Hiểu Về Trái Tim - PHÁN XÉT
Thiền Định
Phán xét dù đúng đắn đến đâu thì nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự cách biệt giữa mọi cá thể trong cùng bản thể.
Có khi ta vượt hàng trăm dặm đường xa để được ngắm hoa anh đào, nhưng khi tới nơi ta đã thất vọng vì nó không nở rộ như những năm trước. Đi giữa rừng hoa anh đào thơ mộng mà ta không cảm thấy thích thú và nhiệt tình ngắm từng cành hoa như bao người khác. Nhìn hoa anh đào hiện tại ta lại tiếc nhớ đến hoa anh đào quá khứ, nên lòng cứ dâng lên cảm giác hụt hẫng và buồn chán. Khi có người hỏi ta năm nay hoa anh đào nở như thế nào thì ta không ngần ngại đưa ra nhận xét: "Rất tệ! Không bằng một nửa mấy năm trước". Nếu hoa anh đào nghe được những lời nhận xét ấy chắc nó sẽ rất buồn. Dù năm nay nó không thể nở rộ như mọi lần, nhưng nó vẫn phải nếm trải cái lạnh thấu xương của tiết trời mùa đông thì mới tung cánh tỏa hương được. Nó đã cố gắng hết sức để làm tròn trách nhiệm, nhưng nó không thể thay đổi tình trạng khí hậu theo ý của nó được.
Nhận xét để giúp nhau tiến bộ hơn, làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn, khiến cho chúng ta gần gũi với đất trời hơn thì rất cần thiết. Nhưng sự thật là hầu hết những lời nhận xét của ta đều từ thói quen bảo vệ quyền lợi ích kỷ của mình mà thôi.
Từ nhận xét đến phán xét là một khoảng cách rất gần. Nhận xét dù vẫn dựa trên nhận thức và cảm xúc của riêng mình, nhưng vẫn chưa có tính chất ấn định lời nhận xét ấy là không thể thay đổi được nữa như phán xét. Nhận xét có đúng sai thì phán xét cũng có đúng sai. Và cũng như nhận xét, những lời phán xét thường để lên án hay buộc tội kẻ khác chứ ít khi để nâng đỡ. Đối với những người được giao quyền đại diện cho công lý, cho pháp luật thì bắt buộc họ phải đưa ra lời phán xét đúng hay sai để giải quyết những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng đó cũng là việc làm bất đắc dĩ để điều hợp xã hội, ngăn ngừa cái sai lấn át cái đúng. Bởi sự thật, không ai có đủ tư cách làm đại diện cho sự thanh cao hay chân lý để phán xét ai cả. Ai cũng có những sai trái và ai cũng có tố chất thánh thiện.
Khi ta phán xét người kia, tức là ta chỉ thấy được một mặt của họ và ấn định con người họ chỉ là như vậy mãi mãi. Dù hôm qua họ không dễ thương, họ đã gây ra những vụng về hay lầm lỗi, nhưng đứng trước mặt ta hôm nay là một con người mới, một tâm hồn đã lành lặn, một cơ chế tâm thức đã chuyển hóa, thì lời phán xét kia không còn giá trị đúng đắn nữa. Dù ta cố tình không nhìn ra và không chấp nhận thì sự thật vẫn là như thế. Càng cố chấp vào thành kiến hay định kiến cũ kỹ của mình thì ta càng tụt lại phía sau của đời sống. Ta sẽ không nắm bắt được giá trị mầu nhiệm của sự sống.
Dù với lý do đặc biệt nào đó mà ta cần phải cung cấp thông tin về người kia thì ta cũng phải khách quan đưa ra những điều thật sự cần thiết và đúng đắn. Nhưng ta không quên kèm theo lời cẩn trọng khôn ngoan: "Đó là nhận xét của tôi, chưa chắc có đúng hay không". Nếu ta là một người có uy tín lớn thì mỗi lời nhận xét của ta cũng có thể khiến cho người khác mất hết niềm tin vào bản thân; một lời phán xét của ta cũng có thể thành bản án chung thân đẩy họ vào tuyệt lộ.
Câu chuyện thiếu phụ ở Nam Xương là một bài học rất lớn. Khi chàng Trương lên đường chinh chiến, nàng Thiết ở nhà chăm sóc đứa con thơ dại. Đêm đêm nàng dỗ con bằng cách chỉ bóng mình trên vách nhà phản chiếu từ ngọn đèn dầu mà bảo rằng: "Bố con đó!". Hơn một năm sau, từ chiến trận trở về, chàng Trương vô cùng đau khổ vì đứa bé không chịu nhận mình là bố. Nó nói: "Bố tối mới đến. Hễ mẹ ngồi bố cũng ngồi, mẹ đi bố cũng đi theo sau". Chàng Trương vốn tính đa nghi, nay nghe con trẻ nói như thế liền vội tin ngay. Dù chòm xóm hết mực khuyên lơn, nhưng chàng Trương vẫn không nghe, khăng khăng phán quyết vợ mình đã phản bội. Nàng Thiết uất ức không biết giãi bày cùng ai nên đành nhảy xuống sông tự tử. Đêm về, chàng Trương lại dỗ con bên ngọn đèn dầu hiu hắt, đứa bé nhìn lên vách nhà và reo lên: "Bố đến kìa!". Chàng chợt bàng hoàng tỉnh ngộ.
Để đừng lặp lại lầm lỡ của chàng Trương thì xin đừng để sự tự ái hay chủ quan che khuất khả năng lắng nghe để tìm hiểu ngọn ngành trước khi ta buông lời phán quyết.
Cho nên, nếu không được sự đồng thuận cùng chịu trách nhiệm của đại chúng, hay không xuất phát từ tấm lòng tốt muốn giúp đỡ thì ta đừng bao giờ buông ra năng lượng phán xét, dù trực tiếp hay gián tiếp. Nó vừa làm tổn hại đến kẻ khác, mà cũng vừa hủy diệt mầm sống trong chính ta. Còn khi ta chỉ mới nghi ngờ, chưa nghe chính đối phương xác nhận, thì hãy nên khẩn trương tìm hiểu sự thật bằng cái tâm không thành kiến để mau chóng giải tỏa năng lượng nghi ngờ ấy. Vì nghi ngờ và phán xét là đôi bạn rất thân. Hễ nghi ngờ đã xuất hiện thì phán xét cũng sẽ dễ dàng xuất hiện theo. Tuy vậy, lắng nghe và ái ngữ là hai bảo bối cũng nằm ngay trong ta. Nó có thể giúp ta chặn đứng sự hình thành thái độ phán xét và hóa giải luôn những bóng tối nghi ngờ.
Phán xét dù đúng đắn đến đâu thì nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự cách biệt giữa mọi cá thể trong cùng bản thể.
Mùa xuân trên cánh đồng tương, hảy thay áo mới.
Mùa xuân thay áo
Xích tử chi tâm
Không đổi bao giờ
Ở đâu củng có
Để tâm tư mặc nhiên bất nhị tỉnh lặng, cho thức giác chiêm niệm thanh tịnh lắng nghe nhịp vổ của TRỐNG ĐỒNG (TRỐNG rổng hòa ĐỒNG... TRỐNG rổng hòa ĐỒNG... TRỐNG rổng hòa ĐỒNG... như tấm gương Reflect everything, hold nothing... Chuyện đến tâm hiện ra, chuyện qua tâm trống rổng.)
TRỐNG ĐỒNG nhịp gần xa
Thoáng thông tùy thương tha
Thân Tâm thường an lạc
Thiên địa nhân thái hòa.
Xuống sông tẩy trần
Tâm TRỐNG rỗng luôn xả, xả những điều khó xả của thế gian
Bụng hòa ĐỒNG bao dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Cho nên, ta hãy cố gắng thực tập cho mình thói quen nhận diện đơn thuần - nhìn thực tại như chính nó đang là (See thing as they are, not the way you want it to be) - để buông bỏ bớt những nhận xét phân biệt không cần thiết. Hãy thay thế thói quen phán xét bằng những lời góp ý chân thành để ta luôn tạo cho nhau cơ hội được hoàn thiện hơn.
Tâm ý đã mệt nhoài
Thương ghét mãi chưa nguôi
Dừng nói năng phân biệt
Ta tìm về ta thôi.
Ái ngữ thật nhiệm mầu
Tiếp năng lượng cho nhau
Như cam lồ tịnh thủy
Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu.
Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi.
Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.
Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.
Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ.
Cả bầy vây quanh và hỏi nó: “Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?”.
Thì ra con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã truyền cảm hứng khuyến khích nó suốt khoảng thời gian vừa qua.
Cho nên:
1. ĐỪNG vì những lời nói của người khác mà từ bỏ NỖ LỰC của bản thân. Rất nhiều khi THÀNH CÔNG chỉ cách bạn có 1 chút, 1 chút xíu CỐ GẮNG nữa mà thôi.
2. Hãy CẨN THẬN với những gì chúng ta nói. Một lời truyền cảm hứng khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp họ vượt qua khó khăn. Nhưng một lời nói cũng có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. 1 chút quan tâm, 1 chút chia sẻ, thế giới của bạn sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Xuân Nguyễn chia sẻ
Câu chuyện thiếu phụ ở Nam Xương là một bài học rất lớn. Khi chàng Trương lên đường chinh chiến, nàng Thiết ở nhà chăm sóc đứa con thơ dại. Đêm đêm nàng dỗ con bằng cách chỉ bóng mình trên vách nhà phản chiếu từ ngọn đèn dầu mà bảo rằng: "Bố con đó!". Hơn một năm sau, từ chiến trận trở về, chàng Trương vô cùng đau khổ vì đứa bé không chịu nhận mình là bố. Nó nói: "Bố tối mới đến. Hễ mẹ ngồi bố cũng ngồi, mẹ đi bố cũng đi theo sau". Chàng Trương vốn tính đa nghi, nay nghe con trẻ nói như thế liền vội tin ngay. Dù chòm xóm hết mực khuyên lơn, nhưng chàng Trương vẫn không nghe, khăng khăng phán quyết vợ mình đã phản bội. Nàng Thiết uất ức không biết giãi bày cùng ai nên đành nhảy xuống sông tự tử. Đêm về, chàng Trương lại dỗ con bên ngọn đèn dầu hiu hắt, đứa bé nhìn lên vách nhà và reo lên: "Bố đến kìa!". Chàng chợt bàng hoàng tỉnh ngộ.
Để đừng lặp lại lầm lỡ của chàng Trương thì xin đừng để sự tự ái hay chủ quan che khuất khả năng lắng nghe để tìm hiểu ngọn ngành trước khi ta buông lời phán quyết.
Cho nên, nếu không được sự đồng thuận cùng chịu trách nhiệm của đại chúng, hay không xuất phát từ tấm lòng tốt muốn giúp đỡ thì ta đừng bao giờ buông ra năng lượng phán xét, dù trực tiếp hay gián tiếp. Nó vừa làm tổn hại đến kẻ khác, mà cũng vừa hủy diệt mầm sống trong chính ta. Còn khi ta chỉ mới nghi ngờ, chưa nghe chính đối phương xác nhận, thì hãy nên khẩn trương tìm hiểu sự thật bằng cái tâm không thành kiến để mau chóng giải tỏa năng lượng nghi ngờ ấy. Vì nghi ngờ và phán xét là đôi bạn rất thân. Hễ nghi ngờ đã xuất hiện thì phán xét cũng sẽ dễ dàng xuất hiện theo. Tuy vậy, lắng nghe và ái ngữ là hai bảo bối cũng nằm ngay trong ta. Nó có thể giúp ta chặn đứng sự hình thành thái độ phán xét và hóa giải luôn những bóng tối nghi ngờ.
Phán xét dù đúng đắn đến đâu thì nó cũng là lưỡi gươm sòng phẳng cắt đứt tình thâm, tạo thêm sự cách biệt giữa mọi cá thể trong cùng bản thể.
Mùa xuân trên cánh đồng tương, hảy thay áo mới.
Mùa xuân thay áo
Xích tử chi tâm
Không đổi bao giờ
Ở đâu củng có
Để tâm tư mặc nhiên bất nhị tỉnh lặng, cho thức giác chiêm niệm thanh tịnh lắng nghe nhịp vổ của TRỐNG ĐỒNG (TRỐNG rổng hòa ĐỒNG... TRỐNG rổng hòa ĐỒNG... TRỐNG rổng hòa ĐỒNG... như tấm gương Reflect everything, hold nothing... Chuyện đến tâm hiện ra, chuyện qua tâm trống rổng.)
TRỐNG ĐỒNG nhịp gần xa
Thoáng thông tùy thương tha
Thân Tâm thường an lạc
Thiên địa nhân thái hòa.
Xuống sông tẩy trần
Tâm TRỐNG rỗng luôn xả, xả những điều khó xả của thế gian
Bụng hòa ĐỒNG bao dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Cho nên, ta hãy cố gắng thực tập cho mình thói quen nhận diện đơn thuần - nhìn thực tại như chính nó đang là (See thing as they are, not the way you want it to be) - để buông bỏ bớt những nhận xét phân biệt không cần thiết. Hãy thay thế thói quen phán xét bằng những lời góp ý chân thành để ta luôn tạo cho nhau cơ hội được hoàn thiện hơn.
Tâm ý đã mệt nhoài
Thương ghét mãi chưa nguôi
Dừng nói năng phân biệt
Ta tìm về ta thôi.
Ái ngữ thật nhiệm mầu
Tiếp năng lượng cho nhau
Như cam lồ tịnh thủy
Xoa dịu những niềm đau.
Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi.
Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.
Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.
Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ.
Cả bầy vây quanh và hỏi nó: “Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?”.
Thì ra con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã truyền cảm hứng khuyến khích nó suốt khoảng thời gian vừa qua.
Cho nên:
1. ĐỪNG vì những lời nói của người khác mà từ bỏ NỖ LỰC của bản thân. Rất nhiều khi THÀNH CÔNG chỉ cách bạn có 1 chút, 1 chút xíu CỐ GẮNG nữa mà thôi.
2. Hãy CẨN THẬN với những gì chúng ta nói. Một lời truyền cảm hứng khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp họ vượt qua khó khăn. Nhưng một lời nói cũng có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. 1 chút quan tâm, 1 chút chia sẻ, thế giới của bạn sẽ tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Xuân Nguyễn chia sẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét