Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

20,000 Giờ Video An Ninh Vừa Mới Phát Hành Cho Thấy Những Tình Tiết Mới Trong Vụ Việc Ngày 06/01

 


20,000 GIỜ VIDEO AN NINH VỪA MỚI PHÁT HÀNH CHO THẤY NHỮNG TÌNH TIẾT MỚI TRONG VỤ VIỆC NGÀY 06/01
Cẩm An và Thanh Nhã biên dịch

‘Mỗi đợt thước phim an ninh được phát hành từ ngày 06/01 cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn về ngày hôm đó và giúp người dân Mỹ hiểu rõ hơn về sự kiện này.’

Hơn 20,000 giờ thước phim an ninh về Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ngày 06/01 được một ủy ban Hạ viện do Đảng Cộn g Hòa kiểm soát công bố kể từ tháng 11/2023 đã bắt đầu hé lộ các chi tiết mà Ủy ban Đặc biệt Ngày 06/01 hiện đã giải tán vẫn giấu kín từ lâu.


Bắt đầu từ tháng Mười Một năm ngoái (2023), Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana) đã ra lệnh tải cảnh quay an ninh lên các máy chủ có thể truy cập công khai. Cuối cùng, nhân viên của Tiểu ban Giám sát thuộc Ủy ban Hành chính Hạ viện đã thành lập một kênh trên nền tảng video Rumble để lưu trữ những cảnh quay này.

“Những thước phim được phát hành ngày hôm nay đánh dấu nửa chặng đường của khoảng 40,000 giờ cảnh quay an ninh mà chúng tôi dự định công bố,” Dân biểu Barry Loudermilk (Cộng Hòa-Georgia), Chủ tịch Tiểu ban Giám sát, cho biết hôm 15/04.

“Nhân viên của tôi đã và đang làm việc không mệt mỏi để công bố tất cả những thước phim này và bảo đảm người dân Mỹ nhận được sự thật đầy đủ, không sửa đổi về các sự kiện xung quanh ngày 06/01/2021.”

Trong một tuyên bố, ông Loudermilk cho biết: “Chúng tôi không chỉ đang công bố tất cả các cảnh quay, mà chúng tôi còn tiếp tục công bố tất cả các phát hiện, các thước phim, và tài liệu cho đến khi mọi thứ được sẵn sàng để công chúng có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về các sự kiện xung quanh ngày hôm đó.”

Ông Johnson nói thêm: “Mỗi đoạn phim được phát hành về ngày 06/01 cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn về ngày hôm đó và giúp người dân Mỹ hiểu rõ hơn về sự kiện này.”

“Tôi khen ngợi Chủ tịch Loudermilk và toàn bộ Ủy ban Hành chính Hạ viện vì đã nỗ lực cung cấp cho công chúng toàn bộ sự thật — chứ không phải những trường hợp được chọn lọc kỹ càng để thúc đẩy một nghị trình chính trị.”

Cô Ashli Babbitt

Vụ việc cô Babbitt, 35 tuổi, bị bắn tử vong đã không nhận được sự quan tâm từ Ủy ban Ngày 06/01.

Trong khi bản thân vụ nổ súng chỉ được ghi lại trên video bởi những người xung quanh ở hành lang bên ngoài Sảnh Chủ tịch Hạ viện (Speaker’s Lobby), thì thước phim an ninh cho thấy những nỗ lực của các nhân viên y tế thuộc FBI, các cảnh sát chiến thuật của lực lượng Cảnh sát Quốc hội, và nhân viên cấp cứu nhằm cứu mạng cô Babbitt.

Khi bạo loạn bùng phát ở hành lang Sảnh Chủ tịch Hạ viện ngay sau 2 giờ 40 phút chiều, có vẻ hầu như không ai nhận thấy Trung úy Michael Byrd rời khỏi vị trí ẩn nấp với khẩu súng lục Glock nhắm vào hàng chục người chỉ cách ông vài bước chân.

Cô Babbitt đã dành vài phút ở hành lang để cố gắng giữ cho đám đông không trở nên căng thẳng hơn. Vị cựu cảnh sát quân sự của Lực lượng Không quân này đã nói to với ba nhân viên Cảnh sát Quốc hội để yêu cầu họ hãy “gọi trợ giúp đi” trước khi cô dùng một cú móc trái để gạt kẻ bạo loạn Zachary Alam sang một bên vì đã đập vỡ vài cửa sổ.

Ông Byrd lao về phía trước và bắn một phát duy nhất vào cô Babbitt trong lúc cô cố gắng trèo qua một ô cửa bên hông bị hỏng của lối vào Sảnh Chủ tịch Hạ viện. Vụ nổ súng, vốn chưa bao giờ được thông báo là một vụ việc có liên quan đến cảnh sát trên bộ đàm của Cảnh sát Quốc hội, đã thu hút những người có thể trở thành cứu hộ chạy đến khu vực Cửa Nam của Tòa nhà Quốc hội.

Thước phim đầu tiên cho thấy một phản ứng đối với lời kêu cứu là ở Cửa Nam của Tòa nhà Quốc hội ngay trước 2 giờ 50 phút chiều. Một nhân viên Cảnh sát Quốc hội dẫn đầu một đội SWAT gồm năm nhân viên FBI tiến vào khu vực phía trước Sảnh Cột Trụ (Hall of Columns).

Các nhân viên y tế FBI, Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ, và các nhân viên cấp cứu của Sở Cứu hỏa và Dịch vụ Y tế Khẩn cấp Thủ đô (EMS) đã trợ giúp y tế cho cô Ashli Babbitt sau khi cô bị bắn bên ngoài Sảnh Chủ tịch Hạ viện vào ngày 06/01/2021. (Video: Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ, Steve Baker)

Các đặc vụ FBI đi qua khu vực kiểm tra an ninh và rẽ phải xuống hành lang liền kề. Một lúc sau, Camera 0176 cho thấy, một nhân viên y tế của FBI đã giúp Cảnh sát Quốc hội mang theo cô Babbitt và đặt cô nằm xuống sàn gần nơi đặt từ kế. Cô được đưa đi trong tư thế đầu được hạ thấp và chân được nâng cao vì vết thương ở ngực trên của cô bắt đầu chảy máu rất nhiều.

Lúc 2 giờ 55 phút 40 giây chiều, đội Engine 6 thuộc Sở Cứu hỏa và Dịch vụ Y tế Khẩn cấp Thủ đô băng qua Hàng rào phía Nam, một phút sau là Đơn vị Cứu hộ số 10. Trung úy Cứu thương Tim Bennett hối hả đi bộ qua hàng rào ngay phía trước xe cứu thương, cảnh quay camera an ninh cho thấy.

Camera an ninh 0181 cho thấy lúc 2 giờ 58 phút 37 giây chiều, các nhân viên cấp cứu mang theo cáng đã lao qua Tiền sảnh Cửa Nam. Cô Babbitt được chuyển từ sàn nhà lên cáng lúc 2 giờ 59 phút 33 giây chiều, trong khi một nhân viên y tế tiến hành hồi sức cấp cứu cho cô.

Chiếc cáng được di chuyển vòng quanh từ kế và ra khỏi Cửa Nam. Cảnh quay cho thấy lối vào không được giăng hàng rào hoàn toàn như một hiện trường vụ án cho đến 3 giờ 58 phút chiều, để cho các cảnh sát và người biểu tình đi qua vết máu để lại trên sàn sau khi cô Babbitt được đưa ra ngoài.

Cảnh quay an ninh cho thấy, khi cáng được đưa đến gần Đơn vị Cứu hộ số 10 ở khu vực Hàng rào Phía Nam của Capitol Plaza, một nhóm người biểu tình đã vây quanh phía sau xe cứu thương. Một số la hét với các nhân viên cảnh sát vì đã bắn cô Babbitt.

Cô Babbitt được đưa vào xe cứu thương lao qua Hàng rào Phía Nam lúc 3 giờ 02 phút 03 giây chiều. Cô được tuyên bố tử vong lúc 3 giờ 15 phút chiều tại Trung tâm Bệnh viện MedStar Washington.

Người chồng góa vợ của cô và gia đình cô đã đệ đơn kiện chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu bồi thường 30 triệu USD cho cái chết oan uổng của cô.

Cảnh sát tràn vào Quốc hội

Video an ninh cho thấy hậu quả ngay tức thời của vụ xả súng gây tử vong là sự hiện diện đông đảo của cảnh sát trong và xung quanh Tòa nhà Quốc hội. Ông Byrd đã nói qua điện đàm sau khi ông bắn cô Babbitt lúc 2 giờ 44 phút chiều, tuyên bố rằng ông đang bị bắn và đang chuẩn bị bắn trả. Điều đó chưa bao giờ là sự thật.

Vụ kiện của chồng cô Babbitt cáo buộc rằng báo cáo điện đàm sai, vốn chưa bao giờ được đính chính hoặc rút lại, đã tạo ra một tình huống nguy hiểm ở Tòa nhà Quốc hội vì các nhân viên cảnh sát đang phản ứng không biết liệu có những kẻ bạo loạn có vũ trang hay không. Trên thực tế, phát súng của ông Byrd là phát súng duy nhất được bắn ra và không có nhân viên cảnh sát nào phải đối mặt với súng hoặc tiếng súng.

Video an ninh đã cho thấy sự lo lắng, sợ hãi trên khuôn mặt của các nhân viên cảnh sát đang di chuyển ngang qua Tòa nhà Quốc hội với vũ khí trên tay.

Vào lúc 2 giờ 47 phút chiều, một chiếc xe bọc thép BearCat của Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF) đã tiến vào khu vực Hàng rào Phía Nam ở Capitol Plaza. Ngay trước 2 giờ 49 phút chiều, một đội SWAT gồm sáu nhân viên ATF đã xông vào Cửa Nam và đi lên cầu thang về phía Phòng họp Hạ viện.

Các đội chiến thuật và vũ khí đặc biệt (SWAT) từ ATF và FBI đã cùng hàng chục viên cảnh sát của Sở Cảnh sát Thủ đô lao vào Tòa nhà Quốc hội sau khi cô Ashli Babbitt bị bắn. (Video: Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ)

Vài phút sau, hàng chục cảnh sát ở Sở Cảnh sát Thủ đô (MPD) đã chạy ngang qua khu vực Hàng rào Phía Nam ở Capitol Plaza để đi về phía Tòa nhà Quốc hội.

Vào lúc 2 giờ 48 phút chiều, bảy nhân viên Cảnh sát Quốc hội với súng trên tay đã di chuyển lên cầu thang của Phòng trưng bày Hạ viện, được ghi lại trên camera số 7218. Vài phút sau, những người biểu tình với tay giơ trên đầu tràn xuống cầu thang.

Trên tầng ba gần Phòng trưng bày Hạ viện, những người biểu tình ngạc nhiên đã gặp các đội đặc nhiệm SWAT đang cầm súng trường M4 giơ cao. Một người đàn ông lên đến đầu cầu thang đã nằm xuống sàn và giơ tay lên khi phát hiện ra đèn pin trên một khẩu súng trường cảnh sát.

Ở khu vực hành lang này, các dân biểu Hạ viện cùng nhân viên đang ẩn náu trong khu vực chỗ ngồi của phòng trưng bày đã được các cảnh sát cầm súng hộ tống xuống cầu thang gần đó. Cuộc sơ tán đó đã được ghi lại trên camera số 360.

Những người biểu tình cố gắng tiếp cận cầu thang gần Phòng trưng bày Hạ viện đã gặp các đội đặc nhiệm SWAT đang cầm súng trường M4, lúc 2 giờ 48 phút chiều. (Video: Cảnh sát thủ đô Hoa Kỳ)

Sử dụng vũ lực

Ngay sau khi cô Babbitt bị bắn ở lối vào Sảnh Chủ tịch Hạ viện, cảnh sát bắt đầu đẩy những người biểu tình ra khỏi Cửa Thượng viện. Theo video từ camera số 267, một số nhân chứng của vụ nổ súng đã ẩu đả với các nhân viên cảnh sát đang cố gắng lùa đám đông ra khỏi hành lang.

Video cho thấy một người biểu tình đã bị cảnh sát đẩy trượt trên sàn nhà và đụng vào máy dò kim loại ở cửa ra vào. Khi cô Babbitt bị bắn, một cuộc ẩu đả dữ dội giữa cảnh sát và những người biểu tình có mặt ở hành lang đã nổ ra. Đoạn video cho thấy cảnh sát đã cưỡng ép họ ra khỏi Cửa Thượng viện ngay trước 3 giờ chiều.

Một trong những video mới, gây choáng váng nhất cho thấy cảnh sát đang ném người biểu tình Daniel Dean Egtvedt ra khỏi Cửa Nam, khiến ông bị đập đầu vào cửa bên ngoài và ngã xuống. Vụ việc xảy ra sau khi ông chửi bới và xô xát với cảnh sát.

Ông Egtvedt, 60 tuổi, ở Oakland, Maryland, đã xuất hiện trên camera gắn trên người và video an ninh, đang mắng mỏ các nhân viên cảnh sát ở nhiều khu vực khác nhau của Tòa nhà Quốc hội.

Rắc rối đã bắt đầu xảy ra ở Sảnh Trụ Cột chỉ sau 3 giờ chiều. Video an ninh cho thấy ông Egtvedt đang đi đến lối ra ở Cửa Nam. Khi ông đổi ý và cố gắng quay lại, cảnh sát đã cản đường ông.

Một cuộc ẩu đả diễn ra sau đó và cảnh sát đã ép ông Egtvedt xuống sàn.

Trong lúc nằm ngửa trên sàn, ông Egtvedt đã la hét, gào thét, và ré lên với cảnh sát. Video cho thấy sau hơn một phút nằm như vậy, ông Egtvedt đã được cảnh sát giúp đỡ.

Họ đẩy ông tới lối ra, khiến đầu ông đập vào cánh cửa bên ngoài. Ông ngã xuống đất và nằm đó một lúc.

Cảnh sát đã đỡ ông lên và ông cố gắng tìm cách quay lại bên trong. Cuối cùng, ông bỏ đi nhưng vẫn tiếp tục la mắng các nhân viên cảnh sát, đoạn video cho thấy.

Trong phiên tòa xét xử do Thẩm phán Tòa Địa hạt Liên bang Christopher Cooper chủ trì hồi tháng 12/2022, ông Egtvedt bị kết tội bảy tội danh. Đến tháng 03/2023, ông bị kết án 42 tháng tù vì hai cáo buộc hành hung, chống cự, hoặc cản trở một số nhân viên cảnh sát, gây rối dân sự, cảnh trở một thủ tục chính thức, cùng một số khinh tội vì xâm nhập và gây rối trật tự.

Các nhân viên Cảnh sát Quốc hội và Sở Cảnh sát Thủ đô đã giải tán một số người biểu tình khỏi Tòa nhà Quốc hội. (Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ)

Trong một vụ việc khác, cảnh sát bên trong Cửa Xe ngựa Thượng viện đã giải tán hai người biểu tình bất hợp tác ngay sau 3 giờ 05 phút chiều. Video cho thấy một người đàn ông mặc áo khoác màu xanh lam, đội mũ lưỡi trai rằn ri đã xô xát với một nhân viên của Sở Cảnh sát Thủ đô; viên cảnh sát đã nhấc và đẩy người này ra khỏi cửa đôi.

Khoảng nửa phút sau, một số nhân viên cảnh sát đã kéo một người biểu tình là phụ nữ xuống chính hành lang đó. Đoạn phim của Camera 113 cho thấy người phụ nữ này đá cảnh sát vài lần, sau đó họ bế cô lên, kéo cô qua cửa, và đặt cô nằm ngửa.

Trong khi một số người lập luận rằng những người biểu tình tiến vào Tòa nhà Quốc hội đều ôn hòa, thì video an ninh cho thấy không phải như vậy.

Khi các đám đông xâm phạm lối vào Thượng viện gần Phòng S-131 vào khoảng 2 giờ 45 phút chiều, một người đàn ông đội mũ bảo hiểm màu đen đã dùng giá đỡ trên sàn nhà đập vào cửa phòng họp. Khi nỗ lực của ông không thành công, một nhóm năm người đàn ông đã phá cửa bằng một động tác mạnh mẽ.

Vào lúc 3 giờ chiều, video cho thấy cảnh sát xuất hiện để bắn đạn hơi cay vào đám đông, khiến những người biểu tình tràn ra khỏi cửa.

Nhân viên cảnh sát gặp nạn

Các hóa chất dùng để kiểm soát đám đông đã gây ra vô số vấn đề cả bên trong Tòa nhà Quốc hội lẫn khắp các khu vực thoáng gió vào ngày 06/01. Chất hóa học gây kích ứng oleoresincapsicum (OC) và hơi cay gây cháy được phun ra hầu như không có hiệu quả đối với các đám đông ồ ạt đang vây quanh Tòa nhà Quốc hội.

Một số kẻ bạo loạn tràn qua hàng phòng vệ dài của cảnh sát ở phía tây và phía đông của tòa nhà, mang theo chất oleoresincapsicum thường là đậm đặc của họ cùng với một loại chất tương tự nhưng mạnh hơn là thuốc chống gấu (bear repellent).

Các hộp hơi cay bị bắn trật đã khiến hàng trăm người dọc theo West Plaza không đeo mặt nạ phòng độc bị dính hóa chất. Thường thì gió mạnh đã thổi hơi cay tốc độ cao vào mặt các nhân viên cảnh sát.

Video an ninh từ bên trong Tòa nhà Quốc hội ghi lại cảnh khổ sở mà một viên cảnh sát bị khó thở phải đối mặt sau khi tiếp xúc với hóa chất trong không khí. Video từ Camera Cảnh sát Quốc hội 006 cho thấy người cảnh sát này thận trọng bước xuống hành lang tầng hầm lúc 3 giờ chiều.

Một nhân viên cảnh sát bị dính thuốc xịt ớt oleoresin đang được chăm sóc y tế tại hành lang tầng hầm Tòa nhà Quốc hội, vào ngày 06/01/2021. (Cảnh sát Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ)

Một viên cảnh sát đi ngang qua sau đó đã tìm kiếm sự trợ giúp y tế sau khi thấy đồng nghiệp của mình khó thở.

Trong vài phút tiếp theo, nhiều cảnh sát tập trung lại để giúp đỡ. Các nhân viên y tế của một đội chiến thuật đã điều trị cho viên cảnh sát này bằng máy phun khí dung trước khi anh được đặt trên xe lăn và đưa đến đội cứu hộ đang chờ sẵn lúc 3 giờ 59 phút chiều.

Giúp đỡ người bị thương

Ít nhất bảy người biểu tình đã thiệt mạng hoặc bị thương tại Tòa nhà Quốc hội vào ngày 06/01. Video an ninh ghi lại cảnh giải cứu một người đàn ông bị Cảnh sát Tòa nhà Quốc hội đẩy ra khỏi gờ cầu thang.

Anh Derrick Vargo, 34 tuổi, ở Greenbrier, Tennessee, đã bị thương nặng khi bị đẩy ra khỏi mặt ngoài của lan can đá dọc theo Bậc thang Tây Bắc. Hồi năm 2022, anh Vargo nói với The Epoch Times rằng, trong khi đang cố gắng mở lá cờ Trump để treo trên cầu thang thì anh bị đẩy ra khỏi gờ cầu thang cao 20 feet (khoảng 6 mét).

Video an ninh cho thấy một nhân viên cảnh sát đã xô anh Vargo ngã khỏi gờ cầu thang ngay sau 2 giờ 02 phút chiều. Trong một vụ kiện liên bang được đệ trình hồi tháng 01/2024, anh Vargo đã xác định người nhân viên Cảnh sát Quốc hội đó là ông Bryant Williams. Vào tháng 03/2023, ký giả độc lập Stephen Horn đã tiết lộ rằng ông Williams được cho là người có liên can đến vụ kiện.

Vụ kiện cho rằng ông Williams, “hành động dưới vỏ bọc của pháp luật, đã cố gắng sát hại anh Derrick Vargo.”


Người biểu tình Derrick Vargo bị thương nặng sau khi bị xô khỏi gờ cầu thang ở Bậc thang Tây Bắc lúc 2 giờ 02 phút chiều. (Cảnh sát Quốc hội Hoa Kỳ)

Theo hồ sơ tòa án, ông Williams vẫn chưa phúc đáp vụ kiện này kể từ ngày 24/04.

Sau khi bị ngã xuống đất, anh Vargo đã bất tỉnh. Những người chứng kiến và cảnh sát đã đỡ anh lên một đoạn giá để xe đạp để khiêng anh đến đội cứu hộ gần đó.

Một số camera an ninh đã ghi lại cảnh giải cứu anh Vargo, bao gồm cảnh nhìn từ mặt đất từ Camera 0608 và cảnh nhìn từ trên không từ Camera 0946. Camera 0603 cho thấy một nhóm bảy người đang khiêng anh Vargo trên chiếc cáng tạm thời này trên Đường đi bộ Tây Bắc lúc 2 giờ 11 phút tối.

Cẩm An và Thanh Nhã biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Tiền Của Quý Vị Trong Ngân Hàng - Làm Thế Nào Để Bảo Vệ?

 


TIỀN CỦA QUÝ VỊ TRONG NGÂN HÀNG - LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ?
Mike Valles  _  Vân Du

Hai ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ, Silicon Valley Bank và Signature Bank, vừa sụp đổ. Hầu hết mọi người đều biết về sự sụp đổ đó, và sự kiện này khiến nhiều người tự hỏi liệu tiền của họ có an toàn trong ngân hàng hay không. Bên cạnh những vụ sụp đổ của ngân hàng, các điều kiện kinh tế khác càng làm cho mọi người bối rối khi tự hỏi làm thế nào để bảo vệ tiền của mình.


Các ngân hàng đã sụp đổ, và tại sao


BM


Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) bảo hiểm cho gần như mọi ngân hàng ở Hoa Kỳ. ABC7Chicago cho biết, khi ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank sụp đổ, FDIC đã tiếp quản các ngân hàng này.


Vấn đề mà SVB gặp phải là họ đã đầu tư hàng tỷ USD vào Công khố phiếu kỳ hạn 10 năm. Những trái phiếu này thường hoạt động rất tốt, thường thu được khoảng 10% tiền lãi hàng năm. Thật không may, nền kinh tế đã sa sút và trái phiếu mất giá. Việc rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng dẫn đến việc ngân hàng phải bán những trái phiếu này ở mức giá thua lỗ để trả tiền mặt cho khách hàng.


Do đó, quá nhiều người cố gắng rút tiền của họ. Điều đó càng làm tổn hại đến ngân hàng này vì họ không thể trả đủ tiền để đáp ứng được nhu cầu rút tiền này. Sự sụp đổ đó đã buộc FDIC phải vào cuộc, khi đó tổ chức này đã hứa hẹn rằng mọi nhà đầu tư đều sẽ nhận lại được toàn bộ số tiền của mình — thậm chí cả những khoản tiền còn vượt xa số tiền được bảo hiểm. Cho đến nay, đây là điều mà FDIC luôn làm trong quá khứ.


Một ngân hàng lớn khác, First Republic, đang trên bờ vực sụp đổ. Một số ngân hàng ở Wall Street đang phát triển một kế hoạch giải cứu ngân hàng này bằng gói 30 tỷ USD.


Về tiền của quý vị trong ngân hàng


BM


Hầu hết các ngân hàng và ngân hàng trực tuyến đều có bảo hiểm FDIC vốn bảo hiểm cho số tiền lên tới 250,000 USD của quý vị. Quý vị sẽ cần hỏi ngân hàng của mình hoặc trên trang web của ngân hàng đó để xác định xem ngân hàng của quý vị có được bảo hiểm hay không. Nếu không, thì hãy rút tiền của quý vị và gửi vào nơi khác. Một số ngân hàng sẽ bảo hiểm cho mọi người nhiều hơn số đó, nhưng số tiền đó là phổ biến với hầu hết các ngân hàng. Các nghiệp đoàn tín dụng được bảo hiểm bởi Cơ quan Quản lý Liên minh Tín dụng Quốc gia (NCUA). Nếu ngân hàng của quý vị không được FDIC bảo hiểm, thì tiền của quý vị có thể gặp rủi ro.


250,000 USD là mức bảo hiểm được cấp cho mỗi người cho mỗi loại tài khoản, có nghĩa là quý vị có thể có tới 250,000 USD trong tài khoản vãng lai của mình, 250,000 USD khác trong tài khoản tiết kiệm, 250,000 USD khác trong tài khoản hưu trí, v.v. — và tất cả đều được bảo hiểm. Quy định này cũng có nghĩa là nếu quý vị có một tài khoản chung [với một người khác], thì tiền của các quý vị sẽ được bảo hiểm lên tới 500,000 USD. Forbes thì cảnh báo rằng không phải mọi loại tài khoản đều được FDIC bảo vệ. Còn Chase tuyên bố rằng các loại tài khoản cũng bao gồm:


·       Tài khoản hưu trí cá nhân (IRAs)

·       401(k)s tự định hướng

·       Tài khoản kế hoạch Keogh tự định hướng

·       Ủy thác có thể hủy bỏ và không thể hủy ngang

·       Và những loại khác


Khi quý vị vượt quá số tiền 250,000 USD, thì số tiền vượt quá số tiền đó trong một tài khoản sẽ không được bảo hiểm. Nếu ngân hàng của quý vị bị sụp đổ, số tiền vượt quá số tiền được bảo hiểm của quý vị sẽ gặp rủi ro.


Chuyển đổi tiền của quý vị có thể mất một thời gian


BM


Nếu một ngân hàng sụp đổ, FDIC sẽ tiếp quản — giống như FDIC đã làm với SVB. Sau đó, ngân hàng đó có thể được chuyển sang (bán) cho một ngân hàng khác có thể trang trải gánh nặng tài chính đó, hoặc có thể tiếp tục được chính phủ kiểm soát. Mặc dù quý vị sẽ nhận lại được giá trị tiền tệ được bảo hiểm của mình, nhưng việc nhận lại tiền có thể không xảy ra trong một sớm một chiều.


Hãng thông tấn Associated Press nói rằng trước đây, FDIC đã từng cung cấp tiền cho khách hàng của các ngân hàng bị sụp đổ chỉ trong vòng vài ngày. Họ sẽ tạo một tài khoản mới tại một ngân hàng được bảo hiểm khác hoặc trao cho họ một tấm chi phiếu để nhận tiền của họ.


Phải làm gì với khoản tiền gửi lớn hơn


BM


Nếu quý vị có số tiền gửi nhiều hơn giới hạn được bảo hiểm, quý vị có thể giải quyết vấn đề này bằng cách gửi tiền tới mức giới hạn ở nhiều ngân hàng. Biện pháp này sẽ giúp tiền của quý vị an toàn hơn vì khả năng một số ngân hàng trong cùng một khu vực bị sụp đổ là rất hiếm. Forbes đề cập rằng vào năm 2020, chỉ có bốn ngân hàng sụp đổ.


Nếu doanh nghiệp của quý vị có số tiền gửi nhiều hơn mức giới hạn được FDIC bảo hiểm và quý vị không muốn gửi tiền vào cùng một ngân hàng, thì có nhiều cách để đơn giản hóa việc gửi tiền vào nhiều ngân hàng. Đài CBSNews đề cập đến một công ty có tên là IntraFi nhận được các khoản tiền gửi lớn và bảo hiểm số tiền hàng triệu USD thông qua FDIC, sau đó phân phối số tiền này sang nhiều ngân hàng khác và các nơi đầu tư khác theo mục tiêu tài chính của quý vị.


Nói chung không nên để tiền ở nhà. Quý vị có thể mất tiền trong một thảm họa thiên nhiên, một vụ hỏa hoạn, hoặc một vụ cướp bóc — và việc đó không được bảo hiểm.


Cách các triệu phú bảo vệ tiền của họ


BM


Một cách để bảo vệ tiền của quý vị là học hỏi từ các triệu phú — nếu quý vị có đủ tiền. Theo SmartAsset, các triệu phú giữ khoảng 25% số tiền của họ dưới dạng tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền. Các tài khoản này bao gồm chứng chỉ tiền gửi CD, quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, và Công khố phiếu. Họ giữ cho tiền của họ dễ dàng tiếp cận khi cần thiết. Họ thường chặt chẽ về tiền bạc của bản thân, nhưng luôn giữ sẵn đủ tiền mặt cho những trường hợp khẩn cấp hoặc cơ hội đầu tư.


Tài khoản ngân hàng không có số dư dành cho doanh nghiệp


BM


Tài khoản ngân hàng không có số dư chỉ được cung cấp cho các doanh nghiệp và luôn duy trì số dư bằng không. Vào đầu ngày, khi [doanh nghiệp] cần tiền, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng không có số dư từ một tài khoản chính. Sau đó, tất cả số tiền chưa sử dụng sẽ được chuyển lại vào tài khoản chính đó vào cuối ngày luôn duy trì số dư bằng 0 vào cuối mỗi ngày.


Nếu quý vị muốn bảo vệ tiền của mình và có nhiều hơn số tiền được bảo hiểm trong một tài khoản, có lẽ đã đến lúc khắc phục vấn đề tiềm ẩn đó. Nếu quý vị còn độc thân, quý vị có thể chuyển một số tiền sang tài khoản khác hoặc mở tài khoản tại các ngân hàng khác. Các cặp vợ chồng đã kết hôn có thể mở hai tài khoản cá nhân và một tài khoản chung tại cùng một ngân hàng, cách làm này này sẽ cho phép họ giữ 1 triệu USD tại cùng một ngân hàng. Quý vị cũng có thể muốn xem xét một số cơ hội đầu tư để đa dạng hóa tài sản của mình hơn nữa.


Mike Valles  _  Vân Du

Báo Mai



Mike Valles  _  Vân Du

Ngân Hàng Republic Bank Tại Philadelphia Sụp Đổ

 


NGÂN HÀNG REPUBLIC BANK TẠI PHILADELPHIA SỤP ĐỔ
Tom Ozimek  _  Cẩm An

FDIC đã ký một thỏa thuận với Fulton Financial để tiếp nhận quản lý các khoản tiền gửi và tài sản của ngân hàng phá sản này.

Ngân hàng gặp khó khăn Republic First Bank có trụ sở tại Philadelphia đã phá sản, với việc các cơ quan quản lý liên bang tịch biên ngân hàng này và sắp xếp để ngân hàng này được kiểm soát bởi công ty cho vay cùng khu vực Fulton Financial, trong biến cố đánh dấu vụ phá sản ngân hàng đầu tiên của năm 2024.

Hôm 26/04, Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) thông báo rằng ngân hàng Republic First Bank hoạt động với tên gọi Republic Bank đã bị tịch biên và đóng cửa cùng ngày hôm đó.

Để bảo vệ những người có tiền tiết kiệm tại ngân hàng Republic Bank, FDIC đã ký một thỏa thuận với Fulton Financial để tiếp nhận quản lý các khoản tiền gửi và tài sản của ngân hàng phá sản này. Điều này có nghĩa là 32 chi nhánh của Republic Bank ở New Jersey, Pennsylvania, và New York đã mở cửa trở lại hôm thứ Bảy (27/04) với tư cách là chi nhánh của ngân hàng Fulton Bank, tiếp tục cung cấp các dịch vụ ngân hàng thường lệ cho người gửi tiền mà không bị gián đoạn.

“Tối nay và cuối tuần, người gửi tiền tại ngân hàng Republic Bank có thể truy cập vào tiền của họ bằng cách viết chi phiếu hoặc sử dụng thẻ ATM hoặc thẻ ghi nợ. Các chi phiếu được rút từ ngân hàng Republic Bank sẽ tiếp tục được giải quyết và khách hàng vay vốn sẽ tiếp tục thực hiện thanh toán như bình thường,” FDIC cho biết trong một tuyên bố.

Những người có tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Republic Bank không cần phải thay đổi mối quan hệ ngân hàng của họ để tiếp tục được bảo đảm cho tiền của họ theo bảo lãnh bảo hiểm tiền gửi của FDIC.

BM

Hôm 26/04, Tập đoàn Tài chính Fulton, công ty sở hữu ngân hàng Fulton Bank, cho biết rằng tất cả các thỏa thuận chấp thuận theo quy định đã được phê chuẩn và giao dịch đã kết thúc.

Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Fulton, ông Curt Myers, nói trong một tuyên bố: “Với giao dịch này, chúng tôi vui mừng được tăng gấp đôi sự hiện diện của mình trên toàn khu vực. Chúng tôi mong được chào đón các thành viên trong nhóm và khách hàng của ngân hàng Republic Bank đến với Fulton và cung cấp bộ sản phẩm và dịch vụ tư vấn tiêu dùng, thương mại và tài sản toàn diện của chúng tôi cho nhiều khách hàng hơn nữa.”

Theo FDIC, tính đến ngày 31/01/2024, ngân hàng Republic Bank có khoảng 6 tỷ USD tài sản và 4 tỷ USD tiền gửi.

Như điển hình cho loại giao dịch mua và giả định mà FDIC làm trung gian trong vụ Fulton nắm quyền quản lý Republic, cơ quan bảo hiểm tiền gửi này sẽ chịu một phần gánh nặng tài chính. Trong trường hợp này, FDIC phải gánh chịu số tiền 667 triệu USD, với việc cơ quan này nói rằng họ đã xác định mua lại Fulton là giải pháp ít tốn kém nhất.

Sự sụp đổ của Republic Bank là vụ phá sản ngân hàng đầu tiên trong năm 2024. Trước đó, vụ phá sản gần đây nhất là ngân hàng Citizens Bank, thành phố Sac, Iowa, vào ngày 03/11/2023.

Đây cũng là vụ phá sản ngân hàng nổi tiếng thứ tư kể từ mùa xuân năm ngoái, khi một loạt các ngân hàng phá sản châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng.


Sự hỗn loạn của ngành ngân hàng


BM


Sự sụp đổ bất ngờ của ba ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank hồi tháng 03/2023 và First Republic Bank vào tháng 05/2023 làm nổi bật cách những công ty cho vay quản lý rủi ro đối với các tài sản và khả năng thanh khoản khi Hệ thống Dự trữ Liên bang tăng mạnh lãi suất nhằm ngăn chặn lạm phát tăng cao.


Với tổng tài sản trị giá 440 tỷ USD, đây là những vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai, thứ ba, và thứ tư kể từ khi FDIC được thành lập trong thời kỳ Đại Suy Thoái để bảo vệ người gửi tiền và giảm thiểu rủi ro rút vốn ngân hàng.


BM


Để so sánh, Republic First Bank có trụ sở tại Philadelphia đã được Fulton quản lý hôm thứ Sáu (26/04) có tài sản trị giá chỉ 6 tỷ USD, khiến cho sự phá sản của ngân hàng này bớt đáng lo ngại hơn đối với các cơ quan quản lý.


Tình trạng hỗn loạn hồi năm ngoái đã thúc đẩy các biện pháp khẩn cấp của chính phủ để ổn định khu vực ngân hàng, cùng với việc các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ bậc xếp hạng tín dụng.


Các quan chức Hệ thống Dự trữ Liên bang cho biết những vụ phá sản ngân hàng hồi năm ngoái không chỉ là kết quả của việc quản lý rủi ro kém mà còn do sự yếu kém trong công tác giám sát.


BM


Gần đây, FDIC ước tính trong báo cáo thường niên rằng tổng hao phí do ngân hàng phá sản trong năm 2023 lên tới khoảng 20.4 tỷ USD.


Cơ quan này cho biết họ sẽ lấy lại số tiền đó bằng một hoặc nhiều đánh giá đặc biệt hơn đối với các ngân hàng lớn hơn, vì không có tổ chức ngân hàng nào có tổng tài sản dưới 5 tỷ USD phải chịu khoản phí bất thường này.


Sự biến động của ngành ngân hàng hồi năm ngoái đã gây ra một thời kỳ suy thoái tín dụng khi các ngân hàng giảm bớt việc cung cấp các khoản vay cả tiêu dùng và thương mại. Mặc dù cả cho vay thương mại và tiêu dùng đều ổn định, nhưng vẫn ở dưới mức trước cuộc khủng hoảng.


Tom Ozimek  _  Cẩm An


Báo Mai 


Chân Thành Cám Ơn

 



Du Ca Nam California Tưởng Niệm Tháng Tư Đen Với Chủ Đề ‘Đừng Quên’

 

Du Ca Nam California mở đầu chương trình với ca khúc “Đừng Quên.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

DU CA NAM CALIFORNIA TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN VỚI CHỦ ĐỀ 'ĐỪNG QUÊN'
Văn Lan/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Du Ca Nam California vừa tổ chức buổi tưởng niệm Tháng Tư Đen hôm Chủ Nhật, 28 Tháng Tư, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster, với chủ đề “Đừng Quên.”

Những ký ức trở về với những mất mát đau thương của miền Nam Việt Nam trong Tháng Tư Đen, những câu chuyện kể bi tráng, những bài hát với tinh thần du ca, đã ca ngợi và hâm nóng tinh thần người tham dự.

Mở đầu chương trình là ba ca khúc của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, gồm “Đoàn Ta Ra Đi,” “Đuốc Hồng Tuổi Trẻ,” và “Không Phải Là Lúc,” do Du Ca Nam California trình bày.

Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương, trưởng cố vấn Du Ca Nam California, chia sẻ: “Ngày hôm nay chúng ta đến đây cùng hướng về một tâm tình chung để tưởng niệm 49 năm mất nước. Có thể có những chuyện đã phai dần, cũng có những em trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, hoặc các em ở Việt Nam được cả một hệ thống giáo dục của họ đào tạo, thành ra có những mảng lịch sử với những chi tiết, nếu chúng ta không nhắc nhở con cháu, nhắc nhở nhau, thì có thể không lâu nữa sự thật sẽ bị bóp méo và mai một.”

Đặc biệt của chương trình là mọi người cùng hát với nhau và cùng chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, những câu chuyện về ngày 30 Tháng Tư, 1975, để cùng nhắc nhở nhau đừng quên biến cố đau buồn ấy.

Em Tori Đặng (giữa) và cha mẹ, cũng là thành viên Du Ca Nam California, đã dạy em nói và hát tiếng Việt. Tori hát bài “Sài Gòn Vĩnh Biệt” trong chương trình “Đừng Quên,” tưởng niệm Tháng Tư Đen. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Chuyện gì đã xảy ra cho người miền Nam, chuyện gì đã xảy ra cho từng người, từng gia đình, những dấu ấn trong cuộc đời không thể nào quên, hoặc những gì đã làm cho mỗi người mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn để tiến bước tương lai đều được thể hiện qua các bài hát.
Ca khúc “Không Phải Là Lúc” nhắc nhở mọi người đừng quên những điều mọi người cần làm và phải làm.
Những câu chuyện nhiều người kể trong ngày 30 Tháng Tư của 49 năm về trước cho tới nay vẫn không bao giờ nhạt phai theo năm tháng, lần lượt được kể lại trong nỗi buồn u uẩn nhưng cũng đầy bi tráng, của những người phải đánh đổi mạng sống để vượt biển ra đi tìm tự do, những câu chuyện kể của những người tù “cải tạo,” hoặc của những người trẻ theo gia đình, hoặc những người sinh ra và lớn lên ở Mỹ,…Mỗi câu chuyện là một vết thương không bao giờ lành, và cũng là những ý chí quyết tâm cho ngày mai tươi sáng hơn.
Du Ca Nam California cùng Nhóm Sóng Xanh trong ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” chấm dứt chương trình “Đừng Quên.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ai ra đi cũng nhớ về Sài Gòn, dù phải bươn chải lo toan cho cuộc sống mới nhưng làm sao quên được nơi mình đã sinh ra và lớn lên trong tình thương gia đình với tuổi thơ, bạn bè với những mộng ước đầu đời, với những địa danh thân thương như Bến Bạch Đằng, Nhà Bè nước chảy chia đôi, với tàng cây xanh rợp mát Thảo Cầm Viên, với những hàng cây me đường Nguyễn Du, chợ Bến Thành, đường phố Sài Gòn dập dìu tài tử giai nhân chiều cuối tuần, nhất là tình nghĩa của người Sài Gòn,…Nói sao cho hết nỗi nhớ nhung về một “Hòn Ngọc Viễn Đông” năm xưa, đã một thời lưu dấu trên bản đồ thế giới.
Ca khúc “Nhớ Sài Gòn,” sáng tác Ngọc Trần, song ca Minh Ngân và Thiên Nga, đã thể hiện trọn vẹn tình cảm ấy.
Nhóm Sóng Xanh, một làn gió mới nơi hải ngoại, gồm các em trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, tuy đã thành đạt và ổn định cuộc sống, nhưng vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi gia đình đã bỏ xứ ra đi. Các em vẫn nói và hát tiếng Việt thành thạo, với hai nhạc phẩm “Sài Gòn Đẹp Lắm” và “Đêm Đô Thị,” sáng tác Y Vân, làm người nghe ngạc nhiên, với những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Từ trái, Hồng Tước, Dương Phú Cường, và Minh Ngân, trong ca khúc “Chiều Biên Khu.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Nhưng có lẽ đỉnh điểm, cao trào nhất là khi em Tori Đặng trình bày ca khúc “Sài Gòn Vĩnh Biệt,” sáng tác Nam Lộc, là bài hát đầu tiên viết về Sài Gòn sớm nhất, sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975. Lời bài hát nhắc nhớ về Sài Gòn thân yêu của người miền Nam, trong đó có câu “Sài Gòn ơi, tôi hứa là tôi sẽ về…,” ông phải hứa để tạo niềm tin trong cuộc sống tị nạn lưu vong trong những ngày đầu tiên bơ vơ lạc lõng nơi xứ người.
Em Tori Đặng, học sinh lớp Sáu, thuộc lớp Ước Mơ Việt của Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương, trong chiếc áo dài vàng ba sọc đỏ đẹp uy nghi, hát bằng tiếng Việt lưu loát, nhận được tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt.
Sau khi qua khỏi những hãi hùng của ngày 30 Tháng Tư, Bác Sĩ Thiên Hương đặt câu hỏi chuyện gì đã xảy ra cho người Việt tị nạn, cuộc sống của họ trong những năm tháng đầu tiên như thế nào, những tâm tình ấy được kể lại qua những nhân chứng sống trong buổi tưởng niệm.
Em Anthony Nguyễn trình bày ca khúc “Bài Hát Cho Người Tuổi Trẻ.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ông Trương Minh Cường, bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến, đi tù “cải tạo” mất 12 năm, cho rằng: “Tôi không phải là người mất nước, nước của tôi không bao giờ mất cả, mà tôi bị ‘cướp nước,’ mà kẻ cướp đã bị nhận dạng, sau này khi ra tòa phải trả lại tổ quốc cho tôi. Mất thì không lấy lại được, nhưng kẻ cướp khi bị nhận dạng, ra tòa phải trả lại đất nước của tôi lại cho tôi. Cho nên tôi tranh đấu không bao giờ ngưng nghỉ để lấy lại những gì đã bị cướp.”
Để vinh danh người lính VNCH, nối tiếp chương trình là nhạc phẩm “Chiều Biên Khu,” sáng tác Châu Ngân và Tuấn Khanh, chính là tâm sự của người lính chiến với tâm trạng lúc nào cũng canh cánh nhớ về hậu phương, nhớ mẹ già, nhớ vợ hiền con thơ, nhớ người yêu bé nhỏ luôn mong ngóng ngày các anh trở về.
Bài thơ “Ai Trở Về Xứ Việt” của Minh Đức Hoài Trinh, sáng tác từ 1962 tại Pháp, Phan Văn Hưng phổ nhạc, Thiên Hương trình bày, cho thấy sự dối trá của bên thắng cuộc, khi kêu gọi quân cán chính VNCH chuẩn bị đi “học tập cải tạo” trong 10 ngày hoặc một tháng rồi về, nhưng biến thành 10 năm hoặc hơn nữa trong lao động khổ sai, tàn phá cuộc đời hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH.
Bác Sĩ Trương Minh Cường: “Tôi không bị mất nước, mà là bị cướp nước.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Chương trình tiếp tục với ca khúc “Đừng Quên,” sáng tác của du ca Nguyễn Quyết Thắng, cùng với nhiều tiết mục văn nghệ sôi nổi, xen kẽ là những chia sẻ tâm tình của người Việt tị nạn, gợi nhớ lại những ký ức đau buồn của ngày 30 Tháng Tư, để từ đó vươn lên với cuộc sống mới nơi xứ người.
Ý nghĩa của buổi nhạc cho thấy một trang sử đen tối của Việt Nam không thể nào quên, mọi người cùng ôn chuyện cũ, khi xác định kẻ cướp nước Việt là ai, chúng ta phải làm gì. Ngay cộng đồng Việt ở đây, đừng quên phải giải thích cho con cái biết được sự khác biệt giữa hai lá cờ, cờ nguyên thủy chính thống của Việt Nam và ý nghĩa đẹp của lá cờ ấy là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, và cờ phía bên kia.
Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương cho hay đang hướng tới tương lai, mời gọi giới trẻ tại hải ngoại, từ 18 đến 50 tuổi, nếu yêu thích dòng nhạc du ca, hãy mạnh dạn đến với phong trào du ca để tham dự những chương trình du ca sắp tới.
Nhóm Du Ca Nữ trong ca khúc “Về Đây Nghe Em.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Trước khi chấm dứt chương trình, mọi người cùng đứng lên cầu nguyện cho đất nuớc Việt Nam sớm thoát khỏi ách cộng sản tham tàn, cho dân Việt Nam sống tự do no ấm và nhân quyền, cho người Việt khắp nơi trên thế giới biết đoàn kết, xây dựng những cộng đồng vững mạnh làm nền tảng cho con em, cho những người đang bền bỉ đấu tranhcho tự do nhân quyền ở Việt Nam, nhất là những người đang bị tù đày trong nhà tù cộng sản. Mọi người cũng cầu nguyện cho con cái và giới trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại có được một trái tim Việt Nam, biết nhớ đến cội nguồn và tiếp tục bảo tồn văn hóa Việt.
Mọi người cũng cùng cầu nguyện cho sức khỏe ông Hoàng Ngọc Tuệ, vị chủ tịch đầu tiên của phong trào Du Ca Việt Nam thành lập năm 1966, tiếp tục đến ngày nay. Hiện ông vẫn là trưởng cố vấn của du ca tại hải ngoại. [đ.d.]

Văn Lan/Người Việt