Một đại cường đang trên đà lao xuống hố. Không có một thành công nào của nước Nga khi phát động xâm lược Ukraine, từ mặt quân sự hay về địa chính trị trên lục địa Á – Âu, nước Nga đang chảy máu hàng tỷ đô một ngày cho chiến phí.
Mất đi những đồng minh gần gủi nhất. [Trong việc xâm lược Ukraine, Nga không có đồng mình nào cả. Việc Trung Cộng lên tiếng ủng hộ cũng là việc TC "đánh võ miệng thôi." Nhưng đây cũng là dịp TC hưởng lợi giá nhập cảng dầu/khí từ Nga vì giải pháp 'sanction/cấm vận' của Mỹ/NATO không mua dầu khí của Nga nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề! Còn Ông Kim Jong Un /Bắc Hàn thì hiển nhiên rồi vì Bác Hàn rất cần Nga vì chẳng ai chơi với Un cả!!! TNP]
Mất bạn hàng giàu có nhất.
Mất danh tiếng nhà xuất cảng vũ khí thứ 2 thế giới.
Mất đi các vùng đệm và các tuyến đường biển tối quan trọng. [?]
Và hơn hết là Nga đã chính thức trở thành một thuộc địa tài nguyên giá rẻ của Trung Quốc. [Xin coi tren: day chi la van de ngan han thoi, khong keo dai mai duoc. Chien tranh Ukraine cung vay, co the la dang vao giai doan cuoi!!!]
Có đội mồ sống lại thì các lãnh đạo của Liên Xô cũng không ngờ rằng Putin lại tàn phá nước Nga nhanh đến như vậy. Việc Phần Lan gia nhập vào Nato một cách nhanh chóng và sắp tới là Thụy Điển, đây là một con sóng địa chiến lược toàn Châu Âu, các nhà phân tích Châu Âu hay ngay cả các chuyên gia của Việt Nam họ chỉ nói qua loa, không đào sâu vào sự mất mát mang tính chiến lược của Nga hay cái được của liên minh Nato ở khu vực Bắc Âu này.[ Mua dong 1939 cung luc WWII 09/1/39, Nga va Phan Lan co chien tranh lon ma chung ta khong de y:
[In September 1939, three days after Germany invaded Poland that precipitated World War II, the Soviet Union invaded Finland.The subsequent conflict, known as the "Winter War" or the First Soviet-Finnish War, was not a walk-over by the Soviet Union despite superior military strength, especially in tanks and aircraft. The Soviet Union suffered severe losses and initially made little headway as Finland repelled Soviet attacks for more than two months and inflicted substantial losses on the invaders. The very poor performance of the Red Army convinced Hitler that an invasion of the Soviet Union would be successful .]
Tôi phải nói việc kết nạp 2 thành viên vùng Cực Bắc này của Mỹ mang lại một lợi ích vô cùng lớn về rất nhiều mặt, giúp Mỹ, Na Uy, Canada và các vùng lãnh thổ giáp ranh Bắc Cực của liên minh trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. Tôi đánh giá kết nạp được 2 nước Bắc Âu này vào Nato đây là thành công nhất trong suốt 74 năm thành lập liên minh này, một dấu chấm hết cho hạm đội Baltic Nga. [Đã đến lúc 2 nước này gia nhập NATO rồi, đó là vấn đề quốc phòng quan trọng nhất của họ, chả cần Mỹ làm gì họ cũng sẽ gia nhập NATO, một việc quá hiển nhiên!!!]
Đi sâu vào địa chiến lược Bắc Âu, chúng ta không có gì phải bàn thêm, vì nó quá rõ ràng. Toàn bộ vùng biển Baltic giờ đây đều giáp ranh các đồng minh của Mỹ, thành phố chiến lược quan trọng lớn thứ 2 của Nga Sankt-Peterburg chỉ cách các tiền đồn của Phần Lan 1 giờ máy bay, 15 phút tên lửa, toàn bộ hải cảng quan trọng nhất của Nga trên biển Baltic, Baltiysk – cảng duy nhất của Nga ở Baltic không bị đóng băng vào mùa đông giờ đã hoàn toàn nằm trong tầm khống chế của Phần Lan. Kaliningrad cũng giáp biên giới với Hành lang Suwalki – một hành lang kéo dài gần 100km nối Ba Lan với các nước vùng Baltic.
Giờ đây vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga bị cô lập hoàn toàn.
Ngoài đường biển ra không có một tuyến đường nào trên bộ của Nga đến vùng này mà không đi qua các nước thành viên Nato, Nato kiểm soát Eo biển Đan Mạch – nối Baltic với Đại Tây Dương và giáp với Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, sẽ cho phép liên minh này hạn chế việc di chuyển trên biển của Hạm đội Baltic.
Sự kiểm soát của Nato ở vùng Baltic cũng khiến Hạm đội phương Bắc của Nga tại Bán đảo Kola ở Bắc Cực gặp khó khăn khi yểm trợ cho Kaliningrad.
Cái này không cần nói nhiều vì nó quá hiển nhiên.
Phần lan, Thụy Điển là đội quân mùa đông của Nato, không một quốc gia nào có một đội quân mùa đông thiện chiến, chuyên nghiệp, hiện đại như 3 nước Bắc Âu.
Nato đã hoàn thiện học thuyết chiến tranh thời tiết hoàn hảo, giờ đây trên tất cả các lục địa và mọi nền khí hậu trên trái đất, Nato đều có thể triển khai sức mạnh không cần lo lắng đến sự chênh lệch vĩ độ hay bất lợi về thời tiết, sự mạnh mẽ đã nâng lên toàn cầu đúng nghĩa trên mọi loại địa hình, khí hậu và sự đảm bảo phòng thủ trên mọi hướng chiến lược.
Tất cả các hỏa tiễn của Nga đặt trên lục địa nếu muốn tấn công Hoa Kỳ thì đều phải bắn vòng qua Bắc Cực, đây là con đường ngắn nhất, dễ dàng nhất để tấn công lục địa Bắc Mỹ, việc kết nạp các nước vùng Cực Bắc, đã làm cán cân cân bằng hạt nhân của Mỹ, Nga bị lệch, Mỹ sẽ rất mau chóng bố trí các phương tiện đánh chặn hỏa tiễn tầm cao và thường trú các tầu chiến phong thủ hỏa tiễn đến vùng Cực Bắc này.
Đây là cú tát lớn nhất với Nga, việc các phương tiện phòng thủ hỏa tiễn Mỹ đến sát biên giới Nga là điều không bao giờ Nga cho phép.[ Nói về hỏa tiễn đầu đạn nguyên từ thời 60' thì đúng, nhưng nói về hỏa tiễn phòng không như Patriot thì sự việc không hẳn như vậy. Chữ 'hỏa tiễn' là nói chung, nhưng hỏa tiễn đầu đạn nguyên tử (strategic weapons) khác nhiều với hỏa tiễn phòng không Patriot (tactical weapons): Nga không bao giờ cấm cản được các nước láng giềng có hỏa tiễn loại này (Patriot = tactical.)
"Over the past three hundred days, the Kremlin has tried and failed to wipe Ukraine off the map," said US Secretary of State Antony Blinken in a statement announcing the US$1.85 billion ($2.75 billion) aid package. "Today’s assistance for the first time includes the Patriot Air Defense System, capable of bringing down cruise missiles, short range ballistic missiles, and aircraft at a significantly higher ceiling than previously provided air defence systems." The announcement came after months of urgent requests from Kyiv for more robust weapons to shoot down Russian missiles. With only a limited number of the systems, the US had been reluctant, only sending Patriots to protect neighbouring NATO countries like Poland.
Nhưng giờ đây toàn bộ biên giới phía tây của Nga đã được Mỹ bố trí Patriot, và giờ là một đường biên giới phía bắc 1300km trên đất liền và trên biển sẽ được bao phủ bởi các hệ thống cảnh báo và phòng thủ hỏa tiễn Mỹ, đây là điều 74 năm nay Nato không thể làm nổi. Nato phải cảm ơn Putin đến hết đời.
Nước Nga đã bị khoá chặt mọi con đường ra ngoài biên giới của mình. Không còn một cảng biển nào của Nga mà không bị đối tác hoặc đồng minh của Mỹ kiểm soát.
TRÊN BỘ NGA KHÔNG CÒN ĐƯỜNG ĐẾN CHÂU ÂU NẾU KHÔNG ĐI QUA THÀNH VIÊN NATO.
TRÊN BIỂN CŨNG VẬY NƯỚC NGA ĐÚNG NGHĨA ĐEN LÀ BỊ NHỐT TRONG CHÍNH ĐƯỜNG BIÊN GIỚI KHỔNG LỒ CỦA MÌNH.
TÔI THÍCH NHẤT KHÔNG PHẢI Ở MẶT QUÂN SỰ MÀ TÔI NHÌN NHẬN HAI NƯỚC BẮC ÂU VÀO NATO NÓ MANG ĐẾN CHO MỸ MỘT LỢI THẾ ĐỊA CHIẾN LƯỢC VÙNG CỰC BẮC CỰC LỚN. [??? không hiểu câu này muốn nói gì? 'Mặt quân sự' với 'lợi thế địa chiến' không phải cả hai là vấn để quân sự hay sao?]
Hiện tàu thuyền chở hàng từ châu Á tới châu Âu sẽ phải đi qua Ấn Độ Dương, kênh đào Suez và tiến vào Địa Trung Hải. Thế nhưng, khi Bắc Cực trở nên dễ đi hơn thì thời gian vận chuyển đường biển lên phía Bắc tiên liệu sẽ rút ngắn 19 ngày và chi phí giảm xuống từ 20% đến 25%.
Điều này khiến Bắc Cực trở thành khu vực kinh tế và chính trị quan trọng mang tầm vóc toàn cầu khi mà vùng biển nơi đây có thể thông thương với châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ (khoảng 90% hoạt động thương mại quốc tế đều diễn ra tại ba khu vực này).
Tại vòng Bắc Cực, Nga đang có 53% diện tích bao quanh Bắc Cực, cùng các nước Mỹ, Canada, Na Uy và Đan Mạch có duyên hải Bắc Cực. trữ lượng dầu khí và khí đốt ở Bắc Cực ước tính bằng 1/3 tổng số tài nguyên dầu mỏ toàn cầu, có kẽm, niken, tài nguyên cá, ước tính Bắc Cực có đến 30.000 tỷ lợi nhuận ở đây. Trung Cộng, mặc dù không có lãnh thổ ở Bắc Cực, nhưng Trung Cộng đã là quan sát viên chính thức của Hội đồng Bắc Cực từ năm 2013 và tự xác định là một quốc gia cận Bắc Cực, Trung Cộng cũng đề ra một chiến lược Bắc Cực đầy tham vọng với sáng kiến Con đường tơ lụa Bắc Cực và Sách trắng Bắc Cực năm 2018.
Hiện các tập đoàn dầu khí của Trung Cộng có tổng cộng 20% cổ phần tại dự án Arctic LNG-2 cùng với Novatek, Total và Japan Arctic LNG.
Năm 2019, Công ty cơ khí hóa học quốc gia Trung Cộng và công ty Neftegazholding của Nga đã ký hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng tại mỏ dầu Payakha, với tổng vốn đầu tư 5 tỉ USD trong vòng 4 năm và thời gian khởi động dự kiến vào năm 2023. Ngoài ra, Trung Cộng cũng tích cực theo đuổi hợp tác song phương với các quốc gia Bắc Cực, đặc biệt là các nước Bắc Âu trong nghiên cứu khoa học tại khu vực, nhằm duy trì sự hiện diện lớn hơn tại đây. Tôi điểm tin vậy thôi.
Tương lai các nguồn năng lượng thế giới đang nằm ở Bắc Cực, đây là vùng đất địa chiến lược tài nguyên chính trong giữa và cuối thế kỹ 21 này.
Trong 10 năm tới, băng Bắc Cực giảm xuống ở dưới mức tầu phá băng đi qua, tuyến đường mới sẽ thông từ Bắc Mỹ đến Châu Á. Châu Âu qua các cảng biển Na Uy và Thụy Điển.
Trong 10 -15 năm tới Bắc Âu rất có thể trở thành các cảng biển trung chuyển trên toàn bộ tuyến hàng hải Bắc Cực, đây là tương lai của các nước Cực Bắc.
Mỹ được lợi quá lớn cho việc mở rộng liên minh quân sự, kinh tế với các quốc gia Bắc Âu, suốt chiều dài từ Bắc Mỹ, Canada vòng qua Iceland đến Na Uy, Thụy Điển, tiếp cận vào cảng của Phần Lan trên biển Bantic, đây quả thật là một thành công lớn chưa từng thấy. Một địa chiến lược giúp Mỹ – Nato khống chế toàn bộ vòng Bắc Cực, ngăn cản Trung Cộng thò vòi bạch tuộc vào vùng đất này.
Một mũi tên trúng 3 đích của Mỹ.
[Tai lieu tham khao:
3 links:As the Arctic melts, China and Russia struggle for control | WIRED UK ],
Geopolitical Competition in The Arctic Circle,(Harvard International Review)
China and Russia battle for North Pole supremacy - Nikkei Asia
Hội đồng Bắc Cực bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ tất cả chỉ có Nga là đối địch, còn tất cả đều là đồng minh Mỹ, việc tạo ra một vùng đệm Bắc cực như Thụy Điển là điều có trong mơ Mỹ cũng chưa dám nghĩ đến, tất cả toan tính của Mỹ chỉ dừng lại ở mặt hoạch định chính sách trong cuốn sự va chạm giữa các nền văn minh nhưng giờ đây nó đang thực tế hơn bao giờ hết.
Mỹ có toàn quyền chi phối ở khu vực vòng Bắc Cực, điều này đến bởi vì Putin và sự sụt giảm khả năng kiểm soát các khu vực chiến lược xa xôi của Nga, mất đi sự trung lập của các nước Bắc Âu. Nga đã đánh mất luôn con đường điểm tiếp cận với vòng Bắc Cực ở biển Bantic, sự việc này không thể nhìn thấy ở 1, 2 năm nữa, mà nó sẽ định hình trong trung hạn 10 năm tiếp theo.
Bắc cực chiếm 25% nguồn tài nguyên đang còn ngủ yên trên toàn cầu: khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ, 30% khí đốt tự nhiên và 20% khí đốt hóa lỏng chưa được khai thác của thế giới. Tuyến đường Biển Bắc sẽ giúp rút ngắn thời gian tàu đi từ châu Âu sang châu Á xuống chỉ còn 35 ngày, so với 48 ngày nếu đi qua kênh đào Suez.
Một lần nữa thế giới lại phải quay lại sự hiện diện của hải đội Châu Âu, Châu Mỹ trên vòng cực bắc, một lần nữa mạch máu lưu thông toàn cầu lại được đặt vào Tây Mỹ và Tây Âu.
Kiểm soát được tuyến đường biển huyết mạch là kiểm soát được sự thịnh vượng của thế giới. Sự chuyển dịch các nguồn tài nguyên năng lượng của Trung Đông sẽ sớm suy yếu, Shell là một trong những hãng đi đầu khi tiến hành nhiều hoạt động thăm dò tại Alaska và có nhiều bước đi nhằm tiếp cận tới khu vực đảo băng Greenland.
Công ty dầu khí Na Uy (STO) cũng đang dần tiến sát vùng biển phía bắc địa cầu và cạnh tranh với Chevron, tập đoàn dầu khí khổng lồ của Mỹ. công ty khai thác năng lượng hàng đầu thế giới của Hà Lan là Royal Duch Shell vừa leo lên vị trí số một thế giới về doanh thu (theo xếp hạng của tạp chí Forbes), và đang lên kế hoạch khoan 5 giếng dầu tại bang Alaska của Mỹ.
Đây sẽ là những mũi khoan đầu tiên từ phía Mỹ ở khu vực Bắc Cực trong hàng chục năm qua. Từ 3 năm qua, các tập đoàn năng lượng lớn như Shell, Maersk Oil, Statoil hay Cairn Energy đã tiến hành nhiều hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng vịnh Baffin thuộc Greenland và đã có 30 tập đoàn của Trung Cộng, Anh, Canada, Úc và Greenland thăm dò khoáng sản trên đảo.
Các tập đoàn Trung Cộng cũng đã thăm dò mỏ kẽm tại vịnh Citronfjord, gần Bắc Cực, đầu tư 70 triệu USD vào mỏ đồng tại Ittoqqortoomit thuộc vùng duyên hải đông nam Greenland, xúc tiến các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sắt, sân bay tại Nuuk và đang đẩy mạnh kế hoạch khai thác đất hiếm. Canada tiết lộ, chỉ tính riêng một số khu vực nhánh biển bao quanh Bắc Cực có thể khai thác được 580 tỷ thùng dầu thô, gấp hai lần trữ lượng dầu thô của Ả rập.
Trung Cộng một tay chơi mới ở khu vực tiềm năng Bắc Cực, Trung Cộng đã gửi tàu phá băng Tuyết Long đến khu vực này lần đầu tiên trong suốt từ khi lập quốc, Trung Cộng đang tiến đến Greenland, các dự án đầu tư của Trung Cộng ở đây là rất lớn, đặc biệt là các cơ sở khai thác thăm dò dầu khí và đất hiếm, việc Mỹ có thêm 2 thành viên của Bắc Âu đã giúp Mỹ có tất cả các đồng minh trong 7 quốc gia vòng Bắc Cực, thật là một mũi tên trúng 3 con chim, ở Đan Mạch, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Michael Aastrup Jensen không úp mở phản đối sự hiện diện của một quốc gia như Trung Cộng “ở sân sau của chúng tôi”.
Thật là một món quà 100 năm có 1 với nước Mỹ khi có được hai đồng minh Bắc Âu, hoàn thành chuỗi vòng cung kìm toả mọi khu vực Cực Bắc, ngăn chặn Trung Cộng vươn đến đây, khoá chặt Hải quân Nga ở vùng biển Bantic, thiết lập vùng phòng không cảnh báo tên lửa sớm ở phía Bắc Cực, kết nối tuyến hải vận Bắc Cực chạy qua các đồng minh và đối tác, khống chế toàn bộ tuyến hải trình Bắc Cực, khống chế các điểm tài nguyên, các nút vận tải củng cố các cơ sở quân sự cũng như kìm tỏa các cuộc hành quân của Hải quân Nga ở biển Bắc, cô lập hải quân Nga ở biển Baltic.
Một cái lợi quá sức tưởng tượng cho nước Mỹ, quả thật nước Nga đang trao cho nước Mỹ những cơ hội trong mơ để vực dậy sự thống trị của Mỹ trên bất cứ một khu vực nào trên địa cầu, sự kết nạp của 2 nước Bắc Âu là mảnh ghép cuối cùng để Mỹ hoàn thành quá trình định hình tương lai suốt thế kỹ 21.
Giờ đây không còn một lục địa nào, một vùng lãnh thổ nào mà không có đồng minh của Mỹ, sức mạnh của Mỹ đã đạt đến tới hạn về mặt địa lý.
Không còn một vùng đất nào người Mỹ không thể vươn tới cho dù là Bắc Cực.
Bùi Chiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét