Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Giới Tinh Hoa 'Thân Bắc Kinh' Tại Mỹ Phát Động Cuộc Chiến Mới Chống Lại Tổng Thống Trump

 

Giới tinh hoa doanh nghiệp, công nghệ và truyền thông “thân Đảng Cộng sản Trung Quốc” (ĐCSTQ) tại Mỹ sẽ “không cho phép” Tổng thống Trump xen vào giữa họ và tiền Trung Quốc. Liệu đây là một đe dọa có tính khả thi hay chỉ là một tuyên bố đã lỗi thời? (Ảnh: getty)

GIỚI TINH HOA 'THÂN BẮC KINH' TẠI MỸ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN MỚI CHỐNG LẠI TỔNG THỐNG TRUMP

Thiện Nhân

Giới tinh hoa doanh nghiệp, công nghệ và truyền thông “thân Đảng Cộng sản Trung Quốc” (ĐCSTQ) tại Mỹ sẽ “không cho phép” Tổng thống Trump xen vào giữa họ và tiền Trung Quốc. Liệu đây là một đe dọa có tính khả thi hay chỉ là một tuyên bố đã lỗi thời?

Rất có thể vào thời điểm bạn đọc đến cuối bài viết này, sẽ có tin tức về một hoạt động "phỉ báng" khác nhắm vào Tổng thống Donald Trump. Bây giờ, mỗi một ngày lại có một sự kiện, chẳng hạn thông tin “thổi phồng” về những đe dọa sinh tử đối với Hoa Kỳ, hoặc một số tiết lộ tồi tệ về Tổng thống Trump dựa trên các nguồn tin thường là... ẩn danh. 

Dù đó là gì, những điều này cũng giống như hàng trăm trường hợp tương tự được đưa ra trong bốn năm qua - vốn phục vụ cùng một mục đích - cụ thể là, để duy trì và bảo vệ vị trí và đặc quyền của giới tinh hoa “thân Bắc Kinh” tại  Hoa Kỳ.

Những câu chuyện về ông Trump hiếm khi nói về chính ông ấy, mà sẽ nhắm vào bất kỳ ai đe dọa cắt đứt huyết mạch kinh tế giữa giới chính trị, doanh nghiệp và văn hóa Hoa Kỳ và ĐCSTQ. 

Thông tin về ông Trump bị “mổ xẻ”, phần lớn là do ông tìm cách tách Hoa Kỳ khỏi ĐCSTQ. Trong khi giới “thân Trung” của Mỹ, vốn sở hữu các nền tảng mà người Mỹ giao tiếp, đã tiến hành một chiến dịch “chiến tranh thông tin” không ngừng chống lại ông Trump thông qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông của họ.

Các đặc vụ chính trị chế tạo và phổ biến thông tin sai lệch về ông Trump trong mùa bầu cử

Hãy xem xét hai hoạt động thông tin chống Trump gần đây: ông Trump vô cớ bôi nhọ những đau khổ của người Mỹ gốc Phi, và thể hiện sự khinh thường đối với các quân nhân đã hy sinh của Mỹ. Đây là những loại cáo buộc sai lầm mà các đặc vụ chính trị có nhiệm vụ chế tạo và phổ biến trong mùa bầu cử. Mục đích của họ là củng cố ấn tượng tiêu cực về bên đối lập, và khiến “phe” ông Trump giành nguồn lực - thời gian, tiền bạc và đôi khi là cả máu - để phòng thủ. Đó là chính trị cơ bản kể từ thời La Mã.

Điều mới là bây giờ báo chí cũng vào cuộc. Kể từ khi mạng Internet làm suy yếu báo chí vào cuối thế kỷ 20 và mạng xã hội trở thành “kẻ thống trị” trong không gian thông tin của Mỹ, báo chí đã từ bỏ các tiêu chuẩn và thông lệ truyền thống từng xác định việc đưa tin. 

Ví dụ, lời bôi nhọ cho rằng Trump khinh thường quân đội được dựa trên bốn nguồn ẩn danh nhắc lại các cuộc trao đổi từ ba năm trước (mặc dù mâu thuẫn với hàng chục nguồn tin khác). Một số nguồn nặc danh này tuyên bố họ đã chứng kiến sự việc, và một số tự cho là đã từng là đối thủ công khai của ông Trump. 

Theo thuật ngữ báo chí truyền thống, đó không phải là một câu chuyện thời sự, mà là một cuộc tấn công thất bại.

Nguồn gốc của thông tin sai lệch như 'nước thải chưa qua xử lý' của tầng lớp thượng lưu Mỹ

Báo chí tồn tại ở Mỹ từ cuối thế kỷ 19, được thiết kế để thông tin, gây ảnh hưởng, và đôi khi truyền cảm hứng hoặc kích động quần chúng. Nghề báo là một “trò chơi” của người trong cuộc, đặc biệt là thời đại ngày nay, các nhà báo Mỹ, những người hiện đang kiếm tiền trực tiếp và gián tiếp từ lợi ích kinh tế lớn nhất của đất nước - các nhà công nghệ như Amazon, Apple, Google và Facebook - hiện đang biến công chúng thành nơi chứa đựng các thuyết âm mưu và sự cuồng loạn để củng cố vị trí và đặc quyền của giới tinh hoa.

Nguồn gốc của thông tin sai lệch có mục đích là “tràn” vào công chúng Mỹ, như nước thải chưa qua xử lý của tầng lớp thượng lưu Mỹ (Ảnh: getty images)

Nguồn gốc của thông tin sai lệch có mục đích là “tràn” vào công chúng Mỹ, như nước thải chưa qua xử lý của tầng lớp thượng lưu Mỹ, dẫn đầu là các nhà tài phiệt công nghệ, những người sở hữu các nền tảng mà các chiến dịch thông tin của họ được dàn dựng và rửa sạch để bảo vệ lợi ích cốt lõi của chính họ.

Đương nhiên, họ bảo vệ các quyền lợi "khổng lồ" từ Trung Quốc, trước hết là lao động rẻ của Trung Quốc và tiếp theo là khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc, bất chấp mọi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ và những mối nguy có khả năng ảnh hưởng đến lợi ích nước Mỹ.

Khi tỷ phú Jeff Bezos mua lại các thương hiệu Washington Post và Woodward vào năm 2013, ông không có ý tưởng gì hơn là để bảo vệ ngành công nghiệp, công nghệ và các thỏa thuận chính trị với việc đảm bảo cơ sở sản xuất của Trung Quốc, nhằm thúc đẩy lợi nhuận của giới tinh hoa “thân Trung” khỏi “sự can thiệp chính trị”.

Tại sao nguồn cung cấp thông tin của Mỹ lại bị nhiễm độc nặng đến vậy? Ví dụ, tạp chí Đại Tây Dương được thành lập vào giữa thế kỷ 19 ở Boston, và đã đạt được kỳ tích hiếm có là thu được lợi nhuận trong ngành xuất bản đương đại — không phải bằng cách bán tạp chí hoặc không gian quảng cáo, mà bằng cách kiếm tiền từ các nhà vận động hành lang.

Các cuộc bạo loạn là một phần trong kế hoạch kháng Mỹ, chống Trump, và là nỗ lực trong chuỗi mục tiêu cuối cùng của những kẻ theo chủ nghĩa Marxist mới sùng bái Satan: Phá hủy Đức tin Kitô giáo ở Mỹ. (Tổng hợp)

Giờ đây, thông điệp lớn mà của các bài đăng trên blog là chống phá và bôi nhọ ông Trump. Tuy nhiên, điều mà nhiều người ủng hộ Trump nhìn thấy là một thứ khác: quyết tâm của giới tinh hoa trong việc can thiệp quá trình bầu cử, như cách họ đã làm năm 2016.

Bốn năm trước, rất ít người Mỹ tưởng tượng được rằng giới tinh hoa Hoa Kỳ có khả năng tạo ra một thuyết âm mưu thông qua các cơ quan gián điệp và báo chí, với hy vọng lật ngược kết quả của một cuộc bầu cử dân chủ. Nhưng sau bốn năm, ai cũng có thể biết rằng những chiến dịch phối hợp như vậy (việc đánh phá và cướp bóc các thành phố của Mỹ được ngụy trang dưới dạng “biểu tình ôn hòa”) là có thể thực hiện được. Trên thực tế, chúng đã trở nên bình thường.

Lần này, vai trò của các “điệp viên chống phá” trong cuộc bầu cử là do các cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc nắm giữ, bao gồm James Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng một thời của Trump. Vào tháng 6, Mattis đã viết một bài báo nói rằng chính quyền Trump giống như Đức Quốc xã, vì muốn cử quân đội đến để bảo vệ cuộc sống, nhà cửa và doanh nghiệp của cử tri Mỹ.

Những kẻ ‘bán đứng nước Mỹ’ - Khi túi tiền nặng hơn cả lợi ích quốc gia

Tướng Mattis không lạ gì Thung lũng Silicon hay những vụ bê bối của nó. Với tư cách là người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ, vị tướng Thủy quân lục chiến 4 sao đã thúc đẩy các sản phẩm của một công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, ông đã giành được một "ghế béo bở" trong hội đồng quản trị của công ty Theranos, hóa ra là công ty có vụ gian lận lớn nhất trong lịch sử công nghệ sinh học.

Mattis đã viết một bài báo nói rằng chính quyền Trump giống như Đức Quốc xã, vì muốn cử quân đội đến để bảo vệ cuộc sống, nhà cửa và doanh nghiệp của cử tri Mỹ (Ảnh: Mark Wilson/Getty Images)

Sau đó, Stanley McChrystal, một tướng quân đội bốn sao đã nghỉ hưu, người được cho là cố vấn cho PAC của đảng Dân chủ có tên “Đánh bại Thông tin sai” về cách sử dụng phần mềm Lầu Năm Góc, ông này đã tiến hành các hoạt động chiến tranh thông tin chống lại chiến dịch Trump. 

Mục tiêu của McChrystal với ông Trump không chỉ là sự tham lam hay ích kỷ cá nhân. Ông ta đã công khai chỉ trích ông Trump vì muốn đưa lực lượng Mỹ ra khỏi Trung Đông. McChrystal là người đứng đầu các hoạt động ở Afghanistan và cho rằng ông Trump nên cho họ ở lại đó. Và bây giờ ông ấy cũng được trả tiền bởi Thung lũng Silicon.

Tổng thống Trump nói đúng, rằng những cuộc giao tranh vô nghĩa như ở Afghanistan đưa các quan chức vào những “chiếc ghế béo bở” trong hội đồng quản trị của các công ty quốc phòng và công nghệ.

Tham vọng của các quan chức FBI, Bộ tư pháp, CIA và Bộ Ngoại giao cũng “rất đáng sợ”. Họ là những nhà điều hành các hãng truyền thông khác nhau như Bob Woodward và Atlantic.

Trụ cột của ‘trật tự tham nhũng’ mới là mối quan hệ của giới tinh hoa Mỹ với ĐCSTQ

Trụ cột “trật tự tham nhũng” mới là mối quan hệ của giới tinh hoa Mỹ với Trung Quốc. Đối với mục đích của chiến tranh thông tin, điều quan trọng không phải là nội dung mà là tính khả dụng và khả năng tiếp cận của các nền tảng, nhiệm vụ của nó là bảo vệ sự giàu có và lợi ích của giới tinh hoa Mỹ, bằng cách truyền bá bất kỳ hình thức tuyên truyền nào mà giới tinh hoa cho là có lợi. 

Do đó, việc Tổng thống Trump đe dọa cắt đứt Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc đã gây ra sự thù địch của giới “thân Trung” của Mỹ, vốn đang nỗ lực loại bỏ ông Trump khỏi Nhà Trắng và thay thế ông bằng một người khác mềm mỏng, dễ điều khiển hơn.

Vào thời điểm Clinton nắm chính quyền, Hoa Kỳ đã trao quy chế thương mại “tối huệ quốc” cho Trung Quốc vào năm 2000, ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cái giá phải trả để đưa Trung Quốc thoát nghèo thông qua các thỏa thuận thương mại thuận lợi là việc hàng chục triệu cuộc sống của người Mỹ bị hủy hoại; trong khi các công ty lớn của Mỹ như Apple, Nike và các chủ ngân hàng như JPMorgan và Goldman Sachs trở nên giàu có hơn. 

Giới tinh hoa lý luận rằng họ không có lựa chọn nào khác: Sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Tại sao phải chiến đấu với nó?

Ông Trump đã có ‘cây đũa thần’ để xử lý các với vấn đề Trung Quốc? 

Giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp Mỹ đã không chọn lợi ích nước Mỹ, họ đã chọn làm giàu. Bằng cách vận chuyển cơ sở sản xuất của Mỹ sang Trung Quốc, họ đã nắm bắt một cơ hội kinh doanh mà trước đây chưa từng thấy - tận dụng một lực lượng lao động khổng lồ “bị giam cầm” dưới một chế độ độc tài; có thể giúp họ đảm bảo sản xuất hàng hóa ổn định với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với tại Hoa Kỳ. 

Ngoài ra, giới tinh hoa văn hóa Mỹ (Hollywood, thể thao, nghệ thuật...) đã tăng cường khai thác thị trường Trung Quốc cho các sản phẩm của họ, và đã cung cấp trang bìa cho nhóm “thân Trung” với các thông điệp kết hợp với tuyên truyền của ĐCSTQ.

ĐCSTQ đã bỏ tù những người bất đồng chính kiến, cướp mổ nội tạng của các tù nhân lương tâm và các học viên Pháp Luân Công, bắt người thiểu số Duy Ngô Nhĩ làm nô lệ? Nhưng chính quyền Obama cho rằng can thiệp vào vấn đề của ĐCSTQ là phân biệt chủng tộc. Không có gì phải làm với những việc đó cả, như Barack Obama đã nói “trừ khi bạn có một cây đũa thần…”

Chính quyền Obama cho rằng can thiệp vào vấn đề của ĐCSTQ là phân biệt chủng tộc. Không có gì phải làm với những việc đó cả, như Barack Obama đã nói “trừ khi bạn có một cây đũa thần…” (Ảnh: getty images)

Việc "chỉ mặt" giới thượng lưu Mỹ vì đã phản bội lợi ích của Mỹ để phục vụ lợi ích cá nhân và doanh nghiệp của họ đã giúp Donald Trump đắc cử tổng thống. Chính quyền Trump hiểu rõ rằng lợi ích của Bắc Kinh gắn bó sâu sắc với tầng lớp tinh hoa của Mỹ; và việc cố gắng tách rời hai bên sẽ dẫn đến những “cuộc nổi loạn” từ bên trong nước Mỹ.

Mối quan hệ tài chính của giới thượng lưu Mỹ với Trung Quốc là chìa khóa để hiểu những gì đang xảy ra ở Mỹ trong bốn năm qua. Bất kỳ tổng thống nào chống lại ĐCSTQ đều sẽ là mục tiêu của giới “thân Trung” này. 

Nhưng chính quyền Trump đã khẳng định sẽ đứng về phía những người lao động của Mỹ, bảo vệ sự ổn định và an ninh của đất nước. Xem ra, ông Trump đã có trong tay “cây đũa thần” mà Obama đề cập để đối phó với vấn đề Trung Quốc.

Tác giả: Lee Smith là tác giả của cuốn sách mới xuất bản “Cuộc đảo chính vĩnh viễn: Kẻ thù đối ngoại và đối nội nhắm vào Tổng thống Mỹ như thế nào”.

Thiện Nhân - NTD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét