Một người đàn ông đến từ Delaware đang thụ án ba năm tù vì diễn hành qua các hội trường của Quốc hội vào ngày 06/01/2021 đã được phóng thích sớm nhờ việc Tối cao Pháp viện quyết định xem xét lại cách sử dụng mới lạ của chính phủ Tổng thống Biden đối với một luật chống giả mạo bằng chứng để kết án hàng trăm tù nhân ngày 06/01 về tội cản trở thủ tục của Quốc hội.
Ông Kevin Seefried, một trong những người đầu tiên tiến vào Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 06/01, đã bị kết án bốn khinh tội và một trọng tội cản trở [thủ tục của Quốc hội] hồi tháng 06/2022 sau một phiên tòa do Thẩm phán Trevor McFadden của Tòa Địa hạt Liên bang Khu vực Thủ đô Hoa Thịnh Đốn xét xử.
Vào ngày 09/02/2023, Thẩm phán McFadden đã kết án ông Seefried 36 tháng tù và một năm được thả có giám sát.
Ông Seefried, người đã bị giam giữ kể từ ngày 31/05/2023, đã nhiều lần kháng cáo tội danh và bản án của mình.
Sau một hành trình pháp lý phức tạp gắn liền với số phận của một vụ kiện ngày 06/01 khác được đưa ra trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, Thẩm phán McFadden đã ban hành một lệnh hôm 26/03, chấp thuận kiến nghị phóng thích ông Seefried để chờ phán quyết [của Tối cao Pháp viện] về một vụ kháng cáo — nhưng không phải là ngay lập tức.
“Cục Nhà tù được lệnh phải thả ông Seefried một năm sau ngày ông trình diện trước tòa,” thẩm phán McFadden đã viết trong bản ghi nhớ và lệnh, có nghĩa là ông Seefried sẽ ở tù cho đến ngày 31/05.
Thẩm phán cũng ra lệnh cho cả hai bên nộp một báo cáo tình trạng chung, không muộn hơn 14 ngày sau khi Tối cao Pháp viện công bố ý kiến trong vụ Fischer kiện Hoa Kỳ, mà các chuyên gia cho biết có thể làm suy yếu lập luận của các công tố viên trong hàng trăm cuộc truy tố ngày 06/01.
Tối cao Pháp viện tạo cơ hội cho việc phóng thích sớm
Vào tháng 12/2023, Tối cao Pháp viện đã quyết định họ sẽ thụ lý đơn kháng cáo của bị cáo ngày 06/01 Joseph W. Fisher về cách sử dụng mới lạ của chính phủ Tổng thống Biden đối với một luật chống giả mạo bằng chứng để kết án hàng trăm tù nhân ngày 06/01 tội cản trở thủ tục của Quốc hội trong vụ xâm phạm Tòa nhà Quốc hội vào ngày 06/01/2021.
Cáo buộc cản trở Quốc hội — trong đó có một bản án lên tới 20 năm tù — là trọng tội bị cáo buộc rộng rãi nhất trong các vụ án ngày 06/01, trong đó có vụ truy tố ông Seefried.
Mục 1512 (c)(2) là một điều khoản về chống giả mạo bằng chứng trong Đạo luật Sarbanes–Oxley, mà các chuyên gia cho biết đã được tạo ra phần lớn nhằm mục đích kiềm chế hành vi sai trái tại Wall Street. Tuy nhiên, hiện tại luật này đang được Bộ Tư pháp (DOJ) sử dụng để tiến hành truy tố các vụ kiện ngày 06/01, gây ra những tranh cãi và thách thức pháp lý.
Nếu thách thức này thành công, thì phán quyết của Tối cao Pháp viện có thể có hậu quả sâu rộng, có thể lật ngược các bản án trọng tội đối với nhiều bị cáo ngày 06/01 và xóa bỏ một số cáo buộc chống lại cựu Tổng thống Donald Trump, người cũng đã bị buộc tội theo cách tương tự.
Kể từ khi Tối cao Pháp viện đồng ý thụ lý kháng cáo của ông Fischer hồi tháng 12/2023, một số bị cáo ngày 06/01, bao gồm cả ông Seefried, đã yêu cầu các thẩm phán tạm dừng các phiên tòa, thủ tục tuyên án, hoặc phóng thích để chờ quyết định trong vụ kháng cáo này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét