Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Trực Thăng Đầu Tiên Bay Trên Sao Hỏa


Mỹ- Máy bay trực thăng rất nhẹ Ingenuity sẽ cất cánh trên bề mặt sao Hỏa vào mùa xuân năm 2021 sau hành trình 7 tháng trong vũ trụ. 

TRỰC THĂNG ĐẦU TIÊN BAY TRÊN SAO HỎA
An Khang


Khi robot tự hành Perseverance của NASA phóng vào cuối tháng 7/2020, một thiết bị thử nghiệm mang tên Ingenuity sẽ được gắn an toàn bên dưới robot này trong hành trình kéo dài 7 tháng. Ingenuity sẽ là trực thăng đầu tiên bay trên hành tinh khác.

Dù quá trình phát triển robot tự hành bắt đầu cách đây 10 năm, các kỹ sư ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA tại Pasadena bắt đầu thiết kế máy bay rất nhẹ có thể bay trên sao Hỏa vào năm 2014. Quá trình thử nghiệm hàng loạt mô hình kéo dài tới tháng 1/2019, khi thiết kế vượt qua thử nghiệm cuối cùng.

Ingenuity có thiết kế rất nhẹ, chỉ nặng 1,8 kg và lắp 4 cánh bằng sợi carbon, pin mặt trời và bộ pin. Các cánh nằm giữa hai động cơ rotor quay theo hướng ngược nhau. 

Rotor của Ingenuity quay nhanh hơn phần lớn trực thăng trên Trái Đất. Sao Hỏa có khí quyển cực mỏng, do đó thiết kế của Ingenuity phải nhẹ, đồng thời tranh bị rotor lớn và quay nhanh để có thể cất cánh.. 

Chiếc trực thăng không mang theo bất kỳ thiết bị khoa học nào bởi bản thân nó là một thí nghiệm để thể hiện công nghệ. Ingenuity sẽ tiến hành 3 chuyến bay trên sao Hỏa.

Dù Ingenuity đã trải qua nhiều thử nghiệm trên Trái Đất mô phỏng điều kiện sao Hỏa, các nhà thiết kế phải chờ tới khi Ingenuity tiếp đất cùng với robot Perseverance để biết chiếc máy bay có thể chịu nhiệt độ lạnh tới -90 độ C vào ban đêm hay không. Ingenuity sẽ bay tự động dựa theo những chỉ thị lập trình sẵn thay vì chỉ thị theo thời gian thực do độ trễ khi truyền dữ liệu giữa sao Hỏa và Trái Đất.

Chuyến bay đầu tiên của Ingenuity và thử nghiệm hạ cánh dự kiến diễn ra vào mùa xuân năm 2021. Nhưng đầu tiên, chiếc máy bay phải vượt qua buổi phóng tại Cape Canaveral vào cuối tháng này, hành trình bay qua không gian tới sao Hỏa và tiếp đất trên hành tinh. 


 Robot tự hành Perseverance và trực thăng Ingenuity. Ảnh: NASA.

Sau đó, Ingenuity sẽ tách khỏi bụng robot và dựa theo lập trình để ra quyết định thích hợp nhất trong việc giữ ấm vào ban đêm và sạc năng lượng qua pin mặt trời.

Chuyến bay đầu tiên của Ingenuity sẽ diễn ra trong tầm quan sát của Perseverance. Camera của robot sẽ theo dõi chuyến bay.

Perseverance có thể ghi hình trực thăng trong lúc Ingenuity bay cách đó khoảng 50 - 100 m. 

Việc trực thăng có thể quan sát robot hay không phụ thuộc vào hướng và độ cao của nó, Matt Wallace, phó giám đốc quản lý dự án Perseverance tại JPL, cho biết.

Dựa theo kinh nghiệm, các kỹ sư có thể tiến hành thêm tối đa 4 chuyến bay thử nghiệm khác trong vòng 31 ngày. Nếu màn thể hiện công nghệ của Ingenuity thành công, thí nghiệm có thể mở đường cho máy bay tiên tiến hơn trong các nhiệm vụ tương lai tới sao Hỏa, cả tự hành và có người lái, theo NASA.

Nữ sinh trung học ở  tiểu bang  Alabama đã giành được vinh dự đặt tên cho trực thăng đầu tiên của Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) sẽ  đến sao Hỏa trong mùa hè năm 2020.

Ingenuity (tức khéo léo), cái tên do nữ sinh Vaneeza Rupani của trường trung học hạt Tuscaloosa đề xuất, đã được chọn để đặt cho trực thăng trọng lượng 1,8 kg, chạy bằng năng lượng mặt trời, đang chuẩn bị cho sứ mệnh đầu tiên trên bề mặt hành tinh đỏ.

Rupani là một trong 28.000 học sinh trung học trên cả nước Mỹ tham gia chương trình “Name the Rover”, kèm theo bài luận trình bày ý nghĩa của cái tên đó, do NASA tổ chức , theo trang India West hôm 1.5. 

Trực thăng Ingenuity sẽ là bạn đồng hành của tàu dọ thám bề mặt sao Hỏa Perseverance ( tên Perseverance cũng được chọn từ một học sinh ở tiểu bang Virginia).

Trực thăng được đặt tên Ingenuity NSSA

Tiến sĩ Jim Bridenstine, người đứng đầu NASA , đánh giá cái tên Ingenuity “gói gọn toàn bộ những giá trị mà trực thăng của chúng tôi sẽ thể hiện”. Thượng nghị sĩ tiểu bang Alabama, Richard Shelby cũng gửi lời chúc mừng nữ sinh lớp 11 vì vinh dự này.

Trả lời hãng tin AFP , nữ sinh Rupani chia sẻ cảm giác thật tuyệt vời khi trở thành một phần của những chuyến du hành thám hiểm vũ trụ của Mỹ. 

Trước khi con người có thể đặt chân lên sao Hỏa thì Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA) dự kiến sẽ cho một máy bay trực thăng "lượn lờ" trên bề mặt hành tinh đỏ.

Nếu mọi việc tiến triển như kế hoạch, chiếc trực thăng  sẽ có nhiệm vụ chụp ảnh bề mặt sao Hỏa từ trên không như các vách đá, hang động, miệng núi lửa... mà các thiết bị thăm dò trên bề mặt không thể khám phá. Và ngay cả khi máy bay không thể cất cánh, thì vẫn còn có tàu thăm dò hoạt động thu thập các dữ liệu quan trọng trên bề mặt sao Hỏa.

NASA cho biết, họ hy vọng sứ mệnh của trực thăng bay trên bề mặt hành tinh đỏ thành công sẽ mang về các dữ liệu cần thiết chỉ dẫn địa thế cho con người khi đặt chân lên đó.

Xe tự hành Curiosity của NASA trên sao Hỏa
Được biết, tàu thăm dò sao Hỏa rời bệ phóng vào tháng 7.2020 và nó sẽ đáp tại khu vực Jezero Crater không sớm hơn ngày 18.2.2021. Nếu trực thăng có thể bay lên thì nó sẽ cung cấp một cái nhìn chưa từng được thấy về hành tinh đỏ.

An Khang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét