65 NĂM SAU ĐÔI BẠN NỮ SINH DUY TÂN MỚI TÌM ĐƯỢC
NHAU.
Nhanh Cao
Năm nào vào dịp
gần tết tôi cũng về VN vài tháng thăm quê và gia đình.
Một thân mà tới "ba":
- Phú Yên, nơi sinh ra và "lớn nổi thành người".
- Sài Gòn, đất lành chim đậu, cầu thực nhận thêm quê.
- Phan Rang, mỏi cánh đường bay va phải Tháp Chăm Ninh Thuận nên nhận quê
hương thứ hai.
Cô Dương thị Hòa
và thầy Dương đình Đống ở Sài gòn, gần nhà tôi.
Cô Hòa biết tôi thường về Phan Rang, mỗi lần đi cô hay nhờ tôi cố tìm lại người
bạn học năm xưa thời trung học 1957 cùng lớp, năm đầu Phan Rang có trường
trung học công lập.
Cô giáo Hòa của chúng tôi nay độ tuổi 85 còn minh mẫn, cô nhớ từng đứa học
trò xưa và những kỉ niệm Tuy Hòa suốt những năm tháng cô chuyển về dạy đến
sau năm 75.
Lần này về Phan Rang, luôn tiện lánh dịch covid, lưu lại thời gian lâu, cô điện
nhắc lại và bảo tôi cố gắng tìm giúp...
Không phải vì tôi lười, mà nghĩ rằng với thời gian 65 năm "vật đổi sao dời,
bóng chim tăm cá" biết lần mò từ đâu ra đầu mối để tìm.
Để cho chắc nhớ, cô bảo tôi ghi rõ tên họ địa chỉ nhà cô bạn thời đó:
"Bạn cô tên: Nguyễn thị Phi Yến, nhà thời ấy ở số 57 gần cổng chợ chính
thị xã Phan Rang, ba cô Yến người Ấn Độ mẹ Việt Nam." Năm ấy hai cô học
năm đầu trung học có lẽ đệ thất.
Tôi cầm tờ giấy
ghi đọc đi đọc lại nhiều lần rồi thử nghĩ xem trong số bạn học của bà xã, hỏi
thăm có vị cô thầy nào còn sống để tìm đến lần mối thử. Mấy cô bạn bà xã toàn
học trường tư nên chịu thua.
Cách đầu tuần tôi sẽ đến văn phòng trường Duy Tân hỏi thăm và hy vọng sẽ tìm
ra từ trong tư liệu truyền thống của trường.
Buổi trưa nằm suy nghĩ, chợt nhớ ra có cô bạn của bà xã là Mỹ Nguyên, trước
75 học Duy Tân, cùng xóm, cũng là bạn viết lách chút chút trên fb, giờ cô ta
đang ở Mỹ.
Sau khi nghe tôi trình bày, cô cũng chịu thua luôn có lẽ vì cũng nghĩ như tôi
là thời gian quá lâu, cô bày cách cho tôi đăng lên fb nhờ tìm.
Tính cảm ơn và tắt máy, chợt cô hỏi vặn lại tôi, tên họ cô ấy là gì, cô tính
hỏi cầu may một vài người bạn của cô ta.
"Nguyễn thị Phi Yến lai Ấn Độ" là cô dạy nữ công tụi em rồi anh
Nhanh, giọng cô mừng quá vọng lại nhiều lần trên máy.
Liền sau đó Mỹ Nguyên điện thoại cho người bạn của cô ta đến nhà bà nhạc tui ở
Mỹ Đức, Tháp Chàm chở tôi đến nhà cô Nguyễn thị Phi Yến ngay buổi chiều hôm
đó.
Đi sâu vào bên
trong đường chính đến mấy con hẻm lòng vòng mới đến căn nhà của cô đang ở. Bên
ngoài vách cổng nhà chật hẹp thấy chất thêm mấy bao cát chắn nước khi mưa
tràn vào.
Cô cũng giống hoàn cảnh cô Hòa, không chồng phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ mất
cô nuôi một đứa con nuôi, giờ thì đã có chồng ở nước ngoài. Cô ở một mình với
đồng lương hưu thời ấy đến giờ chưa tròn ba triệu.
Tôi và người bạn Hào (bạn học của Mỹ Nguyên), mừng vui pha lẫn nỗi buồn sâu sắc
rưng rưng khi nhìn thấy hai người bạn học trò, tóc bạc run run giọng qua đôi
kính lão chuyện trò tâm sự với nhau, giống như đôi chị em ruột từ khi xa mẹ đến
giờ gặp lại.
Điện thoại di động của tôi gọi cho cô Hòa qua messenger, bật chế độ trực tuyến
video đã đến lúc hết pin mà trông hai cô còn luyến tiếc chưa muốn rời màn
hình.
Tôi hứa với cô Hòa lần về Phan Rang sau kỳ dịch covid này, gia đình tôi sẽ
đưa cô ra Phan Rang để gặp lại cô Yến và các bạn cùng lớp với cô thời ấy.
Câu chuyên tìm lại bạn học sau 65 năm của cô giáo Dương thị Hòa của chúng ta
để rồi chúng ta suy gẫm...
Nghĩ lại thế hệ tôi và cùng các bạn, chúng ta làm sao quên được những người bạn
học thân thương của chúng ta, suốt một thời đầy ắp kỷ niệm dưới mái trường
thân yêu phải không các bạn?
Càng tuổi về già nếu chúng ta không được tìm gặp lại những người bạn học, bạn
lính cũ năm xưa sẽ thấy mất mát và trống vắng lắm các bạn ạ!
Nhanh Cao - Phan Rang - Gần cuối thu
22-8-20.
|
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020
65 Năm Sau Đôi Bạn Nữ Sinh Duy Tân Mới Tìm Được Nhau
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét