Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

Sự Kết Thúc Của Chiến Tranh Ukraina Và Sự Tàn Phá Trên Toàn Thế Giới

 

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Pixabay).

Tạ Điền: SỰ KẾT THÚC CHIẾN TRANH UKRAINA VÀ SỰ TÀN PHÁ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI 
An Liên

Cuộc chiến Nga-Ukraina sẽ kết thúc như thế nào? Đó là câu hỏi của không ít người. Giáo sư Tạ Điền đến từ Học viện Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ đã đưa ra những nhận định của mình về kết quả của cuộc chiến này.

Vẫn còn một số điều chưa chắc chắn về việc cuộc chiến ở Ukraina sẽ kết thúc như thế nào, nhưng xu hướng chung dường như đã được định sẵn. Giáo sư Tạ Điền, tác giả bài viết dự đoán vào ngày 10/2 rằng, một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được vào khoảng cuối tháng 3, khoảng một tháng sau cuộc chiến; và nó có thể bị trì hoãn chậm nhất là hai tháng nữa, nhưng sẽ không kéo dài cho đến cuối tháng 4. Ông Oleksiy Arestovich, cố vấn của Tổng thống Ukraina, hôm 14/2 cũng đưa ra suy đoán rằng cuộc chiến Nga-Ukraina có thể kết thúc muộn nhất vào đầu tháng 5. Nhưng ngay cả khi cuộc chiến này kết thúc, cuộc chiến vẫn để lại cho thế giới những gia đình tan nát và trái tim tan vỡ, cũng như mối quan hệ con người và quốc gia bị rạn nứt, cộng với sự tàn phá của mảnh đất màu mỡ Ukraina.

Những người thiện tâm khi nhìn thấy cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina đã thể hiện sự phẫn nộ và lên án những kẻ xâm lược, điều này rất đáng khen ngợi và rất dễ hiểu. Tuy nhiên, sau những thành kiến phiến diện và những chiến dịch tuyên truyền một chiều của giới truyền thông, điều đáng tiếc là họ vẫn chưa thể bình tĩnh và đánh giá lại tình hình, nguyên nhân của cuộc chiến và hướng đi của cuộc chiến theo hướng mới hơn, sâu sắc hơn. Vì những quan điểm khác nhau về sự hiểu biết về cuộc chiến và sự phân tích tình hình, họ bị cuốn vào một sự rạn nứt mới giữa các cá nhân và thậm chí là sự chia rẽ sắc tộc, sự hiểu biết về người dân Trung Quốc và nhận thức về kẻ thù thực sự của thế giớ bị mờ nhạt; hoàn toàn không cần thiết phải biến thành một người điếc trước những mối nguy hiểm thực sự mà thế giới loài người đang phải đối mặt. 

Tại sao tôi cho rằng Ukraina cuối cùng có thể phải thỏa hiệp, ký kết hiệp ước cầu hoà và đạt được một thỏa thuận ngừng bắn? Đó là vì tình hình nghiêm trọng mà Ukraina phải đối mặt, bi kịch của trò chơi cường quốc và vị trí khó nắm bắt của các quốc gia trên thế giới.

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraina, các cuộc tiếp xúc liên tục giữa hai bên, đã diễn ra từ đầu cuộc chiến mà mọi người không hề nhận ra. Ba tuần sau khi bắt đầu cuộc chiến, Điện Kremlin (16/3) cho biết họ đang xem xét đề xuất từ ​​Kiev về việc đưa Ukraina trở thành một quốc gia trung lập với quân đội hạn chế như Áo hoặc Thụy Điển, cho thấy có thể có những tiến triển trong các cuộc đàm phán hòa bình.

Hai bên vừa đánh vừa đàm, Nga tiếp tục duy trì áp lực cao về quân sự, tiếp tục liên kết phía đông và phía nam ở miền nam Ukraina, và xung quanh nhưng không tiến vào Kiev. Về phần mình, Ukraina dù kiên cường chống trả, cho biết họ sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến tranh, nhưng sẽ không “đầu hàng” hoặc chấp nhận “tối hậu thư” từ Nga. Tuy nhiên, Ukraina có thể không có nhiều lựa chọn như nhiều người mong đợi.

Đáng tiếc, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky vẫn không nhận thức được phản ứng đa cực của cộng đồng quốc tế: sự nhiệt tình của dân chúng, sự kích động của giới truyền thông, sự phấn khích của những kẻ buôn bán vũ khí và sự thờ ơ của các chính phủ, và vẫn hy vọng rằng một thỏa thuận hòa bình sẽ bảo vệ đất nước của ông khỏi các mối đe dọa trong tương lai. “Chúng tôi có thể và phải đàm phán một nền hòa bình hợp pháp nhưng đáng kể cho Ukraina – một bảo đảm an ninh thực sự hiệu quả”, ông nói trong một tin nhắn video. Nhà đàm phán và cố vấn tổng thống người Ukraina Mikhailo Podoljak cho biết, Kiev chỉ có thể chấp nhận một mô hình Ukraina với các bảo đảm an ninh có thể thực thi và “trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào Ukraina, các bên ký các cam kết này sẽ không đứng yên như hiện nay, mà sẽ tích cực đứng về phía Ukraina và chính thức cung cấp cho chúng tôi số lượng vũ khí cần thiết ngay lập tức”.

Chính phủ Ukraina đã đặt hy vọng an ninh của đất nước mình vào những “bảo đảm” và “hợp đồng” với các quốc gia khác, sau khi từ bỏ vũ khí hạt nhân và nhận được cam kết của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, nhưng nhận thấy họ không thực hiện cam kết của mình. Ngày nay, khi các nước láng giềng Đông Âu và các nước NATO khoanh tay đứng nhìn và các cường quốc phương Tây không thực hiện những gì họ nói, chính phủ Ukraina vẫn đang ảo tưởng như vậy, và sự kiên trì của người dân Ukraina chỉ có thể được mô tả là đáng buồn.

Ông Zelensky đã có bài phát biểu trước các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ qua video vào ngày 16/3, đề cập đến các sự kiện như Núi Rushmore – Khu Tưởng niệm Quốc gia, Trân Châu Cảng và vụ khủng bố ngày 11/9, kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp nhiều viện trợ quân sự và hỗ trợ nhân đạo cho Ukraina, đồng thời gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga. “Tôi kêu gọi các bạn hãy làm nhiều hơn nữa trong giờ phút đen tối nhất cho đất nước chúng tôi và cho toàn châu Âu”. “Chúng tôi cần các bạn ngay bây giờ”.

Mặc dù các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã dành cho tổng thống Ukraina sự chào đón nồng nhiệt, nhưng đối với yêu cầu của tổng thống Ukraina về việc mong Hoa Kỳ thực hiện vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraina để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga, các thành viên của cả hai đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ đã lịch sự từ chối. Bởi vì họ tin rằng điều đó sẽ khiến Hoa Kỳ đối đầu trực tiếp với Nga về vấn đề Ukraina. Ông Biden cũng từ chối yêu cầu vận chuyển máy bay chiến đấu đến Ukraina của ông Zelensky, mặc dù đã đề nghị hỗ trợ an ninh bổ sung 800 triệu USD. Nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ, khả năng Ukraina phản công toàn diện nhằm vào quân đội Nga gần như bằng không, và một thỏa thuận đàm phán đã trở thành lối thoát duy nhất.

Cuộc chiến Ukraina cho đến nay đã phá hủy ít nhất 100 tỷ USD cơ sở hạ tầng. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng thành tựu kinh tế – xã hội gần 20 năm của Ukraina có thể bị mất nếu xung đột kéo dài, với gần một phần ba dân số sống dưới mức nghèo khổ và 62% khác có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói trong 12 tháng tới. Tờ Financial Times đã phỏng vấn những người tham gia một cuộc hội thảo và lưu ý rằng mặc dù bước tiến của quân đội Nga không nhanh như mong đợi, nhưng hầu hết các quan chức và nhà phân tích phương Tây vẫn tin rằng một chiến thắng toàn diện cho Nga sẽ là kết quả khả dĩ nhất. Các chuyên gia dự đoán sau khi quân đội Nga nắm quyền kiểm soát, chính phủ Nga sẽ thay thế chính phủ của ông Zelensky, và người Ukraina sẽ thành lập một chính phủ lưu vong được phương Tây hậu thuẫn bên ngoài đất nước, và sẽ có một cuộc xung đột kháng chiến kéo dài ở Ukraina.

Mặc dù, kết quả như vậy sẽ khiến những người đồng cảm với phía yếu và căm thù xâm lược cảm thấy buồn, nhưng với tình hình quốc tế hiện nay, Ukraina có thể sẽ phải thỏa hiệp, chấp nhận một cái kết như vậy để đỡ đổ máu hơn. Thế giới của chúng ta, ngay cả khi không có đạn pháo, cũng đã bị tàn phá.

Chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào, và cuộc đàm phán sẽ như thế nào? Lợi ích và thiệt hại giữa Nga và Ukraina có thể khác nhau tuỳ thuộc vào kết quả của trận chiến giành Kiev, nhưng chắc chắn rằng đó phải là sức mạnh quân sự tổng thể của Ukraina, toàn bộ nhiên liệu hạt nhân của các nhà máy điện hạt nhân, Cộng hòa Donetsk, Cộng hòa Luhansk, sự trung lập của Ukraina và tình trạng của Crimea. Một kết quả tồi tệ hơn đối với Ukraina sẽ là mất một phần lãnh thổ phía nam, bao gồm cả căn cứ quân sự-công nghiệp và các cảng, cũng như dải đất nối liền phía nam và phía đông.

Đối với thế giới thời hậu chiến, một số xu hướng thảm khốc đã bắt đầu xuất hiện. Việc phổ biến vũ khí hạt nhân có thể tăng tốc, chạy đua vũ trang trong không gian sẽ gia tăng, dòng người di cư và tị nạn sẽ mang đến những rắc rối mới cho Châu Âu, hệ thống tài chính thế giới có thể rạn nứt, nền kinh tế thế giới có thể bị ảnh hưởng nặng nề, và nhiều cuộc chiến tranh khu vực có thể xảy ra.

Vào thời điểm xảy ra cuộc chiến ở Ukraina, Nhật Bản đã tái nhấn mạnh chủ quyền của mình đối với bốn hòn đảo phía bắc và đưa ra quan điểm mới về chiếc ô hạt nhân của Hoa Kỳ và vũ khí hạt nhân của chính Nhật Bản. Mối đe dọa hạt nhân của ông Putin đã khiến phương Tây răn đe nhưng lại thúc đẩy các nước khác xem xét chiến lược vũ khí hạt nhân của họ.

Cuộc chiến Ukraina là nơi thử nghiệm công nghệ quân sự mới của phương Tây. Tên lửa Stinger thiện chiến, tên lửa Javelin được thử nghiệm, vũ khí chống tăng hạng nhẹ NLAW thế hệ mới của Anh và máy bay không người lái (UAV) Switchblade của Mỹ vừa được giới thiệu đều là kẻ thù của xe tăng, xe bọc thép và máy bay chiến đấu của Nga. Trong chiến tranh Ukraina, chính công nghệ cao của Mỹ đã thực sự phát huy hiệu quả chống lại quân đội Nga, bao gồm vũ khí chống tăng cơ động cá nhân, vũ khí phòng không mang theo cá nhân và trinh sát vũ trụ tối tân, máy bay trinh sát điện tử và máy bay không người lái do thám và tấn công tại chỗ. Các thiết bị quân sự của Nga, được chế tạo sẵn để đối phó với các thiết bị cũ và lạc hậu của Ukraina, không thể đối phó với các thiết bị mới nhất của Mỹ. Các thiết bị khác nhau do quân đội Mỹ cung cấp không vượt ra ngoài phạm vi của vũ khí phòng thủ, quân Nga chỉ biết chết lặng không nói được lời nào.

Tuy nhiên, sức mạnh vũ trụ và vũ khí chiến lược của Nga không hề bị ảnh hưởng, và cuộc khủng hoảng này sẽ khiến ông Putin trân trọng trong việc sử dụng con át chủ bài của mình hơn. Phòng thí nghiệm Nghiên cứu của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ gần đây đã phát hành một video thông báo rằng quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch tăng phạm vi không gian mà họ tuần tra lên hơn một nghìn lần kích thước hiện tại, mở rộng khoảng cách đến tận mặt trăng. Điều này đồng nghĩa với việc cuộc chạy đua vũ trang trong không gian sẽ bước sang một giai đoạn mới.

Kết quả cuối cùng của cuộc chiến này, đối với Ukraina và Nga, “đồng bào” hai dân tộc Slav, một lần nữa dưới con mắt dè chừng của thế giới, lại trở thành thù địch và giết hại lẫn nhau. Nga và Ukraina đều mất cả hai, và sức mạnh cũng như ảnh hưởng của người Slav trên thế giới sẽ bị suy giảm đáng kể. Trên thực tế, cuộc chiến bắt đầu trước khi quân đội Nga xâm lược Ukraina vào ngày 24/2, với các cuộc đụng độ vũ trang giữa lực lượng chính phủ Ukraina và dân quân ở hai vùng đông bắc có đông người dân tộc Nga, ngày càng gay gắt và leo thang nhanh chóng. Cuộc xâm lược của quân đội chính quy Nga đã làm trầm trọng thêm mối quan hệ rạn nứt giữa hai quốc gia. Ukraina đã mất hầu hết sức mạnh quân sự, một số lãnh thổ, cơ hội chung sống hòa bình với những người Ukraina gốc Nga, và khả năng tự quyết định vận mệnh của mình. Nga đã mất đi sức mạnh răn đe, số lượng lớn vũ khí thông thường và cơ hội chung sống hòa bình với con cháu của tổ tiên Kievan Rus, đồng thời cũng bộc lộ những điểm yếu của chính mình.

Kết quả cuối cùng của cuộc chiến này là một sự xấu hổ và mất uy tín sâu sắc đối với Hoa Kỳ và Châu Âu. Hoa Kỳ và Châu Âu có thể mang lại cơ hội kinh doanh và lợi ích to lớn cho những người buôn bán vũ khí của họ nhờ các cuộc triển lãm vũ khí mới, và tiếp thị hiệu quả, nhưng thế giới sẽ thấy rõ ràng hơn rằng những lý tưởng cao cả được các chính trị gia ca tụng trước đây mỏng manh và dễ bị tổn thương như thế nào. Đối mặt với quyền lợi, lương tâm trở nên vô giá trị, và những lời hứa không được thực hiện. Trật tự quốc tế, hòa bình thế giới, các hiệp ước và công ước quốc tế đều có thể tan thành mây khói trong một sớm một chiều. Phương Tây có thể nhận thấy sự suy yếu đáng kể của các lực lượng thông thường của Nga, nhưng phải nhận ra rằng sức mạnh chiến lược của Nga do đó đã trở nên nguy hiểm và đe dọa hơn.

Đối với Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, kết thúc cuối cùng của cuộc chiến này là sự suy yếu của hai nguồn vũ khí của ĐCSTQ. ĐCSTQ sẽ không thể có được công nghệ quân sự và các phương tiện vũ khí từ Ukraina, và họ có nguy cơ phải chịu rủi ro khi các lệnh trừng phạt đối với Nga của cộng đồng quốc tế có thể được mở rộng sang Trung Quốc. Nói cách khác, khả năng đe dọa thế giới của ĐCSTQ, từ sức mạnh quân sự đến sức mạnh kinh tế, từ quyền lực mềm ngoại giao đến ảnh hưởng chính trị, đã bị suy yếu rất nhiều; chế độ ĐCSTQ đang tiến gần đến sự hủy diệt hoàn toàn.

An Liên - DKN.TV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét