Trước ngày 07/10, có khoảng hai triệu công dân Ả Rập ở Israel nhưng không có công dân Do Thái nào ở Gaza. Trong năm 2006, người dân Gaza đã bỏ phiếu ủng hộ Hamas cai trị họ. Ngay lập tức Hamas đã hành quyết các đối thủ của Chính quyền Palestine. Hamas đã hủy bỏ tất cả các cuộc bầu cử đã được ấn định trong tương lai. Họ đã thiết lập một chế độ độc tài và chuyển hướng hàng trăm tỷ dollar viện trợ quốc tế để xây dựng một mê cung rộng lớn dưới lòng đất đầy các kho quân sự.
‘Thiệt hại ngoài ý muốn’
Hamas khai chiến bằng cách cố tình nhắm vào thường dân. Họ đã tàn sát thường dân vào ngày 07/10 khi xâm lược Israel trong thời đại hòa bình và những dịp nghỉ lễ. Họ đã phóng hơn 7,000 hỏa tiễn vào các thành phố của Israel, với mục đích duy nhất là sát hại những người không tham gia chiến đấu. Không có từ ngữ nào diễn tả được sự thiệt hại ngoài ý muốn mà thường dân Israel đã gánh chịu, vì họ tin rằng bất kỳ cái chết nào của người Do Thái trong bất kỳ trường hợp nào, đều là lý do để ăn mừng.
Hamas đặt các trung tâm khủng bố của mình bên dưới và bên trong các bệnh viện, trường học, và nhà thờ Hồi Giáo. Tại sao vậy? Vì Israel được cho là sẽ do dự khi tấn công một cách gián tiếp vào thường dân Gaza hơn so với việc Hamas sử dụng họ làm lá chắn sống.
‘Không cân xứng’
Chúng ta được bảo rằng Israel đã sử dụng một cách bất công lực lượng không tương xứng để trả đũa ở Gaza. Nhưng họ làm như vậy bởi vì không quốc gia nào có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến mà không có vũ lực không cân xứng để gây tổn thất cho kẻ thù nhiều hơn là bị kẻ thủ làm cho thiệt hại.
Hoa Kỳ đã thiêu hủy các thành phố của Đức và Nhật Bản bằng lực lượng không cân xứng để chấm dứt cuộc chiến mà cả hai cường quốc thuộc trục Berlin-Tokyo đã khởi xướng. Quân đội Mỹ ở Iraq gần như san bằng các thành phố Fallujah và Mosul bằng lực lượng không cân xứng để tiêu diệt tận gốc các tay súng Hồi Giáo ẩn náu trong những người vô tội. Hamas phản đối vũ lực không cân xứng — nhưng chỉ khi Israel, chứ không phải Hamas, đạt được sự bất cân xứng đó.
‘Giải pháp hai nhà nước’
Trước ngày 07/10, đã có một giải pháp ba nhà nước trên thực tế, bởi vì Israel, Tây Ngạn, và Gaza đều là những quốc gia riêng rẽ do chính phủ của họ cai trị, mà hai trong số đó là bất hợp pháp, không có cuộc bầu cử nào được ấn định.
Không phải Israel, mà chính người dân Gaza và Tây Ngạn đã thể chế hóa nghị trình “từ sông ra biển” nhằm tiêu diệt quốc gia láng giềng của mình.
Israel chắc hẳn sẽ hài lòng khi sống bên cạnh một Gaza và Tây ngạn Arab tự trị, vốn không tìm cách tiêu diệt Israel trong những nỗ lực qua nhiều thế hệ để thiết lập “giải pháp một nhà nước” của riêng họ.
‘Cuộc ngừng bắn’
Cái gọi là cộng đồng quốc tế đang yêu cầu Israel đồng ý một cuộc “ngừng bắn.” Nhưng đã có một lệnh ngừng bắn trước ngày 07/10 rồi đấy thôi. Hamas đã phá vỡ lệnh ngừng bắn này bằng cách tàn sát 1,200 người Do Thái và bắt đi hơn 250 con tin.
Hamas đã vi phạm khoảng hòa bình đó vì cho rằng họ có thể giành được lợi thế chiến lược trước Israel bằng cách tàn sát người Do Thái.
Giờ đây, Hamas lại yêu cầu một lệnh ngừng bắn khác vì họ cho rằng họ không thể sát hại thêm người Do Thái không vũ trang nữa. Thay vào đó, giờ đây họ lo sợ rằng Israel sẽ tiêu diệt Hamas theo cách mà Hamas tìm kiếm tiêu diệt Israel nhưng đã không làm được.
Hamas có kêu gọi ngừng bắn sau khi tàn sát 500 người Do Thái đầu tiên vào ngày 07/10 không?
‘Tháng Ramadan’
Tổng thống Joe Biden cho rằng ngày lễ tôn giáo Ramadan của người Hồi Giáo đòi hỏi Israel phải đồng ý ngừng bắn.
Nhưng Hamas hay bất kỳ quân đội Arab nào khác, có bao giờ tôn trọng những ngày lễ tôn giáo của người Do Thái hay thậm chí của chính họ hay không?
Vụ thảm sát ngày 07/10 được chọn đúng thời điểm để khiến người Israel không hề hay biết trong khi đang kỷ niệm các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái như Simchat Torah, Shemini Torah, và Shemini Atzeret vào ngày Shabbat (thứ Bảy).
Hơn nữa, cuộc tấn công bất ngờ của Hamas được cố tình tính chọn đúng lúc để kỷ niệm cuộc tấn công hèn hạ trước đó của người Arab vào Israel khoảng 50 năm trước.
Vào ngày 06/10/1973, người Israel là mục tiêu của một cuộc tấn công bất ngờ khi đang kỷ niệm ngày lễ tôn giáo Yom Kippur. Quân đội Arab cũng cho rằng họ sẽ đạt được bất ngờ lớn hơn khi tấn công trong ngày lễ tôn giáo Ramadan của chính họ.
Vì vậy, quân đội Arab đã nhân cơ hội tấn công ngay cả trong những ngày lễ của người Do Thái và những ngày lễ Hồi Giáo của chính họ. Người Ai Cập và người Syria vẫn tự hào về cuộc tấn công bất ngờ năm 1973 của mình vào Israel với tên gọi “Chiến tranh Ramadan.”
Chỉ có người phương Tây, chứ không phải người Arab, mới tin rằng không nên có chiến tranh trong tháng Ramadan.
‘Thương vong dân sự’
Israel mạo hiểm mạng sống của binh sĩ để tránh thương vong cho thường dân. Còn Hamas mạo hiểm mạng sống của thường dân để tránh thương vong những kẻ khủng bố. Israel coi đó là một thất bại, còn Hamas coi đó là lợi thế toàn cầu khi số thường dân thiệt mạng nhiều hơn số binh sĩ của mình.
‘Viện trợ ngoại quốc’
Chính phủ ông Biden đe dọa sẽ cắt hoặc chậm trễ viện trợ cho Israel nếu nước này tiếp tục trả đũa Hamas mặc dù Hamas đã khơi mào cuộc chiến này. Vì vậy sau vụ thảm sát của Hamas vào ngày 07/10, chính phủ [ông Biden] hứa sẽ cung cấp viện trợ cho Gaza nhiều hơn so với trước khi xảy ra cuộc tấn công của Hamas.
‘Tù nhân’
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế ủng hộ Hamas biết rằng làm tù nhân của Israel sẽ an toàn hơn là làm tù nhân của Hamas. Họ biết rằng, khi bị giam giữ, phụ nữ sẽ không bị người Israel cưỡng gian, nhưng sẽ bị Hamas hãm hiếp. Và những người không có vũ khí có thể bị cắt xẻo và thủ trảm bởi Hamas, chứ không phải bởi người Israel.
Liệu cộng đồng quốc tế có thể buộc tội Israel nhiều hơn Hamas hay không về những tội ác chiến tranh bởi vì nhà nước Do Thái tìm cách tránh cho thường dân bị thương vong, điều mà Hamas lại cho là hữu ích?
Yến Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét