Cuộc chiến Ukraine được phát động hôm 21/02 có thể được coi là sự tiếp nối của Sự kiện Crimea năm 2014.
Chiến Tranh Nga Ukraine: BA SAI LẦM CỦA TỔNG THỐNG PUTIN
Báo Mai
Cách đây 8 năm, trong vòng vài ngày, quân đội Nga đã thành công trong việc né tránh sự điều tra của phương Tây bằng “Chiến tranh hỗn hợp” (Hybrid Warfare), gần như không đánh mà thắng, nhất cử đánh chiếm được Crimea mà không gây thiệt hại cho quân đội và cơ sở hạ tầng xã hội.
Đây được coi là một “tác phẩm” kinh điển của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine như hiện nay, cách làm của ông Putin là có vấn đề.
Thứ nhất, cứng rắn chống lại xu thế
Năm đó, sở dĩ việc đánh chiếm Crimea thành công nhanh lẹ chưa từng có như vậy, mấu chốt ở một chữ “kỳ”: “xuất kỳ bất ý, công kỳ bất bị” [nhân lúc đối phương không chuẩn bị, không nghĩ tới mà bất ngờ xung kích giành thắng lợi], mục tiêu có giới hạn, rõ ràng, cụ thể, hành động nhanh gọn lẹ. Tuy nhiên, loại sự việc này thành công lần một, sang lần “hai” liền sẽ gặp khó khăn.
Điều quan trọng hơn là, việc chiếm Crimea là một thất bại chiến lược đối với cam kết trước đây của Nga trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, vi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế và đối đầu với phương Tây, được không bù mất.
Ví dụ, Hoa Kỳ và Âu Châu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, điều này đã tạo thành những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu rộng. Đầu tiên, nền kinh tế Nga bị tổn thất lớn, với GDP giảm từ hơn 2 nghìn tỷ USD (2011-2014) xuống còn hơn 1 nghìn tỷ USD kể từ năm 2015 (lần lượt là 1.687 nghìn tỷ USD, 1.4 nghìn tỷ USD và 1.775 nghìn tỷ USD từ năm 2019 đến năm 2021). Tiếp theo, không gian và khả năng chiến lược của Nga đã bị suy giảm đáng kể, xung đột trong nước leo thang và địa vị quyền lực cá nhân của nhà lãnh đạo Vladimir Putin cũng bị thách thức.
Trong hoàn cảnh như vậy, ông Putin vẫn không nghĩ đến việc quay đầu, ngược lại vẫn tiếp tục đi theo quỹ đạo đánh chiếm Crimea, lần thứ hai phát động cuộc chiến Ukraine, đồng thời nâng cao mức độ đối đầu với phương Tây một cách toàn diện. Điều này sẽ chỉ khiến Nga và cá nhân nhà ông Putin rơi vào khốn cảnh sâu hơn.
Thứ hai, thiếu sự kiềm chế
Kể từ năm 2021, tình hình Nga và Ukraine trở nên căng thẳng, ông Putin đã triển khai một số lượng lớn quân đội ở biên giới Nga và Ukraine. Theo cách này, Nga đã tiến hành một trò chơi chiến lược với Ukraine, Âu Châu, Mỹ và NATO, yêu cầu NATO ngừng mở rộng về phía đông và rút khỏi các nước thuộc Liên Xô cũ đã mở rộng, cung cấp cho Nga “bảo đảm an ninh”, song phương đạt được một văn kiện ràng buộc có hiệu lực về mặt pháp lý.
Từ khách quan mà nói, mối lo ngại về an ninh của Nga là chính đáng và cần được tôn trọng, còn sự mở rộng về phía đông của NATO không phải là không có chỗ để thảo luận. Từ góc độ chiến lược, với nhận thức của phương Tây về lịch sử nước Nga và tính cách của nhà lãnh đạo Vladimir Putin, ông Putin chỉ cần gây sức ép ở biên giới, giương cung mà không bắn (phối hợp nhiều loại chiến lược khác nhau), liền có thể răn đe Ukraine, Mỹ và Âu Châu ở một mức độ nhất định và đạt được một phần mục đích của mình.
Trên thực tế, việc NATO mở rộng về phía đông có những nguyên nhân phức tạp; theo đó, cuộc đối đầu chiến lược giữa Nga và Hoa Kỳ (phương Tây) cũng không thể giải quyết triệt để cùng một lúc. Điều ông Putin cần là một kế hoạch dài hạn và cách tiếp cận từng bước ổn định. Tuy nhiên lần này, ông Putin chỉ trong một bước đã vượt qua ranh giới chiến tranh, chí ít đã phạm hai sai lầm.
Thứ nhất, không giống như “cuộc chiến kỳ lạ” năm 2014, việc phô trương sức mạnh quân sự trong thời gian dài trước cuộc chiến lần này thiếu sự phối hợp với nhiều kế hoạch chiến lược khác nhau. Trên thực tế, thế chủ động và tính đột biến chiến lược đã bị mất, và hiệu quả uy hiếp đã giảm đi nhiều, hơn nữa còn khiến bản thân mình bị dồn đến góc tường.
Thứ hai, chiến lược “leo thang dần dần” đã không được sử dụng để kiểm soát hiệu quả diễn biến của cuộc chiến, nhằm đạt được kết quả lớn nhất với chi phí thấp nhất.
Cụ thể, cuộc tiến quân vào hai nước “cộng hòa” ly khai và “gìn giữ hòa bình” ở Donbass vào ngày 21/02, đây là một bước trong cuộc chiến tranh, vượt quá dự kiến của rất nhiều người và có tác dụng răn đe mạnh mẽ – “Tôi thực sự đã động thủ”. Vào lúc này, lẽ ra phải dừng lại và phát huy hết tác dụng, nhưng ông Putin chỉ dừng lại trong ba ngày. Đến ngày 24/2, ông tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” đối với Ukraine và tiến hành cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa. Lúc này, Nga nên hạn định các mục tiêu tác chiến của mình nhằm gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở quân sự chính, hệ thống chỉ huy tác chiến và khả năng tác chiến của quân đội Ukraine – “Tôi đánh trọng thương quý vị”, buộc Ukraine cầu hòa, thay vì mục đích gây sát thương hoặc chiếm đóng quân sự.
Bởi vì khoảng cách về sức mạnh quân sự giữa Nga và Ukraine là rất lớn, và NATO sẽ không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến cứu Ukraine, chỉ cần “khẩu vị” của Nga không quá lớn thì khả năng đàm phán thành công giữa Nga và Ukraine là rất cao.
Nga không nên ngay lập tức bước vào giai đoạn chiến đấu trên bộ; tuy nhiên, vào ngày 24, các lực lượng mặt đất của Nga đã tấn công theo nhiều đường, nóng lòng muốn hạ gục Kyiv chỉ trong một lần đối đầu.
Binh sĩ Ukraine tìm kiếm và thu gom đạn pháo chưa nổ ở Kyiv, thủ đô Ukraine, hôm 26/02/2022. Sáng sớm cùng ngày, nhiều trận giao tranh ác liệt đã diễn ra giữa Ukraine và Nga ở ngoại ô Kyiv.
Theo góc độ này, không phải ông Putin kiểm soát cuộc chiến, mà cuộc chiến kiểm soát ông Putin. Đây là điều tối kỵ đối với nhà binh.
Thứ ba, “phát huy sở đoạn, tránh sở trường”
Tại thời điểm viết bài này, cuộc chiến Nga-Ukraine đã bước sang ngày thứ tư, nhưng tiến trình chiến tranh rõ ràng đã không diễn ra theo như kỳ vọng của Nga. Phía Nga đã đánh giá sai nghiêm trọng ý chí chiến đấu và hiệu quả chiến đấu của quân đội Ukraine, điều này cũng thể hiện rõ chiến lược và chiến thuật không phù hợp của phía Nga, đồng thời bộc lộ một số vấn đề của quân đội Nga.
Ví dụ:
- Thứ nhất, cuộc tấn công bằng hỏa tiễn dẫn đường chính xác của quân đội Nga có cường độ quá thấp; Đối với hơn 80 mục tiêu của quân đội Ukraine, chỉ có hơn 200 hỏa tiễn được phóng đi, trung bình ba hỏa tiễn cho mỗi mục tiêu (cần phải biết rằng, quân đội Mỹ đã phóng hơn 60 hỏa tiễn hành trình khi tấn công một phi trường ở Syria). Bởi vậy, không có gì lạ khi hệ thống chỉ huy thông tin liên lạc của Ukraine vẫn hoạt động hiệu quả;
- Thứ hai, phi cơ không người lái của Nga đã không thực hiện các nhiệm vụ giám sát chiến trường và chiến đấu quy mô lớn (trong cuộc xung đột Naqqa 2020, màn trình diễn của phi cơ không người lái của Azerbaijan đặc biệt bắt mắt);
- Thứ ba, không quân Nga không tham chiến quy mô lớn;
- Thứ tư, quân đội Nga đồn trú gần 200,000 quân ở biên giới Nga-Ukraine, nhưng chỉ 1/3 tiến vào Ukraine, quân chia làm năm tuyến, rất khó phối hợp với nhau, không tập trung binh lực thực sự.
Về phần quân đội Ukraine, họ là đang chiến đấu trên lãnh thổ của mình, lại là chống lại sự xâm lược, có thể gọi là “ai binh” [đội quân bi phẫn]. Từ Tổng thống Ukraine, trong một cuộc gọi video với các nhà lãnh đạo EU vào ngày 24/2, ông đã nói rằng “đây có thể là lần cuối cùng các vị thấy tôi còn sống”, cho đến các binh sĩ ở Ukraine đã xả thân mình làm nổ tung cây cầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Nga, đều thể hiện một ý chí chiến đấu mạnh mẽ.
Hôm 26/02, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Malyar cho biết, trong vòng hai ngày Nga đã tổn thất hơn 100 xe tăng, hơn 3,000 binh sĩ, 14 khung phi cơ, 8 phi cơ trực thăng và hệ thống hỏa tiễn phòng không “Buk”. Có thể nói, quân đội Nga đã bị tổn thất nghiêm trọng.
Cổ nhân Trung cộng có câu thành ngữ rằng “ai binh tất thắng”, không phải là không có đạo lý.
Phần kết
Hôm 26/02/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đăng một video mới trên tài khoản Facebook của mình, làm rõ thông tin giả mạo rằng ông đã ra lệnh cho quân đội đầu hàng hoặc bỏ chạy.
Từ tình hình hiện tại, có lẽ không dễ để phía Nga có thể “tốc chiến tốc thắng”. Hôm 26/02, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo rằng, thế giới cần phải sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài giữa Nga và Ukraine.
Đồng thời, tiếng nói phản đối chiến tranh ở bên trong nước Nga, các lệnh trừng phạt ngày càng leo thang của phương Tây đối với Nga và các nhân sự quan trọng của nước này, dòng viện trợ liên tục cho Ukraine từ Hoa Kỳ và Âu Châu, và sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế… tất cả đều gây áp lực không nhỏ đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin.
Ông Putin và Nga cần phải xem xét kỹ lại, cuộc chiến Nga-Ukraine này có thực sự đáng giá để đánh hay không? Giáo sư khoa học chính trị người Mỹ gốc Nga và là cháu gái của cựu lãnh đạo Liên Xô Khrushchev, bà Nina L. Khrushcheva cho rằng ông Putin chỉ căn bản là mắc vào cái bẫy của Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTC), Nga sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào ĐCSTC sau khi bị phương Tây trừng phạt hoàn toàn, và từ cuộc khủng hoảng quân sự Nga-Ukraine mà ĐCSTC sẽ ngồi hưởng lợi giống như “ngư ông đắc lợi” vậy.
Ông Putin là người đến từ Liên Xô cũ, biết rất rõ những gì đã xảy ra với Đảng Cộng sản, bản thân ông cũng lên án mạnh mẽ tai họa của Đảng Cộng sản đối với đất nước Nga. Và nếu như trong cuộc chiến Nga-Ukraine lần này, ông thực sự đã bị ĐCSTC mê hoặc, thì đối mặt với tình hình thực tế hiện nay, ông nên kịp thời quay đầu, dừng lại mọi tổn thất, thay vì “được ăn cả, ngã về không”, không nên bất chấp mọi giá khiến sai một ly đi một dặm.
Ông Vương Hách (Wang He) có bằng thạc sĩ về luật và lịch sử. Ông đã nghiên cứu về phong trào cộng sản quốc tế. Ông từng là giảng viên đại học và là viên chức điều hành của một công ty tư nhân lớn ở Trung cộng. Ông Vương hiện sống ở Bắc Mỹ và đã xuất bản các bài bình luận về các vấn đề thời sự và chính trị của Trung cộng kể từ năm 2017.
Wang He _ Mai Thanh
Báo Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét