Điểm nhóm Tin lành buôn Chuê (Buôn Čuê), xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Điểm nhóm Tin lành buôn Chuê (Buôn Čuê), xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. |
Điểm nhóm Tin lành buôn Dhiă, xã Cư Né, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk. |
Điểm nhóm Tin lành buôn Êa Khit, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. |
|
Điểm nhóm Tin lành Plei Sao, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Theo anh Y Quynh Buondap, một trong những người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, “trưởng công an xã Rmah Thọ và Nam cùng hai nhân viên công an đến nhà bốn người tổ chức 10/12 vào lúc 8 giờ sáng ngày 11/12/2023” và nói đừng để “các tổ chức khủng bố lợi dụng”, nếu không sẽ bị mời lên làm việc và hội thánh sẽ không được yên ổn sinh hoạt thờ phượng nữa.
Họ cũng nói với ông Jak (sinh năm 1982), người đứng ra tổ chức sự kiện này ở làng Plei Sao, là không được tổ chức ngày 10/12 nữa, hoặc sẽ bị “xử lý theo pháp luật Việt Nam.” |
|
Nhóm Người Thượng vì Công lý tỵ nạn tại Thái Lan. |
|
Công nhân người Thượng làm tại công ty ở tỉnh Bình Phước. |
|
Điểm nhóm Tin lành buôn Tara Puôr, xã Hòa Đông, huyện Krông Pač, tỉnh Đắk Lắk. |
|
Điểm nhóm Tin lành buôn Krông Buk, xã Krông Buk, huyện Krông Pač, tỉnh Đắk Lắk.
Trang Facebook Krông Pắc Quê Tôi đăng bài với gạch chéo qua hình ảnh nhóm Tin lành buôn Tara Puôr và nhóm Tin lành buôn Krông Buk, gọi họ là “một số đối tượng chống phá trong nước.” Trang Krông Pắc Quê Tôi cũng gọi tổ chức Người Thượng vì Công lý là “tổ chức phản động” và “tổ chức khủng bố, giết người man rợ, coi mạng người như cỏ rác”, cáo buộc anh Y Quynh Buondap là “đối tượng chủ mưu, kích động cho các đối tượng tham gia tấn công vào 02 trụ sở xã Ea Tiêu và Ea KTur khiến cán bộ và người dân hi sinh, thiệt mạng”—một cáo buộc anh Y Quynh Buondap nói riêng và tổ chức Người Thượng vì Công lý nói chung đã nhiều lần khẳng định là hoàn toàn sai sự thật. |
|
Trang Krông Pắc Quê Tôi không nói họ là do chính quyền lập ra và quản lý, nhưng anh Y Quynh Buondap cho rằng đó là một trang Facebook của Đảng và chính quyền địa phương vì cách đưa tin và các bài viết của họ, đặc biệt khi họ đăng các lệnh truy nã cho sáu người Thượng, bao gồm anh Y Quynh Buondap. Trang Facebook này cũng thường xuyên dùng dấu gạch đỏ chéo với tất cả những báo đài độc lập, nhà hoạt động nhân quyền, tổ chức XHDS… như cách truyền thông nhà nước (chẳng hạn như VTV) thường làm. Nhiều hội thánh khác ở Tây Nguyên, như Hội thánh buôn Drai Sí, xã Ea Tar và buôn Sut Mđưng, xã Cư Suê của huyện Cư Mgar, không dám tổ chức ngày 10/12 vì bị đe dọa phạt hành chính.
Mạch Sống |
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét