'TỰ HÀO VIỆT NAM' - TRÈO HÀNG RÀO BIÊN GIỚI VÀO MỸ TỪ MEXICO
Theo RFA
‘Tự hào Việt Nam’ – trèo hàng rào biên giới vào Mỹ từ Mexico
May 8, 2024
Người tị nạn Việt nam chờ đợi ở biên giới tại San Diego vào tháng 12/2023
Thông thường, người vượt biên sẽ phải ứng trước khoảng 5 – 10 ngàn USD để nhận được thẻ thường trú nhân giả của Nhật Bản. Với thẻ này, người Việt có thể nhập cảnh Mexico mà không cần visa. Qua được hải quan Mexico, họ tiếp tục đóng thêm 30 ngàn USD, và khi đã trả hết số tiền còn lại, tầm khoảng hơn 30 ngàn USD nữa, họ sẽ được dẫn đường qua Mỹ.
Gần 6.000 người Việt đã luồn lách qua những cánh rừng, những hoang mạc đầy bất trắc gần biên giới đường bộ Mexico để leo rào vào Mỹ một cách bất hợp pháp. Họ đánh cược tài sản, tuổi thanh xuân và cả tính mạng của mình với hy vọng mơ hồ rằng sẽ định cư tại xứ cờ hoa.
Anh Minh, chị Trúc và anh Ngữ là những người Việt Nam đã vượt hàng rào biên giới giữa San Diego (California – Mỹ) và Tijuana (Mexico) hồi mùa hè năm 2023.
Ba người này, dù cùng xuất phát từ Nghệ An – một tỉnh nghèo thuộc miền Trung Việt Nam – nhưng hành trình đến Mỹ, những gian nan, rủi ro mà họ phải đối mặt của mỗi người là rất khác nhau.
Số liệu từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) của Mỹ gửi cho RFA cho thấy từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023, có gần 3.300 người Việt Nam vượt biên bằng đường bộ dọc biên giới phía Tây Nam nước Mỹ. Từ tháng 10/2023 cho đến hết tháng 2/2024, con số này là 2.400 người.
Hầu hết những người di dân Việt Nam hàng rào biên giới vào Mỹ đều tìm cách nhập cảnh vào Mexico. Từ đây, đường dây đưa người đi sẽ hướng dẫn họ vào Mỹ bằng cách vượt hàng rào biên giới giữa Mexico và các tiểu bang phía Tây Nam nước Mỹ.
3 giờ sáng một ngày tháng 4/2023, anh Minh, cùng với 13 người Việt Nam khác ngồi trên một chiếc xe van chín chỗ, xuất phát từ một khách sạn gần biên giới Tijuana. Đây là nơi tập trung cả trăm khách trọ mà theo lời anh Minh thì đều là những người chờ đợi vượt biên.
“Rồi nó bảo là ngồi sát xuống. Có thêm 3 – 4 xe khác nữa, tập trung ở đó gần 100 người. Nó bảo khi nào chạy là chạy; chạy đến cái biên giới, ở có có một cục đá to to, xong leo qua cục đá đó là sang bên Mỹ.”
“Cảnh sát của Mỹ biết, họ biểu mình tập trung thành một hàng, cởi dây giày rồi đưa cái giấy chụp hình hộ chiếu. Họ cho mình mặc một cái áo rồi nó đưa mình vào trại.” Anh Minh nhớ lại.
Cũng từ Tijuana, chị Trúc cùng với ba người nữ khác đi cùng nhóm được hai người Mexico chở tới biên giới với San Diego của Mỹ.
Sau đó, hai người dẫn đường đưa cả nhóm tới một gò đất cao sát hàng rào biên giới, bắc thang cho cả bốn người leo qua.
“Đêm đó, đường dây đưa bốn chị em gái tụi em thôi. Lên tới cái cổng để mình vào trại là 12 giờ đêm. Bọn em tới đầu tiên chưa có ai hết. Sau khoảng 30 phút, một tiếng đồng hồ thì bắt đầu thấy người đi lên từ nhiều nước lắm, có cả trẻ con, gia đình. Cho tới sáng là người ta ầm ầm đi lên cả mấy trăm người.”
Nhóm chị Trúc ngồi đợi cho đến 6 giờ chiều ngày hôm sau thì đến lượt mình được đưa đến một cơ sở tạm giữ người nhập cư ở San Diego.
“Thanh niên như tụi em là nó bắt chờ ở ngoài một đêm rồi thêm một ngày nữa. Nằm ngồi ở ngoài nắng, tụ em nhịn đói luôn, chỉ có nước mang theo thôi.
Lúc đó cũng lo chứ bởi vì đêm thấy người ta đi tuần tra em cứ tưởng là người ta rước nên cứ chập chờn không dám ngủ; cứ một chút nghe tiếng xe là thấy mừng tưởng là người ta sẽ đón.”
Khi đã đến được Mỹ, chị Trúc hướng dẫn lại đường đi nước bước cho người yêu của mình là anh Ngữ. Một tháng sau, anh cũng đã vượt biên thành công vào đêm 25/5/2023:
“Khi tôi vào trại là có khoảng 30 – 40 người Việt Nam cũng đang ở đó. Lúc mới vào họ lăn dấu vân tay, họ làm mỗi người một hồ sơ rồi trước khi mình ra trại thì nó đưa cho mình một bộ hồ sơ và hẹn ra toà ở tiểu bang mà mình sẽ ở.”
Những người di cư sau khi vào đất Mỹ sẽ bị cảnh sát biên giới đưa vào cơ sở giam giữ gần San Diego. Ở đây, nhân viên thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ sẽ kiểm tra lý lịch và phỏng vấn người di cư. Quá trình làm thủ tục này mất từ 2 đến 7 ngày. Sau đó, người di cư sẽ được ra khỏi trại tạm giam và bắt đầu quá trình nộp đơn xin tị nạn.
Những di dân từ Việt Nam cho biết tổng chi phí mà họ phải trả cho đường dây đưa người đi vào khoảng từ 60 đến 75 ngàn USD tuỳ theo con đường mà mỗi người tới được Mexico.
Thông thường, người vượt biên sẽ phải ứng trước khoảng 5 – 10 ngàn USD để nhận được thẻ thường trú nhân giả của Nhật Bản. Với thẻ này, người Việt có thể nhập cảnh Mexico mà không cần visa. Qua được hải quan Mexico, họ tiếp tục đóng thêm 30 ngàn USD, và khi đã trả hết số tiền còn lại, tầm khoảng hơn 30 ngàn USD nữa, họ sẽ được dẫn đường qua Mỹ.
“Nhập cảnh vô Mexico một cái là tụi nó bắt em phải đóng 30 ngàn trước, nghỉ ngơi ở đó 1-2 đêm gì đó là nó cho bay xuống biên giới rồi khi nào mình đóng ổn thoả hết là người ta sẽ cho mình vượt biên, vượt hàng rào qua Mỹ.” – chị Trúc cho biết.
Tuy nhiên, con đường này cũng tiểm ẩn rủi ro rất cao. Nếu hải quan các nước mà họ đi qua, đặc biệt là Mexico phát hiện ra giấy tờ giả và từ chối cho nhập cảnh thì những người nhập cư lậu sẽ phải quay trở về Việt Nam và mất tất cả số tiền cọc đã đưa cho đường dây.
Chị Trúc kể rằng phải cọc trước cho đường dây 2 ngàn USD để được nhận thẻ cư trú giả của Nhật, sau đó đóng thêm gần 4 ngàn USD để bắt đầu hành trình.
(Theo RFA)
Fb Sang Nguyen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét