Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Cho Thuê 3 Đặc Khu Kinh Tế 99 Năm...



Cho Thuê 3 Đặc Khu Kinh Tế 99 Năm Sẽ Trở Thành "TÔ GIỚI" Vĩnh Viễn Của Tàu Cộng.
Nguyễn Long Hồ

“TÔ GIỚI” LÀ GÌ?
Tô giới là một phần lãnh thổ nằm trong một quốc gia có chủ quyền, nhưng bị một nước khác cai quản. Thường thường là một cường quốc thực dân hay một thế lực nào đó được cường quốc thực dân hậu thuẫn như trong trường hợp các công ty mậu dịch thực dân.
Thường thường “tô giới” bị nhân nhượng hay được cho phép thậm chí bị chiếm giữ từ một quốc gia yếu thế sang nhượng cho một cường quốc mạnh hơn. Thí dụ, triều đình Mãn Thanh của Trung Hoa phong kiến suy yếu cả về quân sự lẫn chính trị vào thế kỷ 19 bị liệt cường xâu xé, ép buộc ký một số hiệp ước trao cho nhiều cường quốc thực dân châu Âu và Nhật Bản một số quyền lợi trong đó có các tô giới của Anh - Pháp - Nhật - Đức - Nga…
Sự kiện tháng 10 năm 1843, triều đình Mãn Thanh ký với Đế quốc Anh “Điều ước Hồ Môn” tại Hồ Môn Quan thuộc tỉnh Quảng Đông. Từ đó mở đường cho bọn đế quốc bắt đầu thiết lập những tô giới ở Trung Hoa Lục Địa. Ban đầu quyền sở hữu đất đai trong “tô giới” thuộc về chính phủ Trung Hoa. Nhưng, sau đó chúng thành lập chính phủ, lực lượng cảnh sát và tòa án riêng trong các tô giới, đơn phương thu thuế không cho phép chính phủ Trung Hoa can thiệp. Các tô giới đã biến thành những quốc gia  nằm trong một quốc gia.
“Tô giới” (concession) cũng gần như “Nhượng địa” (Hồng Kông & Ma Cau) là chủ quyền của một quốc gia phải chuyển giao một phần đất hoặc một khu vực thuộc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia theo một hiệp ước, giao ước nào đó với một quốc gia khác. Đặc điểm của “Tô giới” hay “Nhượng địa” đều khá giống nhau:
·        Là một quốc gia có chủ quyền nhưng đã chuyển giao cho ngoại bang cai quản.
·        Luật pháp quốc gia không có ảnh hưởng nào trong địa phận tô giới hay nhượng địa.
·        Người dân trong quốc gia đó không có quyền lai vãng hay phận sự vào trong tô giới đó.
·        Chính quyền sở tại muốn vào khu vực nầy phải có giấy mời của của “Thị trưởng tô giới” hoặc phải có giấy thông hành. Bởi gì không thể áp đặt của luật pháp quốc gia vào những nơi nầy.
·        Quyền đặc miễn đó gọi là lãnh sự tài phán được áp dụng cho người đứng đầu tô giới.
Tại Trung Hoa lúc bấy giờ, các thành phố Thượng Hải, Quảng Châu, Phúc Châu, Hạ Môn, Thiên Tân, Hán Khẩu, Cửu Giang, Trùng Khánh…đều có tô giới do các đế quốc khống chế và cai quản, cho mãi tới năm 1949, nướcTrung Quốc mới được thành lập, nhân dân Trung Hoa mới tiến hành đámh đuổi ngoại xâm, thu hồi tô giới.
Ngày nay “tô giới” hay “nhượng địa” được ĐCSVN cải danh là hình thức “cho thuê” như cho Tàu Cộng thuê 3 Đặc Khu Kinh tế Vân Đồn - Bắc Vân Phong và Phú Quốc trong 99 năm. Ba vị trí chiến lược này sẽ trở thành “tô giới” vĩnh viễn của bọn Chệt Bắc Kinh.
ĐCSVN ĐÃ NHƯỢNG NHỮNG VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC NÀO CHO TÀU CỘNG? 
TRÊN ĐẤT LIỀN:
[1] TÂY NGUYÊN: Đây là địa bàn chiến lược tối quan trọng, có giá trị to lớn về mặt quân sự, kinh tế và chiến lược yết hầu. Vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức độ “nếu nước nào chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam - Campuchia – Lào”, vì đây là “nóc nhà của Đông Dương” nằm liền kề ngã ba Đông Dương.
Đối với Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược, bởi vì từ Tây Nguyên muốn tiến quân xuống Nha Trang sẽ chia cắt lãnh thổ VN ra làm đôi, miền Bắc và Nam không tiếp ứng được nhau. Nói tóm lại, “Tây Nguyên là xương sống của Việt Nam và là cái thế phòng ngự vững chắc để tái xây dựng lực lượng và dưỡng quân không kẻ thù nào có thể đánh bại chúng ta. Nếu để Tây Nguyên lọt vào tay kẻ thù thì chúng ta sẽ mất nước”. Vì vậy, việc bảo vệ Tây Nguyên có ý nghĩa sống còn cho các thế hệ hôm nay và mai sau của chúng ta.
Lợi dụng sự ươn hèn, khiếp nhược và ngu ngốc của những tên lãnh đạo ĐCSVN bất tài, tham nhũng, thối nát. Bọn Chệt Bắc Kinh đưa ra những yêu sách thật phi lý như sau: “Được quyền đưa công nhân vào Tây Nguyên bao nhiêu cũng được và tự quản lý người của họ theo quy chế ngoại giao. Có nghĩa là họ có thể đưa hàng vạn binh lính PLA, ngụy trang thành công nhân để xây dựng thành một chuỗi “căn cứ quân sự” được trang bị vũ khí chờ cơ hội sẵn sàng đánh chiếm VN mà chính quyền CSVN không được quyền kiểm soát. Ước tính quân số QĐNDTQ (PLA) đội lốt công nhân có tới từ 3 tới 4 sư đoàn được trang bị với đầy đủ vũ khí và đạn dược”.      
[2] CHO THUÊ RỪNG ĐẦU NGUỒN: Mặc dù Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên & Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo hiểm họa của bọn lãnh đạo ĐCSVN cho ngoại bang thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn 50 năm để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305.353 ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan và Tàu Cộng chiếm tới 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.
Khu vực rừng đầu nguồn Ngàn Me, thuộc xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên bị tàn phá vô cùng nghiêm trọng. Chúng tha hồ chặt phá cây rừng, khiến lũ lụt quét rất khủng khiếp. Từ những năm qua, nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu nhiều trận lụt kinh hoàng, chẳng phải đó là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao? Các tỉnh bán rừng đầu nguồn cho nước ngoài là “tự sát”! Bọn chúng cố tình phá hoại và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách có hệ thống vô cùng thâm độc và tàn bạo. Từ khoảng tháng 2/2013 tới nay, nhiều dân nước ngoài tiến hành chặt phá rừng ồ ạt công khai với mục đích tàn phá môi trường sống nước ta, diện tích rừng bị tàn phá lên tới hàng trăm hécta.
Họ đã đưa di dân và thân nhân của họ vào khai thác, trồng trọt, xây dựng nhà cửa rồi sinh con đẻ cái, thành lập từng làng như: làng Đài Loan, làng Hồng Kông, làng Trung Quốc, tính kế bám trụ vĩnh viễn. Thế là vô tình Việt Nam đã mất đi một phần lãnh thổ và vô cùng nguy hiểm cho an ninh quốc phòng. Việt Nam dưới sự lãnh đạo ĐCSVN đã trở thành “lãnh thổ da beo”.
[3] FORMOSA HÀ TĨNH: Đây là đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Án và trong đặc khu thành lập Ban Quản Trị, trực thuộc Văn phòng chính phủ. Trong công văn số 1406022/CV-FHS ngày 10/6/2014 gởi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (gián điệp Tàu Khựa), Formosa đưa ra đề xuất thành lập “Đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” nhằm xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện…Một mình tên Tàu khựa Hoàng Trung Hải đã toàn quyền giải quyết từ chủ trương đầu tư, cho đến những ưu đãi vô tiền khoáng hậu dành cho dự án đầy mờ ám như chính nguồn gốc Tàu khựa của tên Việt gian nằm vùng vô cùng nguy hiểm này.
Do công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2013: “Đồng ý chủ trương cho Tập đoàn Công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại khu kinh tế Vũng Án, tỉnh Hà Tĩnh” do tên Tàu khựa Hoàng Trung Hải ký.
Sau khi Formosa đã tiến hành lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh vào tháng 12/2012. Một dự án quan trọng trong khu liên hợp có diện tích 3.300 ha. Từ đó tới nay, khu vực này được cho là “bất khả xâm phạm”. Dân chúng quanh vùng không thể vào trong khu dự án vì bọn chủ đầu tư thuê bảo vệ canh gác tứ phía rất nghiêm nhặt. Rõ ràng, Formosa Hà Tĩnh đã trở thành một “nhượng đất” cho bọn Chệt trên đất nước chúng ta.
Cũng theo báo Hải Quan, một trong những đề xuất mang tính ưu đãi là nhà nước chấp thuận đề nghị cắt đất để bán lâu dài cho nhân viên mà Formosa dự kiến số lượng nhân viên là 15.000 người và tính luôn gia đình của họ đạt tới con số 60.000 người như một thị trấn nằm trong đặc khu với ý đồ bám trụ thời gian vô hạn định ở đây. Hiện nay, số công nhân làm việc trên 19.000 người, nhưng các nhà thầu đang chờ đưa thêm 11.000 lao động Tàu Hoa Lục vào làm việc. Với đợt tăng cường này đủ để thành lập 2 sư đoàn PLA.
Vũng Án Quãng Trị là vị trí chiến lược cắt đôi nước Việt Nam. Từ Vũng Án ngó qua đảo Hải Nam không bao xa. Nếu như Bắc Kinh  điều động một hạm đội với lực lượng PLA từ Hải Nam sang xăm lăng VN, họ đã thuê được hàng chục cây số dọc theo bờ biển Hà Tĩnh và vùng cửa khẩu Vũng Án, thành một bãi đáp vô cùng lý tưởng cho việc đổ bộ quân lính.
Tháng 10/2013, đài RFA có đăng một “Một Hà Tĩnh đầy ấp người Tàu”. Rõ ràng, Bắc Kinh đang thực hiện sách lược di dân âm thầm nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp với sự tiếp tay bán nước của bọn lãnh đạo ĐCSVN thông qua chánh sách đầu tư xây dựng. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn vô cùng nghiêm trọng báo động cho toàn dân cả nước biết. Ngoài ra vị trí chiến lược khác như Đèo Hải Vân, cảng chiến lược Chân Mây nằm dưới chân đèo Hải Vân là một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang rơi vào vòng kiểm soát của bọn Chệt Bắc Kinh.
TRÊN BIỂN:
[1] ĐẢO GẠC MA: Bắc Kinh đã xây dựng nhiều cơ sở quân sự, đường băng trên đảo này thuộc quần đảo Trường Sa của VN, nó đẩy sự ổn định của các nước ĐNÁ rơi vào tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là Việt Nam. Những căn cứ dự trù xây dựng cả bến tàu để có thể tiếp tế và hổ trợ cho tàu hải quân khu trục. Ngoài ra, chúng ta còn thấy đường băng với chiều dài 1,6 km làm căn cứ cho chiến đấu cơ J-11 của TC.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Tàu Cộng đã bồi đắp diện tích hơn 100.000 m2 trên đảo Gạc Ma. Từ bãi đá ngầm, TC đã biến nó trở thành một đảo nhân tạo với ý đồ sử dụng nơi đây như một cảng nước sâu, một căn cứ hỗn hợp với chức năng quân sự, thông tin hậu cần…vì đảo nhân tạo Gạc Ma nằm giữa quần đảo Trường Sa là địa điểm chiến lược lý tưởng để kiểm soát phần lớn tuyến đường liên lạc trên biển cũng như các hoạt động hàng hải, tàu chiến hải quân ở Biển Đông. Ý đồ của Bắc Kinh là mở rộng hoạt động quân sự đến cực Nam Biển Đông, đe dọa Việt Nam, Philippines, Malaysia và cả Hải quân Hoa Kỳ.
[2] HOÀNG SA & TRƯỜNG SA: Quần đảo Hoàng Sa của VNCH bị Tàu Cộng cưỡng chiếm năm 1974, có ảnh hưởng rất to lớn đến đường vận chuyển quan trọng chạy xuyên Biển Đông, những mỏ dầu, khí đốt khổng lồ của khu vực này. Tân Hoa xã cho biết, một sân bay dài 2 km sẽ phục vụ cho mục đích quân sự. Sân bay trên đảo Phú Lâm được hoàn chỉnh không ngừng, chiến đấu cơ có thể hạ cánh ở khu vực Hoàng Sa để tăng cường khả năng phòng thủ ở Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) của VN. Nằm ở trung tâm Biển Đông, 2 quần đảo này là một trong những khu vực chiến lược có nhiều tuyến đường biển nhất thế giới:
·        Eo biển Malacca (nằm giữa đảo Sumatra của Indonesia và Malaysia), tất cả tàu hàng của các nước Đông Nam Á và Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới phải đi qua eo biển này.
·        Các tuyến đường biển chiến lược này là yết hầu cho sự giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á. Việc xuất nhập cảng hàng hóa của Nhật - Hàn đều phải đi qua khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, Australia 40% và TC 22% (trị giá khoảng 31 tỷ USD).
·        Từ năm 2014 đến 2015, Bắc Kinh liên tục bồi đấp và xây đảo trái phép ở 7 bãi đá để kiểm soát bất hợp pháp và khống chế Biển Đông. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy 3 đường băng dài tới 3 km tại bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross Reed), Vành Khăm (Mischief Reef) và Subi là thực thể lớn nhất trong 7 đảo nhân tạo. Các đường băng này đủ khả năng tiếp nhận mọi máy bay quân sự của TC.
·        Bắc Kinh đã xây dựng bất hợp pháp trên 400 tòa nhà trên bãi đá Subi ở Trường Sa. Tổng cộng Bắc Kinh đã xây dựng trái phép 1.652 công trình trên Biển Đông, cách bố trí như doanh trại quân đội trên đất liền và có thể chứa tới 2.400 binh sĩ.
Các nhà chiến lược Hoa Kỳ và phương Tây đều cho rằng, quốc gia nào kiểm soát được 2 quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa của VN sẽ khống chế được cả Biển Đông.
BÁN 3 ĐẶC KHU KINH TẾ CHO TÀU CỘNG DƯỚI HÌNH THỨC CHO THUÊ 99 NĂM:
Sau khi bọn Chệt Bắc Kinh chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa, Đảo Gạc Ma. Tàu Cộng không bao giờ từ bỏ tham vọng thôn tính Việt Nam, tiếp tục giành được nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia, trong đó có dự án Bauxit Tây Nguyên, Formosa Hà Tĩnh, rừng đầu nguồn…như đã kể trên. Bây giờ Bắc Kinh đang thực hiện chiến luợc thôn tính 3 vị trí chiến lược: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và đảo Phú Quốc bằng cách tung đô la mua bọn lãnh đạo chóp ĐCSVN bán 3 Đặc Khu Kinh Tế này cho Tàu Cộng dưới hình thức cho thuê 99 năm. Và suốt gần một tháng nay, dự luật Đơn vị Hành chánh - Kinh tế Đặc biệt đã trở thành chủ đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quần chúng trong và ngoài nước. Chưa bao giờ một dư luận được đưa trình Quốc Hội bù nhìn lại làm cho quần chúng khắp nước phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ chủ trương bán nước của bọn lãnh đạo ĐCSVN.
Ba Đặc khu Kinh tế: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là 3 vị trí chiến lược mà bọn Chệt Bắc Kinh quan tâm đặc biệt nhắm tới:
[1] ĐẶC KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN: Vân Đồn án ngữ cửa ngỏ phía Đông Bắc nhìn ra vịnh Bắc Bộ, chỉ cách Hải Nam của TC khoảng 200 hải lý. Đây là một vị trí chiến lược mà xưa kia tổ tiên anh hùng của chúng ta là Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, Lý Thường chống quân Tống, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên và ngày nay làn sống người Tàu Hoa Lục di cư sang đây, sinh con đẻ cái từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Tới một thời điểm nào đó, số lượng người Hoa đông hơn cả người Việt bản xứ. Họ có thể đưa ra yêu sách ly khai hòng tạo cớ cho Bắc Kinh can thiệp quân sự, lấy cớ bảo vệ kiều bào của họ giống như trường hợp Crimea có thể lặp lại tại Việt Nam.
Về mặt chiến lược, khi chiến tranh xâm lược Việt Nam bùng nổ, nếu khống chế được Vân Đồn vì nơi đây có một sân bay quốc tế đang được công ty Sun Group xây dựng, kết hợp với sân bay quân sự trên đảo Hải Nam, Bắc kinh sẽ dễ dàng khống chế toàn bộ vùng trời, vùng biển Đông Bắc Việt Nam.
[2] ĐẶC KHU KINH TẾ BẮC VÂN PHONG: Vân Phong là khu vực có địa thế đặc biệt, một bên là núi, một bên là biển. Quốc lộ 1A là tuyến đường duy nhất nối liền giao thông Bắc - Nam chạy qua đây, vì thế khi hữu sự chỉ cần một lực lượng vũ trang nhỏ cũng đủ sức cắt đứt tuyến đường giao thông Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn.
Vân Phong gần với quân cảng Cam Ranh, có vị trí chiến lược án ngữ cửa ngỏ miền Trung nhìn ra Biển Đông. Vịnh Vân Phong là vùng biển VN gần nhất với các tuyến đường biển quôc tế. Từ Bắc Vân Phong chạy theo Quốc lộ 26 chỉ chừng 130 km là đã tới Tây Nguyên, nóc nhà Đông Dương. Cách Tây Nguyên không xa là Campuchia, nơi đội quân PLA nằm vùng, khoác áo công nhân dưới vỏ bọc dự án kinh tế, đã túc trực sẵn sàng áp sát biên giới Việt Nam chờ thời cơ từ lâu.
Ngoài ra, vịnh Vân Phong là vùng biển có độ sâu trung bình từ 20 - 27 mét, đủ sức đón mọi loại tàu chiến lớn nhỏ của Hải quân Tàu Cộng. Đặc biệt địa thế ở nơi đây, nhờ sự che chắn của các đảo và bán đảo làm thành một vịnh kín gió, có giá trị giống như một vịnh Cam Ranh thứ hai mà diện tích mặt biển vịnh Vân Phong thậm chí còn lớn gấp 3 lần vịnh Cam Ranh. Kiểm soát được vịnh Vân Phong, Tàu Cộng có thể uy hiếp tàu chiến ra vào vịnh Cam Ranh chỉ cách đó khoảng 65 km, đồng thời vô hiệu hóa các cơ sở quân sự của Việt Nam tại vịnh Cam Ranh.
[3] ĐẶC KHU KINH TẾ PHÚ QUỐC: Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất nằm trên vịnh Thái Lan, cửa ngỏ phía cực Nam nhìn ra Ấn Độ Dương trong tầm nhìn chiến lược Indo - Pacific cách bờ biển Kiên Giang 46 km, nhưng chỉ cách bờ biển Campuchia chỉ có 26 km. Từ năm 2016, Chính phủ Campuchia đã cho Bắc Kinh thuê 20% chiều dài bờ biển khoảng 90 km trong 99 năm để xây dựng cảng biển. Theo ông Geoff Wade, một chuyên gia về Châu Á thuộc Đại Học Quốc gia Australia, cảng nước sâu mà Bắc Kinh đang xây dựng tại đây có khả năng cho hầu hết các tàu chiến các loại neo đậu.
Từ đây, chúng ta có thể nhận thấy, nếu TC là nhà đầu tư nước ngoài thuê đất 99 năm ở Phú Quốc thì Phú Quốc sẽ kết hợp với Sihanoukville sẽ trở thành là một tam giác chiến lược kinh tế mang lại lợi nhuận khổng lồ cho TC. Ngoài ra, Bắc Kinh đã chuẩn bị thời cơ khi thuê đảo Phú Quốc để can thiệp quân sự, đánh chiếm đảo để đòi chủ quyền đảo Phú Quốc trả lại cho chính phủ Campuchia.
MUỐN BIẾT HIỂM HỌA CHO TC THUÊ 3 ĐẶC KHU KINH TẾ 99 NĂM - HÃY HỎI TỈNH TRƯỞNG SIHANOUKVILLE:
Trong một báo cáo của Tỉnh trưởng Sihanoukville gởi chính phủ, báo động tình trạng xã hội đen, theo chân đầu tư Tàu Cộng, thao túng thành phố cảng. Thị trưởng Yun Min cho biết: “Sự hiện diện của người Hoa và tiền đầu tư của Tàu Cộng làm tội phạm và tình trạng mất an ninh gia tăng nghiêm trọng ở thành phố cảng và tỉnh Sihanoukville”.
Trong những năm gần đây, tại tỉnh Preah Sihanoukville, miền Tây nam Campuchia, thị trường bất động sản tăng nhiệt do những nguồn tiền lớn từ Hoa Lục ồ ạt đổ sang xây nhà hàng, sòng bạc, cao ốc và tình trạng giá thuê phòng khách sạn cũng leo thang và hiện tượng người Tàu nhậu nhẹt say xỉn ồn ào, đập phá trong các quán ăn. Nhưng, nghiêm trọng đáng lo nhất là các tổ chức tội phạm và xã hội đen Hoa Lục lợi dụng thời cơ mở địa bàn hoạt động tại Sihanoukville, bắt cóc tống tiền các doanh nhân TC, gây rối loạn trị an tại địa phương.
Kết quả chỉ trong thời gian ngắn, TC đầu tư ồ ạt vào nước này, chủ yếu là xây cất Casino với hơn 30 Casino đang hoạt động và gần 100 cái casino nữa đang xây cất. Đặc khu kinh tế thì có đến 90% là công ty TC, kéo theo lượng khách du lịch từ Hoa Lục sang, năm ngoái có gần 150.000 lượt người. Tuy nhiên chỉ tạo ra được 5% số việc làm cho dân bản địa và chủ yếu là lao động rẻ tiền, phần đông hành nghề đấm bóp cho khách du lịch Hoa Lục, còn các vị trí lương cao đều do người Tàu từ Hoa Lục sang đảm nhiệm.
Với Sihanoukville và Phú Quốc trấn ngự vịnh Thái Lan, Vân Đồn và Vân Phong chế ngự dọc Biển Đông thì chiến lược lưỡi bò của TC sắp sửa hoàn thành, cũng như Belt Road cũng phát triển nhanh chóng. Vì vậy, nền du lịch bản địa và văn hóa truyền thống của xứ Chúa Tháp cũng bị nhấn chìm bởi làn sóng Casino và bọn xã hội đen đến từ Hoa Lục.
Theo American Thinker số ra ngày 1/12/2016 đưa tin, Bắc Kinh hiện đang thuê hơn 20% chiều dài bờ biển Campuchia, TC đang xây dựng một cảng nước sâu chiến lược trải dài 90 km trên bờ biển Campuchia trong 99 năm. Cảng nước sâu nầy đủ lớn để đón tàu du lịch, tàu vạn tải hoặc tàu chiến hải quân với trọng lượng 10.000 tấn. Tờ báo còn lưu ý, cảng nước sâu này chỉ cách khu vực tranh chấp Biển Đông vài trăm cây số, có thể giúp Bắc Kinh kiểm soát các hoạt động vận chuyển, đánh bắt hải sản, khai thác năng lượng…
Riêng diện tích canh tác đất nông nghiệp Campuchia bị người Tàu thuê đã lên tới 2,14 triệu ha, chiếm hơn một nửa diện tích canh tác của quốc gia này với giá rẻ mạt 30 USD / một hecta. Một số lớn người Tàu lao động đến từ Hoa Lục ồ ạt nhập cư theo dự án để khai thác đất đai, xong việc thì họ không quay về nước. Họ ở lại lấy vợ người Campuchia để định cư vĩnh viễn.
“TÀU CỘNG HOÁ” THÀNH PHỐ SIHANOUKVILLE CỦA CAMPUCHIA:
Thành phố cảng Sihanoukville đang dần dần biến thành vùng đất của người Tàu, khiến người dân Camphuchia bất bình. Doung Sokly, một phụ nữ 30 tuổi bán đồ uống, thức ăn nhẹ và thuốc lá trên xe chiếc xe đẩy, buồn bã nói: “Tôi đã lăn lộn kiếm sống bên bãi Independence suốt 8 năm qua. Chẳng còn bao lâu nữa, chúng tôi sẽ không thể tự nuôi sống bản thân. Công việc kinh doanh đang sắp lụi tàn.” Cách đó không xa, công việc kinh doanh lại đang bùng nổ tại các sòng bạc đông nghịt khách Tàu. Chung quanh đó là các nhân viên giám sát và giữ an ninh mắt cú vọ  sắc như đại bàng.
Trước sự xâm nhập ồ ạt đó của người Tàu Hoa Lục, ngoại trừ những người Campuchia làm việc tại các khách sạn và sòng bạc, phần lớn người dân có thu nhập trung bình là 1.100 USD/ một năm, ít được hưởng lợi từ những khoản đầu tư này và sự oán giận của người dân Campuchia đang ngày một gia tăng.
“Kinh doanh của tôi đã giảm một nửa” – Chhim Phin, chủ một nhà hàng hải sản tại bãi biển Independence từ năm 2003, nói tiếp: “Chúng tôi thường có nhiều du khách phương Tây đến thưởng thức món ăn của Campuchia. Nhưng khách du lịch Tàu không muốn ăn đồ ăn Khmer và trải nghiệm phong tục địa phương. Họ chỉ thích ăn thức ăn của họ”. Bên cạnh nhà hàng của ông, trước đây có nhiều quán bar phục vụ “tây ba lô” giờ chỉ còn là những đống đổ nát”. Ông kết luận câu chuyện:“Thành thật mà nói, tôi ấn tượng xấu với khách Trung Quốc. Họ rất thô lỗ”.
Sự đầu tư ồ ạt của TC không có nghĩa là đường sá và cơ sở hạ tầng ở Sihanoukville trở nên tốt hơn. “Tất cả việc xây dựng họ đang làm lợi cho người Tàu,” Koeun Sao nói. “Chủ đất được hưởng lợi, nhưng dân thường chẳng được gì”, anh nhấn mạnh.
KOH KONG nằm ở phía Tây Nam, giáp với Thái Lan nhìn ra vịnh Thái Lan. Đây là vùng biển kém phát triển. Năm 2008, tập đoàn UDG (Phát triển Liên Hiệp Thiên Tân) của TC, đã được chính phủ Campuchia cho thuê 99 năm trong một dự án được gọi là “Khu thử nghiệm”. Bắc Kinh đang tiến hành xây dựng một cảng biển, một sân bay và một thành phố trên phần đất có diện tích 45.000 hecta với sự cho phép của Thủ tướng Hun Sen. Người dân Campuchia bản xứ cho biết, họ bị cưỡng chế rời khỏi đất đai của họ trong khi nhà cửa bị tháo dỡ và đốt sạch. Những người dân địa phương bị cưỡng chế đất đai của họ và tài nguyên xung quanh, họ đã bị tước đoạt thông qua lường gạt, bạo lực và gian lận.
KẾT LUẬN:
Tôi hy vọng bài học về mối hiểm họa của Campuchia cho Tàu Cộng thuê tỉnh Sihanoukville và Koh Kong 99 năm sẽ cảnh tỉnh những người lãnh đạo ĐCSVN và Quốc Hội bù nhìn hãy suy nghĩ lại, hủy bỏ triệt để và toàn bộ “Luật về Đặc khu Kinh Tế”, bán cho Tàu Cộng 3 Đặc khu Kinh tế Vân Phong, Bắc Vân Đồn và đảo Phú Quốc dưới hình thức cho thuê 99 năm để tránh những sai lầm gây ra đại họa muôn đời cho dân tộc. Hơn nữa, 3 vị trí này nhằm phục cho chiến lược bành truớng về quân sự của Bắc Kinh, chứ không phải đơn thuần về kinh tế.
Đừng thách thức sự phẫn nộ của quần chúng tổng biểu tình, phản đối những tên lãnh đạo ĐCSVN và Quốc Hội bù nhìn sắp bấm nút bán 3 Đặc Khu Kinh Tế kể trên cho Tàu Cộng dưới hình thức cho thuê 99 năm. Đừng quên rằng, quần chúng phẫn nộ ồ ạt xuống đường là hồi chuông báo tử cho ĐCSVN bán nước phản quốc!!! 
Tổng hợp & Nhận định
 NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
Ngày 9 tháng 6 năm 2018                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét