Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, não bộ của người uống nhiều rượu thường bị co rút hơn so với người không uống. (Unsplash)
UỐNG RƯỢU CÓ THỂ GÂY CO RÚT NÃO BỘ, 3 VIỆC KHÔNG NÊN LÀM TRONG KHI UỐNG RƯỢU
Bảo Vy
Có người nói mỗi ngày uống một chút rượu sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng quan điểm này có cơ sở không? Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, não bộ của người uống nhiều rượu thường bị co rút hơn so với người không uống.
Người bị tiểu đường có thể uống rượu không?
Để rõ ràng, uống rượu nói chung không được khuyến khích cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Đầu tiên, sau khi uống rượu, nó sẽ làm tăng hàm lượng triglycerid trong máu, tăng gánh nặng cho gan, dễ gây tổn thương chức năng gan, từ đó ảnh hưởng đến dự trữ glycogen, vô cùng bất lợi cho khả năng kiểm soát đường huyết.
Thứ hai, rượu sẽ làm tăng tác dụng của một số loại thuốc hạ đường huyết. Uống rượu cùng lúc với thuốc sẽ gây hồi hộp, khó thở, chóng mặt và các triệu chứng khác, nặng hơn nữa là có triệu chứng hạ đường huyết.
Sự biến động quá mức của lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường là rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, để an toàn cho sức khỏe, người bị đái tháo đường không nên uống rượu.
Uống một ít rượu vang mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe, hay không uống rượu sẽ tốt hơn?
Có thể nói rằng kiêng rượu tốt cho sức khỏe hơn so với uống một chút rượu mỗi ngày!
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet chỉ ra rằng, chỉ tính riêng trong năm 2020, trên toàn thế giới đã có 740.000 ca ung thư mới liên quan đến uống rượu.
Tạp chí The Lancet cũng nói rằng không có mức uống nào là an toàn, và mức uống an toàn nhất đối với rượu phải là “không uống’!
Nếu uống rượu lâu dài sẽ khiến gan phải hoạt động quá tải, dễ sinh ra hàng loạt bệnh về gan như viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, thậm chí có thể phát triển thành ung thư gan.
Mặt khác, uống rượu quá nhiều có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến chức năng tim, động mạch, phổi và não. Dữ liệu cho thấy người uống rượu lâu ngày có thể bị xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
Trong khi những người nghiện rượu nặng lâu năm, hàm lượng oxit nitric trong khí thở ra giảm đáng kể. Kết quả là, sự cân bằng lành mạnh của phổi bị phá vỡ, khiến họ dễ mắc bệnh phổi hơn.
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng, những người uống rượu nhiều trong thời gian dài dễ bị co rút não.
Người lớn uống ≥14 cốc mỗi tuần, khối lượng não giảm trung bình 1.6% so với những người không uống. Ngoài ra, tất cả những người uống rượu có khối lượng não trung bình thấp hơn 0.25% so với những người không uống.
Nói cách khác, không có cái gọi là uống một chút rượu mỗi ngày là tốt cho sức khỏe, miễn là uống thì đều có hại cho cơ thể.
Làm thế nào để giảm tác hại của rượu?
1. Đừng uống rượu khi bụng đói
Uống rượu khi bụng đói sẽ khiến dạ dày hấp thụ rượu nhanh hơn, dễ say hơn, đồng thời khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương nhiều hơn.
Trước khi uống rượu, bạn nên ăn một số thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc uống sữa, có thể làm giảm tác hại của rượu đối với dạ dày ở mức độ nhất định.
2. Không kết hợp một số đồ uống khác trong khi uống rượu
Nước đá, nước chanh, cola và những thức uống có tính kích thích khác, thành phần trong những thức uống này dễ khiến cơ thể hấp thụ chất cồn nhanh hơn, khiến con người dễ bị say, càng có hại cho cơ thể.
3. Không pha lẫn nhiều loại rượu
Các loại rượu khác nhau chứa các thành phần khác nhau. Việc pha và uống cùng nhau có thể khiến các thành phần này tương tác với nhau, từ đó mang lại một số thay đổi xấu cho cơ thể như dễ say hơn, đau đầu, chóng mặt, v.v.
Ba điều không nên làm khi uống rượu
Khi uống rượu, bạn cần tránh làm ba việc dưới đây:
1. Không uống rượu sau khi dùng cephalosporin
Uống rượu sau khi dùng cephalosporin dễ gây ra một loạt các triệu chứng bất thường như tức ngực, khó thở, nhức đầu, buồn nôn, đỏ bừng mặt, làm tổn hại lớn cho cơ thể.
Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim và thậm chí tử vong.
2. Tắm sau khi uống rượu
Sau khi uống rượu, mao mạch toàn cơ thể đang trong tình trạng giãn nở, tắm nước nóng lúc này sẽ làm mức giãn nở tăng nhiều hơn, khiến nhiệt lượng trong cơ thể không kịp tản ra ngoài, người sẽ say hơn.
Ngược lại, tắm nước lạnh có thể làm co mạch máu, nguy cơ dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh và các triệu chứng khác.
3. Uống trà và cà phê mạnh sau khi uống rượu
Sử dụng trà hoặc cà phê đậm đặc sau khi uống rượu đều không thể làm giảm cảm giác nôn nao. Ngược lại, chúng còn có thể khiến tim hoạt động quá sức, dẫn đến các triệu chứng như hồi hộp và tức ngực, không tốt cho sức khỏe.
Bảo Vy
Theo Aboluowang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét