Thủ tướng Olaf Scholz (T) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay trong cuộc gặp vào ngày 14/3/2022 tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ . (Ảnh Getty Images)
Thổ Nhĩ Kỳ: NGA VÀ UKRAINE GẦN ĐẠT THỎA THUẬN TOÀN DIỆN, NGOẠI TRỪ VẤN ĐỀ LÃNH THỔ
Huyền Anh
Hôm thứ Năm (25/3), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết Kyiv và Moscow đang tiến gần hơn đến việc chấm dứt xung đột vũ trang, với "sự đồng thuận" về các vấn đề như tư cách thành viên NATO của Ukraine và các thỏa thuận an ninh nhưng vẫn còn những bất đồng đáng kể về mặt thỏa hiệp về lãnh thổ.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels (Bỉ), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhấn mạnh, ông sẽ tiếp tục tiến hành thảo luận với những người đồng cấp Nga và Ukraine để có thể tổ chức các cuộc đàm phán hoà bình giữa hai nhà lãnh đạo này.
“Tất cả những nỗ lực của chúng tôi nhằm mục đích tạo ra một bầu không khí hòa bình bằng cách đưa hai nhà lãnh đạo xích lại gần nhau hơn", ông Erdogan nói. “Chúng tôi đang liên hệ chặt chẽ với cả hai quốc gia nhằm chấm dứt chiến tranh ngay lập tức”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (T) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tổ chức một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp vào ngày 03/02/2022 tại Kyiv, Ukraine. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về tình hình xung quanh cuộc xâm lược quân sự của Nga vào Ukraine khi quân đội Nga đổ bộ dọc biên giới Nga-Ukraine. (Ảnh Getty Images)
Là một thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới trên biển với cả Ukraine và Nga tại Biển Đen, đồng thời duy trì quan hệ hữu nghị với cả hai nước láng giềng, do đó đã đã đề nghị làm trung gian hòa giải xung đột.
Ông Erdogan nói: “Chúng tôi lạc quan một cách thận trọng về tiến độ đạt được ở một số điểm nhất định tại các cuộc đàm phán, đồng thời nói thêm rằng “gần như có sự đồng thuận” về các vấn đề như tính trung lập của Ukraine và tư cách thành viên NATO tiềm năng của đất nước, điều mà Moscow phản đối quyết liệt".
Tuy nhiên, ông Erdogan nói thêm rằng hai bên vẫn còn những bất đồng về tình trạng của các tiểu khu ly khai do phe ly khai kiểm soát ở Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine, cũng như Crimea do Nga sáp nhập.
Moscow đã yêu cầu Kyiv công nhận nền độc lập của hai nền cộng hòa tự xưng và thừa nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy gần đây nói rằng ông mong muốn được hội đàm trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong khi từ bỏ ý định gia nhập NATO, ông Zelenskyy vẫn khăng khăng đưa các thỏa hiệp khác, bao gồm các nhượng bộ lãnh thổ ra trưng cầu dân ý.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đến thăm ngày khai trương Viện Hàng không và Vũ trụ Quốc tế MAKS-2019 ở Zhukovsky, ngoại ô Moscow vào ngày 27/8/2019. (Ảnh Getty Images)
Ông Erdogan ca ngợi lời kêu gọi của ông Zelenskyy cho một cuộc trưng cầu dân ý, nói rằng nó phản ánh "sự lãnh đạo khôn ngoan".
Tổng thống Joe Biden cũng tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, đã được hỏi liệu ông có tin rằng Ukraine nên nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đảm bảo hòa bình hay không.
Ông Biden không loại trừ điều đó và nói rằng đó nên là vấn đề của Ukraine.
“Đó là một phán quyết tổng thể dựa trên quan điểm của Ukraine”, ông Biden nói, đồng thời nói thêm rằng ông "không tin rằng họ sẽ phải làm điều đó".
Trên đường trở về Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Năm, ông Erdogan nói với các phóng viên trên máy bay rằng ông có kế hoạch sớm gọi cho ông Putin và thúc giục ông “trở thành kiến trúc sư của các động thái vì hòa bình” và tìm “lối thoát danh dự” khỏi chiến tranh, theo phương tiện truyền thông Turkish .
Ông Zelenskyy cho biết trong một video hôm thứ Sáu rằng, Ukraine "phải hướng tới hòa bình".
Phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin đã đưa ra nhận xét vào tuần trước trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al-Jazeera.
Ông Kalin nói với tờ báo rằng, Nga và Ukraine đang tiến gần hơn về 4 vấn đề chính: Nga yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, giải trừ quân bị, bảo vệ ngôn ngữ Nga ở Ukraine, và những gì Nga gọi là “phi phát xít hoá”. Cùng với việc ông Putin gán cho giới lãnh đạo chính trị ở Kyiv là “tân Quốc xã”, thường được hiểu là yêu cầu các nhà lãnh đạo Ukraine từ bỏ quyền lực.
Ukraine và phương Tây đã bác bỏ các tham chiếu của Nga về “phi phát xít hóa” và “tân Quốc xã” trong giới lãnh đạo được bầu một cách dân chủ của Ukraine là tuyên truyền vô căn cứ, đồng thời tố cáo cuộc xâm lược của Moscow là một cuộc chiến tranh xâm lược phi pháp và phi lý.
Huyền Anh - NTD Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét