Hình chụp ngày 5/3/2019. Từ trái: thầy Bảo Dũng, thầy Nguyễn Đảm, thầy Dương Anh Sơn (hình của thầy Sơn cung cấp)
1/- Khi được đổi ra Phú Yên dạy ở Trung Học Nguyễn Huệ thị xã Tuy Hòa (1976), thầy Nguyễn Đảm và anh Nguyễn Minh Hào là hai đồng nghiệp khá thân tình để có thể trao đổi những suy nghĩ về văn chương hay chuyện thời thế. Nhân đọc tập thơ chưa được đặt tên của tôi gửi tặng ghi lại những cảm nghiệm về sự đổi dời của thời thế và con người ,thầy Đảm và anh Hào cùng đặt tên là "DẤU ẤN". Tôi suy nghĩ đặt lại là "VỀ MỘT DẤU ẤN" vì chỉ là những dòng thơ ghi lại những cảm nghiệm còn lắng đọng trong ký ức mà thôi.
Thầy Nguyễn Đảm, nguyên giáo sư Toán kỳ cựu của TH Tổng hợp Nguyễn Huệ, Tuy Hòa (một trong ba Cử nhân Giáo khoa Toán đầu tiên của ĐHKH Saigon 1958; đậu Cử nhân Toán trước 75 đã khó và Cử nhân Giáo Khoa càng hiếm!) và anh Hào (ĐHSP Saigon, nguyên g.s Việt Hán) có làm một bài thơ liên ý như sau:
CẢM ĐỀ " VỀ MỘT DẤU ẤN"
Một vệt sao băng sáng rực trời,
Huy hoàng giây phút biệt
tăm hơi.
Đời người thoáng chốc bao
thay đổi,
Vũ trụ ngàn năm chẳng biến dời.
(thầy Nguyễn Đảm)
Ẩn mật dấu son, bừng huệ
nhãn,
Nhân sinh vũ trụ: tượng không lời.
Ai bảo phù du
là đại mộng,
Mây trắng ngàn năm vẫn cứ
trôi.
(anh Nguyễn Minh Hào)
Anh Hào (dân Việt Hán chính tông của ĐHSP Saigon trước 75, từng là người dạy Văn của TH Nguyễn Huệ, Phú Yên) đã chuyển sang chữ Hán như sau:
THỊ ẤN CẢM ĐỀ
Tinh vẫn nhất quần
quang thiên giác,
Tu du hốt hiện, hựu thành
vô.
Nhân sinh nhất thuấn thao
thao biến,
Vũ trụ thiên niên tịch
mịch hồ?
Ẩn mật dấu trung thông
tuệ nhãn,
Nhân sinh vũ trụ tượng từ
vô!
Mang mang bào ảnh trung
trường mộng,
"Bạch vân thiên tải không du du.
(Câu thứ 8, anh Hào mượn một câu thơ của Lý Bạch)
Bảng chữ Hán của bạn Nguyễn Minh Hào
視 印 感 題
星 隕 一 群 光 天 角
須 臾 忽 現 又 還 無
人 生 一 瞬 滔 滔 變
宇 宙 千 年 寂 寞 乎
隱 密 印 中 聰 慧 眼
人 生 宇 宙 象 辭 毋
芒 芒 泡 影 中 長 夢
白 雲 千 載 空 悠 悠
2/- Thầy Đảm ngoài lĩnh vực Toán học còn là một người rất thích văn chương và triết học. Chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau hàn huyên về các nhà thơ của Trung Hoa và Việt Nam và nhân cách sống của họ như Lý Bạch, Thôi Hiệu, Lý Thương Ẩn, Bạch Cư Dị, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Tản Đà, Tú Xương, Hàn Mặc Tử, Thâm Tâm v.v... Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng đề cập đến những chí sĩ đáng kính như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, sử gia Trần trọng Kim hay các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình trước 75 như Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Tô Thùy Yên, Đặng Tiến v.v… Khi rời THPT Nguyễn Huệ Tuy Hòa sau gần mười năm dạy học ở nơi đây vào Sài Gòn, thầy Đảm thỉnh thoảng gửi vào cho tôi những tập thơ ngâm vịnh về "sông Đà, núi Nhạn", chuyển dịch thơ Đường hoặc là những nội dung "tạp lục" bàn luận về thơ theo phong cách toán học. Những kỷ niệm được thầy Đảm ghi lại cũng nhuốm màu sắc toán học (Tạp Lục KHOA HỌC - VĂN CHƯƠNG, NXBVH-VN, Saigon 2017)
Đầu năm 2019, tôi và thầy Bảo Dũng cùng nhau sắp xếp thời gian để ghé thăm các đồng nghiệp cũ ở Tuy Hòa. Thầy Đảm rất vui khi gặp lại chúng tôi sau 30 năm dài! Thầy bấy giờ nói chậm hơn trước vì tuổi tác. Chúng tôi chụp chung một tấm hình trước căn nhà của "Yên Lĩnh tiên sinh" (theo cách chúng tôi khi nhắc đến thầy). Đó là lần cuối tôi gặp thầy. Hồi còn dạy tại đây, mỗi lần họp hội đồng có những vấn đề khúc mắt, chúng tôi hỏi thầy có nghe kịp không và thầy trả lời "không nghe gì hết". Nhưng khi ngồi thân tình với nhau thong thả, thầy nói năng và trả lời rất rõ ràng nên chúng tôi thường đùa nhau: thầy Đảm là một "lãng nhân"! Thầy bỏ ra ngoài tai chuyện thế sự thăng trầm! Chuyện cách đây hơn bốn mươi năm!
Dương Anh Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét