Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

Những Cặp Vợ Chồng Kết Hôn Thời Cổ Đại Làm Gì Trong Lần Gặp Đầu Tiên?

 

Một khi tơ hồng đã buộc, sẽ không thể nào thoát mối lương duyên. (Ảnh: Epoch Tiếng Việt)

NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG KẾT HÔN THỜI CỔ ĐẠI LÀM GÌ TRONG LẦN GẶP ĐẦU TIÊN?
Thiên Lý biên dịch

“Chiết dương liễu chi ca” (Bài ca bẻ cành dương liễu), đây là bài hát do một tác giả vô danh viết vào thời nhà Tùy. Lời ca chất phác, hồn hậu, là lời người con gái sắp lấy chồng, hay là lời chàng trai ngỏ lời cầu hôn? Không rõ như thế nào, nhưng chúng ta có thể thấy trong bài dân ca này lấy “tảo thụ” (cây táo) để chỉ người phụ nữ chuẩn bị kết hôn, việc trồng cây táo trước cửa nhà cũng nói lên tầm quan trọng của nó trong hôn nhân gia đình.

Thời xưa, Táo cùng với các loại quả có vị ngọt như Hạt dẻ, Táo đỏ và Thịt khô, đều là quà cưới của nhà gái – lễ ra mắt lần đầu ở nhà chồng, để các vị trưởng bối dùng thử. Phong tục, lễ nghi như thế thời xưa đã có quy phạm trong sách Lễ Thư. Ví dụ, “Lễ ký – Khúc lễ hạ” ghi: “Sự chân thành của người phụ nữ, thể hiện qua củ (loại quả ngọt như mật), thịt khô (tu), hạt dẻ, quả táo”. Trong lễ vật lại lấy quả táo, hạt dẻ làm những món quà phổ biến nhất. Sử thư “Quốc ngữ” thời Chiến Quốc cho biết: “Lễ gặp mặt của hai vợ chồng bất quá dùng quả táo và hạt dẻ để thể hiện sự kính trọng, chân thành.” Những lễ vật này đều thể hiện sự “kính trọng, thành thực” trong hôn nhân.

Chúng ta hãy lý giải xem vì sao tân nương lại mang các thứ như quả táo, hạt dẻ trong số các phẩm vật gia lễ (người xưa gọi là chí lễ) mang đến làm quà gặp mặt buổi đầu tiên ở nhà chồng?

Tân nương dâng táo thể hiện chuyên cần lo việc nhà, kính hạt dẻ tượng trưng cho lòng thành kính bậc trưởng bối

Các loại quả như Táo, Hạt dẻ cùng với Thịt khô, đều là “thượng phẩm” thời cổ đại, được dùng trong Tế tự, cũng là thực phẩm trong cung Hoàng Đế. Vậy nên, tân nương nhà gái dùng nó tặng cho cha mẹ chồng trong lần gặp đầu tiên, chính là thể hiện tâm ý kiền thành, kính trọng vô cùng.

Những cặp vợ chồng kết hôn thời cổ đại làm gì trong lần gặp đầu tiên?

Hạt dẻ biểu thị ý kính trọng các bậc trưởng bối; tân nương mang hạt dẻ đến cho cha mẹ chồng làm lễ gặp mặt, biểu thị tâm ý rất kính trọng, kiền thành. (Ảnh: Dung Nãi Gia/Epoch Times)

Vậy lễ lần gặp mặt đầu tiên của tân nương có ý nghĩa biểu trưng gì?

Thứ nhất là thể hiện ý nghĩa qua tên gọi: lấy từ đồng âm của vật phẩm dùng để biểu thị hàm ý, Táo đại ý là “dậy sớm”; Hạt dẻ ý là “tự quy chính bản thân” (Theo “Lễ ký chú sơ”). Tân nương mời Táo, Hạt dẻ, ý là nói thay bản thân rằng: Tôi luôn mang trái tim thành kính, lúc nào cũng phản tỉnh bản thân xem liệu có thể đảm nhận vai trò người phụ nữ của gia đình hay không? Có đang làm tròn trách nhiệm với gia đình hay không? Đồng thời tự quy chính bản thân mình.

Hai là biểu thị về tính chất: lấy biểu tượng phẩm chất của vật để nói hộ con người. Táo đỏ tượng trưng cho tấm lòng son sắt chân thành, Củ và Hạt dẻ tượng trưng cho ý chí kiên định, không gì lay chuyển nổi, Táo và Hạt dẻ tượng trưng cho sự thành ý đối với chồng, và đồng thời tượng trưng cho sự tin tưởng, kiên định không đổi thay trong hôn nhân.

Những cặp vợ chồng kết hôn thời cổ đại làm gì trong lần gặp đầu tiên?

Táo đỏ tượng trưng cho tấm lòng son sắt chân thành. (Ảnh: Fotolia)

Thứ ba là biểu thị về hương vị: Củ hình dáng thấp nhỏ giống san hô, được gọi là mận đá, ăn có vị ngọt; Tu là thịt ướp gừng và quế, sau khi nướng có được thịt khô, mùi thơm nức. Chúng tượng trưng cho một cuộc hôn nhân ngọt ngào, một gia đình chịu được khó khăn, có được tiếng thơm truyền đời.

Có một truyền thuyết cổ xưa cho rằng “táo (tảo – sớm) sinh quý tử”. Cô dâu dùng củ, hạt dẻ, táo và các loại trái cây mang ý tốt đẹp khác làm lễ gặp mặt đầu tiên với gia đình chồng, chứa đựng tâm ý kiên định kiền thành, kính trọng đối với bậc trưởng bối, kỳ vọng một cuộc sống ngọt ngào ở gia đình mới .

Tân lang dùng nhạn kính lễ, giữ mình không thất tiết

Vậy, một đằng khác của kết hôn – tức nhà trai đã dùng lễ gì để nghênh thân?

“Bạch hổ thông nghĩa” ghi lại rằng “nghênh thân dĩ nhạn chí nạp trưng” có nghĩa là gửi tặng chim nhạn, và lễ vật trong hôn ước cũng cần dùng một đôi chim nhạn.

Vậy nhạn có ý nghĩa gì? Điều này cũng được thể hiện ở các đặc điểm của loài nhạn. Nhạn là loài chim di cư, theo sự thay đổi của mùa, chúng bay về phương Nam trước mùa đông để trốn đông và trở về vào mùa Xuân, dù ở đâu chúng cũng “tùy thời bất thất tiết”, ngụ ý giữ chữ Tín với thê tử của mình. Hơn nữa, nhạn còn có thói quen “bay theo hàng, dừng theo lớp”, điều này rõ ràng thể hiện sự nề nếp, trật tự của gia đình, không vượt mặt quá phận với nhau.

Thử nghĩ xem, cả vợ và chồng đều kiền thành, kính trọng nhau, tự kiềm chế ước thúc bản thân, chăm chỉ quán xuyến việc nhà, đảm đang, giữ mình, không thất tiết, nam nữ đều tuân thủ luân thường, nề nếp gia đình, để làm tròn trách nhiệm trong gia đình. Đó không phải là sự đảm bảo cho hôn nhân có thể chịu được thử thách của lửa hay sao? Đây là cam kết thực sự ngày này qua năm khác, và hành động thiết thực xây dựng một gia đình ngọt ngào chân chính, so với lời thề sông cạn đá mòn, chẳng phải là thực tế và hữu ích hơn sao?

Văn hóa Trung Hoa lấy sinh vật tự nhiên để đưa ra các ngụ ý giản đơn nhưng dạy bảo con người vô cùng trí tuệ và thâm thúy! Hơn nữa, không chỉ là vợ chồng, mà người dân nơi làng xóm dân dã, mọi người đều có thể hiểu được.

Những cặp vợ chồng kết hôn thời cổ đại làm gì trong lần gặp đầu tiên?

Canh dưỡng sinh đệ nhất “Bách tế tham kê thang” của Hàn Quốc có táo, hạt dẻ và những loại khác, mỗi nhà đều uống để thân thể thêm ấm áp, ngọt ngào vào mùa đông (Ảnh: Toàn Vũ/Epoch Times)

Nhóm điểm duyệt “300 câu hỏi về văn hóa Trung Hoa”

Vương Du Duyệt biên tập
Thiên Lý biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét