Nhân dịp ngày Lễ CHA (Father's Day), tôi xin
chia sẻ với các bạn nỗi niềm của một người cha, người cha đó... chính là Tôi.
Tôi làm nghề "hàng rào". Thời gian đầu mới vào nghề chưa có nhiều thân chủ, mỗi tháng chỉ nhận được 3 hoặc 4 hợp đồng, công việc đôi lúc cần phải có hai người. Mướn người phụ không ai chịu làm vì ít ngày quá, mướn mấy anh Mễ ở Home Depot lại sợ trái luật.
Đang phân vân chưa biết tính sao, chợt nhớ đến đứa con trai lớn của tôi, cháu tên Lê. Tuy mới mười bốn tuổi nhưng rất to con, cao hơn bố cả cái đầu. Tôi bàn với bà xã cho Lê theo phụ vào cuối tuần. Bà đồng ý vì công việc không quá nặng nhọc. Vả lại thứ bảy, chủ nhật ở nhà, tối ngày chơi game cũng không tốt lắm.
Tất nhiên chẳng có đứa trẻ nào thích đi làm cả. Sau khi giải thích, Lê hiểu ra được và đồng ý nhưng cũng hơi miễn cưỡng.
Những ngày đầu đi phụ, Lê không hăng hái lắm. Lại còn đem theo cái game ngồi chơi, khi nào cần mới chạy lại giúp bố và phụ dọn dẹp khi ra về.
Tôi làm nghề "hàng rào". Thời gian đầu mới vào nghề chưa có nhiều thân chủ, mỗi tháng chỉ nhận được 3 hoặc 4 hợp đồng, công việc đôi lúc cần phải có hai người. Mướn người phụ không ai chịu làm vì ít ngày quá, mướn mấy anh Mễ ở Home Depot lại sợ trái luật.
Đang phân vân chưa biết tính sao, chợt nhớ đến đứa con trai lớn của tôi, cháu tên Lê. Tuy mới mười bốn tuổi nhưng rất to con, cao hơn bố cả cái đầu. Tôi bàn với bà xã cho Lê theo phụ vào cuối tuần. Bà đồng ý vì công việc không quá nặng nhọc. Vả lại thứ bảy, chủ nhật ở nhà, tối ngày chơi game cũng không tốt lắm.
Tất nhiên chẳng có đứa trẻ nào thích đi làm cả. Sau khi giải thích, Lê hiểu ra được và đồng ý nhưng cũng hơi miễn cưỡng.
Những ngày đầu đi phụ, Lê không hăng hái lắm. Lại còn đem theo cái game ngồi chơi, khi nào cần mới chạy lại giúp bố và phụ dọn dẹp khi ra về.
Một phần mới vào nghề, cộng thêm không có người phụ nên công việc của
tôi cũng không được thuận lợi lắm. Đôi lúc phải cố gắng hết mình làm cho kịp
ngày đã giao kèo trong hợp đồng. Vì thế bị nhiều áp lực... không ngờ những cử
chỉ và nỗi âu lo của tôi đã vô tình lọt vào đôi mắt của Lê trong những lúc ngồi
chơi game.
Vào một bữa cơm tối.... trong lúc đang ăn Lê nói với mẹ:
- Từ nay con sẽ không đem game theo chơi khi phụ ba làm nữa.
Rồi quay sang hỏi tôi:
- Ba có thể chỉ cách làm hàng rào để con phụ giúp được không?
Đang ăn, tôi liền ngừng lại khi nghe Lê nói. Chưa kịp trả lời mà lòng đã
ngẹn lại. Nhìn qua vợ... hình như hai giọt nước mắt đã đọng ở khoé từ khi nào.
Con tôi có lẽ không biết được cảm xúc của cha mẹ, chỉ mãi mê ăn và chờ câu trả
lời.
Đêm hôm đó tôi không tài nào chợp mắt, cảm thấy thương con quá. Không
ngờ chỉ vài tháng theo bố ra đời làm việc mà đã thay đổi rất nhiều. Lê không
còn là một đứa trẻ chỉ biết game và giành đồ chơi với em như trước nữa.
Tôi bắt đầu dạy con cách làm hàng rào. Không những dạy về kỹ thuật mà
còn dạy phải có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Đồng thời cũng
hướng dẫn cách giao thiệp với thân chủ.
Hai cha con vừa làm vừa nói chuyện để quên đi mệt nhọc và cho thời gian
trôi nhanh. Chính nhờ vậy mới có dịp tâm sự và hiểu được những suy nghĩ của Lê.
Qua nhiều lần gần gũi, cha con mới cảm thông và thương yêu nhau nhiều hơn. Giờ
đây, con tôi đã hiểu được một phần trách nhiệm của người cha trong gia đình.
Có lần đi làm về, ra
sau vườn thấy Lê đang loay hoay, tôi hỏi:
- Con làm gì đó. Lê trả lời:
- Dạ! con thấy hàng rào nhà mình bị hư nên sửa lại.
Tôi rất vui mừng, vui mừng không phải vì Lê biết làm hàng rào mà vì con
tôi đã trưởng thành, biết suy nghĩ và có trách nhiệm của một thành viên trong
gia đình.
Nhờ ơn trời, cộng thêm làm việc có trách nhiệm, với sự cố gắng không
ngừng nghỉ của hai cha con; chẳng bao lâu đã có nhiều hợp đồng. Tôi bắt đầu
mướn thêm một thợ, hai thợ, rồi ba thợ. Tổng cộng group đã có năm thành viên.
Cũng vào một bữa cơm tối, sau khi ăn xong tôi bảo Lê ngồi lại vì có
chuyện muốn nói:
- Cám ơn con bấy lâu nay đã giúp ba những ngày cuối tuần, bây giờ đã có
thợ rồi con có thể ở nhà chơi và làm những gì con thích.
Lê trả lời:
- Thưa ba con đã lớn rồi, không còn thích chơi game nữa. Theo ba để phụ
giúp cho gia đình. Lớn lên, con cũng muốn theo ba làm nghề hàng rào.
Một lần nữa tôi lại ngỡ ngàng khi nghe con trả lời. Sau một phút trấn
tỉnh tôi hỏi lại:
- Tại sao con chọn nghề này?
- Dạ! con không biết nhưng nghe ba nói với mẹ là nghề này không sợ thất
nghiệp, thu nhập đủ trang trải trong gia đình, nhất là thích làm chung và đỡ
đần nặng nhọc cho Ba.
- Con không sợ khổ cực sao?
- Dạ không! con quen rồi, với lại ba nói lao động tốt cho sức khỏe, làm
một thời gian con thấy đúng vậy.
- Con không cảm thấy xấu hổ khi các bạn cùng lớp với con mai kia là kỹ sư, bác sĩ, là
những người có bằng cấp đại học... họ sẽ khinh chê con sao?
- Dạ con thấy nhiều người có địa vị trong xã hội nhưng họ vẫn kết bạn
với ba. Mỗi lần làm xong hợp đồng, hầu hết thân chủ hài lòng, vui vẻ, cám ơn mình
rối rít; nhiều khi còn cho "tip" nữa. Ngoài ra, ba thường nói: cảm
thấy rất hài lòng với công việc của mình mà.
Thên một đêm nữa nằm thao thức... nghĩ tới con, tôi cảm thấy xót xa. Thầm
trách mình.
Lê! thật có lỗi với con. Vì sinh nhai, vì cuộc sống của gia đình, ba đã
vô tình đưa con vào sự suy nghĩ khác biệt với bao đứa trẻ ở một đất nước văn
minh tiến bộ như Hoa Kỳ này. Nơi có biết bao cơ hội tốt cho người cố gắng học
hành, đỗ đạt thành tài để có địa vị trong xã hội, làm rạng danh cho gia đình và
dòng họ.
Bây giờ còn nhỏ, chưa
đủ chính chắn quyết định tương lai và hướng đi cho mình. Sau này khi đã trưởng
thành, nếu con vẫn muốn theo nghề "HÀNG RÀO", chọn nghề của người lao
động như Ba, thì mong con hiểu rằng:
- Đừng vì đồng tiền mà hãy dùng lương tâm và trách nhiệm để hoàn thành
công việc. Hơn nữa, phải yêu nghề. Có yêu nghề mới cố gắng học hỏi và bỏ hết
tâm trí vào việc làm. Nhờ kinh nghiệm và biết áp dụng kỹ thuật cao sẽ giúp con
thành công trên đường đời.
Con nói đúng, nghề
"HÀNG RÀO" không có gì xấu hổ cả. Chỉ xấu hổ khi mình không làm đúng
với LƯƠNG TÂM NGHỀ NGHIỆP.
Duy Đặng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét