Hiểu Về Trái Tim - NGUYÊN TẮC
Thiền Định
Nguyên tắc chính là thước đo kỷ luật sống của con người.
Trong quá trình tiến hóa, con người đã tìm ra những điều kiện cần thiết giúp cho bản năng được thuần phục để vươn tới hạnh phúc. Ta gọi đó là những "nguyên tắc sống".
Những điều không cần thiết thường được gọi là những điều "không nên làm", và những điều cần thiết thường được gọi là những điều "nên làm". Đó là những trải nghiệm quý báu mà nhiều thế hệ trước đã phải trả những cái giá rất đắt mới đúc kết được. Đi theo những nguyên tắc ấy, tuy không được sống theo sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ phải mất thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có thể tránh được những lầm lỡ đáng tiếc. Chính vì thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn đi tới.
Nguyên tắc còn có tác dụng tạo nên sự hòa điệu giữa nhiều cá thể. Vì mỗi người vốn sở hữu một nhận thức và tập quán sống khác nhau. Nhất là tâm tư con người cũng thường xuyên biến đổi, nên phải cần có những nguyên tắc để quy định mức "cân bằng cảm xúc".
Nguyên tắc phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với trình độ nhận thức không ngừng tiến bộ của con người. Có thể nói nguyên tắc chính là thước đo kỷ luật sống của con người. Người sống có nguyên tắc là người có bản lĩnh, dám tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mỹ.
Thế nhưng, nhiều người lại ghét nguyên tắc. Đó là những người sống bằng cảm tính, thích thì làm không thích thì không làm mà bất chấp hậu quả. Bởi vì họ nghĩ họ là ngôi sao. Bây giờ xã hội có thêm chứng "bệnh ngôi sao" tức là những người tự cho mình cái quyền vượt qua "quy luật cân bằng cảm xúc" của xã hội. Họ quên rằng họ có được như thế là nhờ vào sự quan tâm và ủng hộ của công chúng.
Nguyên tắc cũng do chính con người đặt ra nên có những nguyên tắc gần với sự vận hành của vũ trụ, và có những nguyên tắc chỉ mang giá trị tương đối trong một không gian hay thời gian nhất định. Thí dụ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là nguyên tắc sống rất cần thiết và gần như bắt buộc cho những ai còn dễ bị tập nhiễm bởi môi trường bên ngoài. Nhưng với người đã thật sự vững chãi, có thể "hòa nhập mà không hòa tan" thì nguyên tắc ấy không còn hiệu lực với họ nữa. Nói đúng hơn, người đã thật sự trưởng thành thì phải vượt khỏi những khuôn thước hạn hẹp, phải có bản lĩnh tiếp xúc với mọi đối tượng hay hoàn cảnh để mở rộng không gian mà thực hiện những mục đích to lớn. Nhất là để giúp người giúp đời.
Nguyên tắc nếu không khéo sử dụng thì nó có thể biến thành thành trì lưới sắt giam hãm và giết chết tình nhân ái bao la. Sống là để được tự do và hạnh phúc chứ không phải để nắm giữ hay tôn sùng nguyên tắc. Chỉ khi nào ta thấy mình yếu kém thì phải chấp nhận nương tựa và tôn trọng vài nguyên tắc để kìm hãm sự nông nổi của bản năng và tránh những hậu quả đáng tiếc. Còn khi ta đã làm chủ được những cảm xúc hay phiền não căn bản, thì ta có thể sống ung dung tự tại và sẵn sàng chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
Khi ta đã thật sự vững chãi rồi thì nguyên tắc hay không nguyên tắc đều không gây phiền phức hay trở ngại cho ta nữa. Ta có thể thích nghi với mọi đối tượng và hoàn cảnh. Bởi ta không còn nhu cầu bám víu quá nhiều ở điều kiện bên ngoài. Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính tâm hồn mình.
Mùa xuân trên cánh đồng tương, hãy thay áo mới.
Mùa xuân thay áo
Xích tử chi tâm
Không đổi bao giờ
Ở đâu củng có
Để tâm tư mặc nhiên bất nhị tĩnh lặng, cho thức giác chiêm niệm thanh tịnh lắng nghe nhịp vỗ của Trống Đồng (Trống rỗng hòa Đồng... Trống rỗng hòa Đồng... Trống rỗng hòa Đồng... như tấm gương Reflect everything, hold nothing... Chuyện đến tâm hiện ra, chuyện qua tâm trống rổng.)
Trong: TRỐNG RỔNG, không phân biệt chỉ sự tròn vẹn, bao gồm tất cả, lớn không thể lớn hơn được nữa, và nhỏ không thể nhỏ hơn được nữa.
Hít TÁNH KHÔNG(không phân biệt) tâm tĩnh lặng
Thở TÂM THÀNH (nghèo khó như không, thấp hèn như không) miệng mỉm cười.
Ngoài: HÒA ĐỒNG với The way (Neither strongest nor smartest, but the most adaptable to change for shifting characters:
Life.......................... . Truth
Đời........................... . Đạo
Tương đối..................Tuyệt đối
Động........................ . Tỉnh
Chấp......................... . Biết
Chuyện đến tâm hiện ra..................... Chuyện qua tâm trống rỗng
Reflect everything..............................Hold nothing
Chấp nhận........................ Không vướng mắc, không bị ảnh hưởng
Khôn ngoan như rắn......................... Đơn sơ như chim bồ câu.
Cho nên, ta hãy thực tập giữ-nguyên-tắc-như-không- giữ-nguyên-tắc, vì ta muốn làm gương hay nhắc nhở kẻ khác chứ riêng ta đã vượt thoát nguyên tắc ấy rồi. Và ta cũng hãy thực tập không-giữ-nguyên-tắc-như-giữ- nguyên tắc, vì ta muốn bỏ cái tương đối để đạt tới cái tuyệt đối. Đó là nghệ thuật sống mà ta cần phải thấu triệt nếu muốn vươn tới đỉnh cao của hạnh phúc và nâng đỡ mọi người. Nên nhớ, nguyên tắc nào cũng chỉ là phương tiện, thái độ sống và ứng xử với nhau mới chính là giá trị quan trọng nhất trong cuộc đời.
Đừng xây dựng nguyên tắc
Như thành lũy kiên trì
Giam hãm lòng từ ái
Đúng sai có được gì.
TỰ BÌNH: TỰ DO, BÌNH ĐẲNG. Có TỰ BÌNH, cái TÌNH mới BỰ.
TỰ DO, DO TỰ mình ra
TỰ DO, TO DỰ bao la Không lời(Ngôi lời)
BÌNH ĐẲNG, BẰNG ĐỈNH ai ơi
KINH ĐIỂN, KIÊN ĐĨNH suốt đời đóng khung
ĐÓNG KHUNG còn hỏi ĐÚNG KHÔNG
Đóng khung chỉ đúng với lòng bạn thôi
ĐÓNG KHUNG còn hỏi ĐÚNG KHÔNG
ĐÓNG KHUNG, KHÔNG ĐÚNG với lòng như nhiên
Xuân Nguyễn chia sẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét