01
花間一壺酒,
獨酌無相親。
舉杯邀明月,
對影成三人。
05 月既不解 飲
影徒隨我身。
暫伴月將影,
行樂須及春。
我歌月徘徊,
10 我舞影零亂
醒時同交歡
醉後各分散。
永結無情遊
14 相期邈雲漢
李白
NGUYỆT HẠ ĐỘC CHƯỚC (kỳ nhất)
01 Hoa gian nhất hồ
tửu
Độc chước
vô tương thân.
Cử bôi yêu
minh nguyệt,
Đối ảnh
thành tam nhân.
05 Nguyệt ký bất
giải ẩm,
Ảnh đồ tùy
ngã thân.
Tạm bạn
nguyệt tương ảnh,
Hành lạc
tu cập xuân .
Ngã ca
nguyệt bồi hồi,
10 Ngã vũ ảnh linh loạn.
Tỉnh thời
đồng giao hoan,
Túy hậu các
phân tán.
Vĩnh kết
vô tình du,
14 Tương kỳ mạc Vân Hán.
Lý Bạch
Dịch nghĩa:
Ở giữa khóm hoa với một bầu rượu, một mình ta uống không có người thân thiết
nào!
Ta nâng chén rượu mời vầng trăng sáng, bóng sóng đôi với ta thành ba người.
Vầng trăng đã không biết uống rượu, còn bóng cứ đi theo mãi thân hình ta. Cùng
với bóng, ta tạm làm bạn với vầng trăng vui thú vội vàng cho kịp mùa xuân! Ta
ca hát, vầng trăng sáng quẩn quanh bên ta. Lúc ta múa, bóng lại chập chùng hỗn
loạn. Khi tỉnh rượu, ta cùng vui chơi với vầng trăng và cái bóng. Khi say sưa
(cả ba) đều chia ra nhiều nơi. Ta cùng vầng trăng và cái bóng dẫu (đến với
nhau) vô tình vẫn luôn mãi kết nối lâu dài rong chơi với nhau. Hẹn đến cùng gặp
nhau nơi Vân Hán ở xa thăm thẳm.
Tạm dịch thơ:
Một mình uống rượu dưới trăng (Bài 1)
01 Bên hoa một bình rượu,
Riêng uống,không người thân.
Trăng sáng chén mời nâng,
04 Thành
ba khi đối bóng.
Trăng nào biết uống rượu,
Bóng luôn theo thân ta.
Bạn bầu: trăng cùng bóng,
08 Vui thú kẻo xuân qua !
Ta ca, trăng quanh quẩn,
Ta múa,bóng chập chùng.
Lúc tỉnh lại vui cùng,
12 Say rồi
đều chia khắp.
Vô tình kết mãi chơi,
14 Vân Hán
xa cùng hẹn!
Chú thích:
- thân 親: thân thiết, gần gũi, người thân, cha mẹ,
đến...
- yêu 邀: mời, đón.
- đối 對: trả lời, đáp trả, sóng đôi, hợp, xong xuôi,
đối đầu....
- ký 既: đã, quay lại, xong...
- giải 解: hiểu biết, rời ra, hiểu ra, mở ra...
- đồ tùy徒隨: đi theo nhau, dựa
vào nhau...
- tạm 暫: tạm thời, chốc lát, không lâu, bỗng nhiên...
- tu 須: vội vàng, nên, gấp, thoáng chốc chờ đợi...
- bồi hồi 徘徊: quẩn quanh, không
rời đi được, vướng vất...
- linh loạn 零亂: hỗn loạn, chập
chùng, không rõ ràng...
- phân tán 分散: chia ra nhiều nơi,
chia khắp...
- vô tình 無情: không có tình cảm,
ngẫu nhiên gặp nhau chứ không cố ý (vô tình chứ không hữu ý!)
- mạc 邈: xa thẳm, xa xăm, coi khinh...
- Vân Hán 雲漢: còn đọc là Vân Hớn
(nôm), tức dãy sao Thiên Hà hay Ngân Hà, cũng để chỉ nơi tận cùng của bầu trời
xa thăm thẳm....
Bài 07: 月下獨酌(其二) NGUYỆT HẠ ĐỘC CHƯỚC (kỳ nhị)
01 天若不愛酒, Thiên nhược bất ái tửu,
酒星不在天。 Tửu Tinh bất tại thiên.
地若不愛酒, Địa
nhược bất ái tửu,
地應無酒泉。 Địa ưng
vô Tửu Tuyền.
天地既愛酒, Thiên địa ký ái tửu,
愛酒不愧天。 Ái
tửu bất quí thiên,
已聞清比聖, Dĩ
văn thanh tỉ thánh,
08 復道濁如賢。 Phục
đạo trọc như hiền.
賢聖既已飲, Hiền
thánh ký dĩ ẩm,
何必求神仙。 Hà
tất cầu thần tiên.
三杯通大道, Tam bôi thông đại
đạo,
12 一斗合自然。 Nhất đẩu hợp tự
nhiên.
但得酒中趣, Đãn đắc
túy trung thú,
14 勿為醒者傳。 Vật vi
tỉnh giả truyền.
李白 Lý Bạch
Dịch
nghĩa:
Nếu trời không thích
rượu, Tửu Tinh (ngôi sao Rượu) không ở trên trời! Nếu như đất không thích
rượu, đất đâu được trao cho (vùng đất mang tên) Tửu Tuyền (suối rượu).
Trời đất đã thích rượu rồi nên (ta) yêu rượu có thẹn chi với trời! Đã nghe
nói rằng rượu uống trong trẻo có thể sánh với bậc thánh. Lại còn nói rượu uống
đục cũng giống như người hiền! Người hiền cùng bậc thánh đã uống rượu, cớ sao (ta) phải cầu xin thần tiên!? Ba bát rượu đã thông suốt được lẽ
đạo rộng lớn, một chén rượu nhỏ thôi cũng là hạp với lẽ tự nhiên. Chỉ mong
được cái thú say, chớ nên làm kẻ tỉnh táo được đời lưu truyền mà chi!
Tạm dịch thơ:
Một mình uống rượu dưới
trăng (Bài 2)
01
Nếu trời
không yêu rượu,
Trời có đâu Tửu Tinh.
Nếu đất không yêu rượu,
04 Đất nhận chi Tửu Tuyền.
Trời đất đã yêu rượu,
Yêu nào thẹn ông thiên!
Đã nghe "trong": bậc thánh,
08 Lại nghe "đục":
người hiền.
Thánh hiền đã uống rượu,
Cần chi cầu thần tiên!
Ba bát thấu đạo lớn!
12 Một chén
hạp tự nhiên.
Được thú say trong rượu,
14 Tỉnh chi
cho đời truyền.
Chú thích :
- nhược 若: nếu mà, giá như, thuận theo, và, như thế,
chọn lựa...
- Tửu Tuyền 酒泉: tên môt quận đời
nhà Hán bên Trung Hoa, nay ở phía đông bắc huyện - Tửu
Tuyền, tỉnh Cam Túc nghe nói có dòng suối uống vào có vị ngọt say lâng lâng.
- ưng 應: nhận lấy, nên như thế, trao cho....
- thanh, đục 清, 濁: theo truyền thuyết kể lại, Từ Mạo đời nhà
Ngụy bên Trung Hoa thường uống rượu say khiến vua tức giận. Đồng liêu là
Tiên Vu Bộ thưa với vua rằng: "Khách say sưa gọi người uống rượu mà
trong (thanh) là bậc thánh, người uống rượu mà đục (trọc) là người hiền.
Vì thế, "trong", "đục" để chỉ việc uống rượu say sưa. Đó
cũng là cách Lý Bạch biện minh cho việc ông thường uống rượu say tít. Cơn
say của Lý Bạch đậm đà chất trữ tình, thể hiện quan điểm sống phóng
khoáng, không theo những thói tục của cuộc đời chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tư
tưởng của Lão gia.
- ký 既: đã, xong hết, mà, quay lại.
- đại đạo 大道: đạo lớn của trời
đất, lẽ huyền vi cao sâu của tạo vật, của vũ trụ. Theo Lão Tử trong Đạo
Đức Kinh,đại đạo là con đường rộng lớn, rất bình dị và rộng khắp ("Sử
giả giới nhiên hữu tri, hành ư đại đạo, duy thi thị uy, đại
đạo thậm di" - chương 53. Có nghĩa là: theo hiểu biết còn giới hạn của
ta, khi đi theo con đường lớn, chỉ sợ khi thi hành, con đường lớn đó rất
là bình dị). Lão Tử cũng từng cho rằng: "Đại đạo phiếm hề!" (chương
34) nghĩa là đạo lớn thì đầy tràn khắp nơi. Tuy nhiên, nếu hỏi đạo là
gì, chúng ta phải lắng sâu trong ý nghĩa câu nói vang dội trong lịch sử tư
tưởng Trung Hoa của Lão Tử ở chương 1: "Đạo khả đạo phi thường
đạo, danh khả danh phi thường danh"
(Đạo mà có thể nói được không phải là đạo thường; Danh mà có thể nói được không
phải là danh thường). Đạo để sống chứ không phải để nói.
- tự nhiên 自然: gần giống như nghĩa
của thiên nhiên. Tự nhiên là sự vận hành theo tuần hoàn của vũ trụ, theo
một trật tự riêng của nó. Và tự nhiên, thiên nhiên hay nhiên
giới chính là lẽ đạo rộng lớn.... Lão Tử đã viết trong ĐĐK: "Nhân
pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo. Đạo pháp tự nhiên "(
chương 25) nghĩa là: con người noi theo đất, đất noi theo phép của trời, trời lại noi theo phép của đạo, đạo noi theo tự nhiên. Giữa
khái niệm "đại đạo" và "tự nhiên" có một mối liên hệ
qua lại. Sống hợp với tự nhiên là sống với lẽ đạo vì tôn trọng đạo, quý
cái đức (nuôi dưỡng đạo); đây là sự yên định theo cái mệnh bình thường của
tự nhiên. ("Đạo chi tôn, Đức chi quý, phù mạc chi mệnh nhi thường tự
nhiên" - chương 51).
Thầy Dương Anh Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét