẫn có chút gượng gạo. Nhưng anh vẫn đang tiến bộ một cách chậm rãi.

Thời gian vụt trôi, đến nay đã hơn hai năm rưỡi kể từ khi người kỹ sư ngã bệnh. Cơ hội sống sót mà ông trời đặt định còn lại bao nhiêu? Có cơ hội nào cùng chung sống hòa bình với bệnh ung thư không? Tiểu bảo bối ngọt ngào nói: “Cha ơi, ôm con một cái nhé.” Đôi mắt ngây thơ của bé như muốn nói: “Cha ơi, cố gắng lên nhé! Con vẫn chưa lớn mà!”

(Bài viết được trích từ cuốn “Lục chỉ y thủ – Vi vô minh điểm đăng,” Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp).

Trang bìa của “Lục chỉ y thủ.” (Ảnh: Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Trang bìa của “Lục chỉ y thủ.” (Ảnh: Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp)

Lãnh Vọng biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét