NẮNG ĐÔNG.
Thu Tuyết
Mặc
dầu đang mùa cách ly vì dịch bệnh, nhưng không làm giảm cái đẹp của nắng
Melbourne giữa đông. Tôi ngắm những con vịt trời rỉa cánh trên mặt nước lăn
tăn sóng gợn để tìm chút bình yên cho tâm hồn giữa những biến động chung
quanh. Thế giới vẫn còn trong nỗi lo chết chóc với cơn dịch bệnh lạ kỳ đến từ
một đất nước đông dân nhất hành tinh này.
Melbourne,
một thành phố từng được xếp loại là thành phố đáng sống nhất thế giới. Vậy mà
bây giờ phải tự cách ly ngay chính trên đất nước của mình, bởi ngày càng có
nhiều hơn những ca bị nhiễm bệnh. Nỗi lo canh cánh trong lòng của người dân
là dường như SAR-CoV-2 luôn đang rình rập trước cửa.
Tôi
nghĩ không nhiều lắm quốc gia trên thế giới có đủ điều kiện và chính sách tốt
để lo cho người dân như nước Úc. Nhân viên y tế phải đến từng nhà gõ cửa mời
cư dân ra làm xét nghiệm. Với tôi, đây là một hình ảnh đẹp vô cùng. Vậy mà có
người còn từ chối việc chăm sóc này! Tôi ví von họ như những đứa con được
nuông chìu quá nên thích làm nũng với bố mẹ!
Hình
ảnh ngược lại, người dân Việt Nam sẽ như thế nào nếu dịch bệnh tràn lan như Mỹ,
Ấn Độ, Brazil... Bình thường thôi, bệnh viện hầu như bị quá tải. Sẽ ra sao nếu
tình trạng lây lan ở cấp độ không còn kiểm soát được? Rất nhiều người dân
nghèo lo chạy ăn từng bữa, lấy điều kiện đâu để giữ gìn và cách ly, chưa nói
khi bị nhiễm bệnh tiền đâu mà chạy chữa?
Sáng
nay tôi đọc một câu chuyện (bút hiệu Tung Đinh) với một hình ảnh rất cảm động,
thấy lòng nhói đau. Trong lúc cả nước Việt Nam đang tìm mọi cách ngăn ngừa sự
lây nhiễm thì một cô bé 8 tuổi đeo mặt nạ, ngồi góc ngả tư đèn đỏ, bán những
món hàng lặt vặt trong cái rổ nhỏ màu xanh. Một thanh niên chạy Grab (xe hai
bánh), ghé vội vàng móc túi lấy 20.000 đồngVn đưa cô bé và nói: "Chú
không lấy gì đâu. Cầm lấy. Đang dịch bệnh về đi". Rồi phóng xe đi rất
nhanh. Có thể có một cuộc khách gọi khác đang đợi, giá 10.000$ hay 20.000$
thôi!
Chứng
kiến việc này một người đàn ông (có lẽ chính tác giả) ghé vào và hỏi: "Cháu
không sợ dịch bệnh à?". Cô bé trả lời: "Có sợ, nhưng sợ đói hơn chú
ơi". Rồi cô kéo mặt nạ ra cười hồn nhiên để được chụp hình và nhận khoản
tiền chú ấy tặng.
Đọc
xong câu chuyện mắt tôi cay cay. Cay vì sự hồn nhiên của cô bé ngay khi kề cận
với nguy hiểm, cay vì tấm lòng nhân hậu của người thanh niên lái xe Grap, một
nghĩa cử cao đẹp: "Lá rách đùm lá nát", và một người đi đường đã dừng
lại giữa bộn bề cuộc sống để ghi hình ảnh này và giúp đỡ cô bé. Ước gì những
người từ chối xét nghiệm, những kẻ có hành vi chống đối người thực thi công vụ
và cả những người đã biết mình dương tính với SAR-CoV-2 mà vẫn thản nhiên
"hội nhập" cộng đồng đọc được câu chuyện này thì người dân Úc sẽ
vui mừng biết bao.
Vẫn
biết cơn khủng hoảng rồi cũng sẽ qua, nhưng mỗi ngày tôi nghe và đọc nhiều
tin tức, thấy lòng chùng xuống một nỗi buồn. Tình hình dịch bệnh ngày càng
lan khắp nơi, chưa có dấu hiệu dừng. Người dân vẫn còn chờ đợi Vaccine. Tình
trạng lạm phát và thất nghiệp gia tăng... Đây là thời kỳ kinh tế suy yếu nhất
trong vòng 90 năm qua, kể từ sau thế chiến thứ 2, và khả năng hồi phục không
phải trong một sớm chiều.
Quay
lại nguồn gốc của dịch bệnh, tôi gọi là "dịch cấp tính"; bởi chúng
ta hy vọng sẽ chấm dứt trong một thời gian không lâu nữa; nhưng những "dịch
bệnh mãn tính" khác như ung thư, thì không giới hạn thời gian. Virus Vũ
Hán đã quá rõ ràng, nhưng những hoá chất độc hại mà "họ" góp phần tạo
ra mầm bệnh ung thư vẫn còn đang tiếp diễn vào môi trường người dân đang sống,
đặc biệt những nước láng giềng.
Chưa
có thống kê nào cho kết quả cụ thể của những ảnh hưởng độc hại ấy, nhưng một minh
chứng cho thấy những láng giềng của Trung Quốc ngày mỗi tăng "dịch bệnh
ung thư". Ví dụ, Việt Nam có hơn 300.000 người đang phải giành lấy sự sống
từng ngày bởi căn bệnh quái ác này. Mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới,
115.000 bệnh nhân chết (Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu thống kê năm 2018). Cho
đến hôm nay con số ấy còn cao hơn nữa. Đây là nỗi lo không chỉ của riêng ai
khi nghĩ đến quê hương mình.
Những
ngày yên bình đã là quá khứ. Sẽ phải lâu lắm chúng ta được quay lại những
tháng ngày êm ả trước kia. Những tháng ngày mà guồng máy kinh tế của đất nước
phát triển đều đặn. Những tháng ngày bận rộn nhưng hạnh phúc, mệt nhoài nhưng
luôn ẩn hiện nụ cười vì những thành quả đạt được. Những tháng ngày gặp gỡ người
thân bạn bè ăn uống hát ca... vào những tối cuối tuần và những đêm văn nghệ
cây nhà lá vườn của anh chị em yêu âm nhạc. Bây giờ chỉ còn nhìn nhau qua các
mạng xã hội.
Giao
tiếp là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống; nhưng đã nhiều tháng qua, rất nhiều
người trong chúng ta phải tìm vui qua Facebook, Twitter... để biết ai còn và
ai đã ra đi; để ý thức được rằng cuộc sống là phù du nên hãy cho nhau tình
yêu khi còn chưa muộn.
Ngoài
kia nắng giữa đông vẫn vàng tươi tưới xuống nhân gian, mặt sông vẫn lăn tăn
sóng gợn, cây cỏ vẫn chuyển mình theo từng cơn gió. Mong rằng một ngày không
xa, chúng ta sẽ trở lại cuộc sống bình thường, điều mà trước đây ta chưa thấy
quí cho đến khi nó mất đi. Đó là chuyện bình thường như những bình thường
chung quanh ta mỗi sáng tối.
Thu Tuyết - Melbourne,
2/8/2020
|
Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020
Nắng Đông
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét