Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

5 Vấn Đề Sức Khỏe Đáng Lưu Tâm



5 VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ĐÁNG LƯU TÂM
Sưu tầm

Mỗi khi đói là cảm thấy bồn chồn, đánh tɾống ngực, tɑy ɾᴜn ɾẩy là biểᴜ hiện củɑ 5 vấn đề sức khỏe đáng lưᴜ tâm.

Nhiều người gặp phải tình trạng lúc đói sẽ cảm thấy đánh trống ngực, chóng mặt, tay bị run hay tê. Đừng chủ quan bởi đó là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe.

Nếu chúng ta không bổ sung năng lượng kịp thời, thì cơ thể sẽ gặp tình trạng đói. Phản ứng đói là hiện tượng tự nhiên, bình thường, phản ánh cơ thể đã đến lúc phải nạp thêm thức ăn.

Có những trường hợp, nhiều người bị đói nhưng lại kèm theo một số vấn đề khác như: đánh trống ngực, cảm giác bồn chồn, chóng mặt hay tay bị run, tê. Đây có thể là triệu chứng báo hiệu 5 vấn đề sức khỏe sau.

1.- Hạ đường huyết

Nếu bị đói mà đi kèm những biểu hiện kể trên, khả năng cao lượng đường trong máu bị suy giảm. Khi đó, chúng ta thiếu hụt glucose – nguồn năng lượng chính, quan trọng của cơ thể.

Hạ đường huyết có các biểu hiện đặc trưng là chóng mặt, tay run rẩy, tim đập loạn nhịp, mệt mỏi… Lúc này, chúng ta cần phải xử trí nhanh chóng, kịp thời để tránh biến chứng nặng nề hơn như: ăn viên kẹo ngọt, một cái bánh hay trái cây. Tình trạng hạ đường huyết xảy ra thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất.

2.- Bệnh cường giáp

Khi đói mà cảm thấy bồn chồn, tim đập loạn, tay run thì một trong các khả năng có thể xảy ra là vấn đề về tuyến giáp: Bệnh cường giáp. Bệnh cường giáp là một loại bệnh tương đối phổ biến. Bệnh nhân bởi vì chức năng tuyến giáp bị ảnh hưởng mà dẫn đến hormone tuyến giáp bài tiết quá mức.

Biểu hiện thường gặp là hưng phấn thần kinh giao cảm, tốc độ trao đổi chất tăng nhanh. Từ đó hay xuất hiện hiện tượng đói, kèm theo biểu hiện bồn chồn, đánh trống ngực, run tay. Chỉ khi điều trị được bệnh tuyến giáp này, tình trạng run tay, bồn chồn đánh trống ngực khi đói mới được cải thiện.

3.- Bệnh dạ dày

Nhiều người quá bận rộn trong cuộc sống hàng ngày, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn uống không điều độ khiến cho nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày tăng cao. Nếu bệnh về dạ dày không được điều trị đúng lúc, nó sẽ khiến dạ dày tiết quá nhiều axit.

Đồng thời, chức năng dạ dày không ổn định, thức ăn được đưa vào tiêu hóa kém, không kịp thời. Điều này dẫn đến hiện tượng khi đói, tay sẽ bị run rẩy. Vấn đề này xảy ra thường xuyên thì chúng ta cần phải đi khám ngay. Nếu không tình trạng này diễn biến trong một thời gian dài, dễ gây viêm dạ dày, loét dạ dày rất nguy hiểm.

4.- Bệnh tiểu đường

Cảm thấy bồn chồn, run rẩy khi đói là hiện tượng không bình thường, có thể bệnh tiểu đường đang ảnh hưởng đến bạn. Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, chỉ lượng đường trong máu của bệnh nhân quá cao.

Nếu lượng đường trong máu tiếp tục tăng sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa đường, đường không được sử dụng kịp thời, cơ thể sẽ nhanh bị đói. Hơn nữa, hiện tượng đói còn đi kèm vấn đề về tay bị run rẩy, tim đập nhanh loạn nhịp, cảm giác hoảng loạn, bồn chồn.

5.- Bệnh tim mạch

Hiện tượng tay run, cảm giác tim đập loạn khi đói có khả năng là biểu hiện của bệnh tim. Tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất, cung cấp năng lượng duy trì sự lưu thông bình thường trong cơ thể. Dưới tác động của bệnh tim, cơ thể sẽ bị thiếu máu và oxy, gây nên tình trạng cảm thấy hoảng loạn, bồn chồn, run tay lúc đói.

5 sɑi lầm khi đi bộ ɑi cũng mắc ρhải hàng ngày, không sửɑ sớm thì chưɑ khỏe lên đã thấy “rước” thêm bệnh vào người.

Không ai phủ nhận được lợi ích của việc đi bộ, tuy nhiên một số sai lầm dưới đây có thể khiến phương pháp tập luyện này hại nhiều hơn lợi. Đi bộ luôn được coi là hình thức tập thể dục an toàn nhất cho mọi nhóm tuổi, kể cả phụ nữ có thai hay người già. Bạn có thể đốt cháy 50 calo cho mỗi km đi bộ, vừa làm giảm huyết áp và kiểm soát lượng đường trong máu. Nhờ vậy mà não bộ dần mạnh mẽ hơn, xương linh hoạt hơn và cân nặng giảm đi trông thấy.

Dù tốt là vậy nhưng thực tế, cũng giống như những môn thể thao khác, đi bộ cũng có một vài quy chuẩn nhất định. Bởi nếu làm sai thì không những gây hại cho sức khỏe mà còn làm bạn chẳng giảm được ký nào, thậm chí là gây nhiều chấn thương nghiêm trọng:

1. Đi bộ bên lề đường

Nghe qua có lẽ ai cũng nghĩ tại sao đi bộ bên lề đường hay vỉa hè lại là sai lầm được? Nhưng thực tế, khi đi bộ thì phổi chúng ta sẽ giãn ra và tăng dung tích lên để hít vào nhiều oxy hơn. Nếu hay đi bên vỉa hè ngoài đường, bạn sẽ vô tình hít vào quá nhiều bụi bẩn và khí độc hại hơn bình thường. Từ đó làm các chất này xâm nhập vào mạch máu và hình thành mảng bám xấu.

Hãy chọn đi bộ ở công viên hay nơi vắng xe cộ để giảm thiểu tác hại của bụi chị em nhé.

Vậy nên nếu bạn quyết định đi bộ thể dục, hãy lựa chọn những nơi sạch sẽ và thoáng đãng nhất. Chẳng hạn như một công viên với nhiều cây xanh bóng mát hay một nơi ít xe qua lại đều ổn.

2. Sải chân quá dài

Nhiều người tin rằng khi đi bộ, sải chân càng dài chừng nào thì tốc độ lại càng nhanh chừng đó, khiến việc luyện tập đốt mỡ trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sải chân quá dài sẽ làm bạn mệt mỏi nhanh hơn, dễ gây ra chứng đau cơ quanh xương ống chân hoặc nặng hơn là chấn thương. Bạn hãy đi bộ thật nhịp nhàng, luôn giữ chân đi với mức độ vừa phải và không sải chân quá rộng.

3. Tốc độ đi bộ quá nhanh

Đây là sai lầm thường xảy ra ở những người vừa bắt đầu luyện tập – lúc mà chúng ta thường phấn khích và hứng thú cao độ. Đối với họ, việc đi bộ là hoạt động mới lạ nên thường dốc toàn bộ sức để đi thật nhanh. Hậu quả là vừa không mang lại hiệu quả trong quá trình luyện tập mà còn gây chấn thương, đau cơ, mất nước và mất sức trầm trọng.

Đi bộ quá nhanh chẳng những không giúp khỏe mạnh mà còn khiến bạn “rước” thêm chấn thương.

Vì thế nếu bạn là người thường xuyên đi bộ, hãy bắt đầu với những quãng đường ngắn và từ từ tăng tốc. Có như vậy, bạn mới duy trì được sự dẻo dai và tăng cường sức khỏe được.

4. Nghỉ giữa chừng liên tục

Cứ đi bộ một chút là nghỉ giữa chừng, sau đó đi tiếp rồi lại nghỉ… Đây thật sự cách tập này không hề tốt chút nào nhưng rất nhiều người mắc phải. Nếu cứ nghỉ liên tục khi đi bộ, các cơ bắp và mỡ đang trong quá trình đốt cháy sẽ bị nguội đi, ảnh hưởng đến quá trình tăng cơ tiêu mỡ.

Thói quen này nếu không sửa sớm thì bạn có tập quần quật thế nào cũng vô ích mà thôi. Hãy cố gắng duy trì đi bộ liên tục 6000 bước liên tục, 2 bước mỗi giây rồi mới nghỉ để đạt hiệu suất tối đa. Nếu cảm thấy mệt quá, hãy giảm số bước lại rồi tăng dần lên cho đến khi cơ thể quen với cường độ cao hơn.

5. Cúi gằm mặt khi đi bộ

Một số bạn trẻ hiện giờ hay có thói quen dù đi bộ nhưng mặt vẫn cúi gằm xuống để bấm điện thoại. Cần phải hiểu rằng, tư thế này không chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng tim phổi. Nếu không sửa đổi sớm, dần dần bạn sẽ rơi vào trạng thái thiếu oxy và chóng mặt liên tục.

Tư thế tốt nhất khi đi bộ chính là ngẩng thẳng đầu và ưỡn ngực ra. Chỉ bằng cách này, bạn có thể thúc đẩy 13 nhóm cơ lớn trong người vận động cùng một lúc. Nhờ vậy mà thể lực và hệ miễn dịch đều được tăng cường.

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét