Hình 2 -- Chi Phái 1997 bị huỷ quyền sở hữu danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Đổ Toà Thánh Tây Ninh làm thương hiệu riêng, chụp từ trang mạng của US Patent and Trademark Office
Bước 2: Chứng minh Chi Phái 1997 không là Đạo Cao Đài
Chi Phái 1997 bị huỷ thương hiệu vì lý do đơn giản: khai gian bị lộ.
Khi đăng ký thương hiệu, Ông Trần Quang Cảnh khai rằng Chi Phái 1997 là Hội Thánh chính danh và chính thức của Đạo Cao Đài và họ đã sử dụng danh xưng của tôn giáo Cao Đài từ năm 1946.
Trong đơn khiếu nại, Thánh Thất Mountain View chứng minh được rằng Ông Cảnh, người chính thức đại diện Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ, đã khai gian vì Đạo Cao Đài được hình thành năm 1926, nghĩa là 71 năm trước khi đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam dựng lên Chi Phái 1997, và ngay chính Thánh Thất Mountain View cũng đã sử dụng danh xưng chung của toàn đạo trước đó.
Khi Bộ Thương Mại Hoa Kỳ phán quyết huỷ quyền sở hữu thương hiệu thì chính là khẳng định Chi Phái 1997 không phải là Đạo Cao Đài. Điều này giúp cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, nhiều chính quyền Phương Tây, một số cơ quan LHQ và rất nhiều các tổ chức nhân quyền quốc tế nhìn ra sự thật. Các báo cáo của họ sau đó đã gọi chi phái do nhà nước Việt Nam dựng lên năm 1997 là Chi Phái 1997, chứ không lẫn lộn họ với Đạo Cao Đài nữa.
Bước 3: Chứng minh Chi Phái 1997 là tổ chức tội phạm
Bước này được hoàn tất nhờ phán quyết lịch sử của toà án Texas ở Dallas ngày 16 tháng 8, 2023.
Vụ kiện này được dựa trên 2 căn cứ pháp lý liên đới với nhau: (1) hành vi tội phạm chiếu theo luật RICO và (2) hành vi phỉ báng của một người có dấu hiệu à nhân sự của Chi Phái 1997.
Luật RICO, viết tắt của Racketeer Influenced and Corrupt Organizations, được Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành năm 1970. Nôm na, đó là luật chống băng đảng mafia và các đầu đảng tội phạm. Trước khi có luật này, cánh tay pháp lý của Hoa Kỳ không vươn đến được các băng đảng mafia đặt bản doanh ở ngoài Hoa Kỳ. Với luật RICO, nạn nhân của băng đảng mafia có quyền kiện dân sự ngay cả những tổ chức hoạt động ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, miễn là:
1. Có yếu tố cấu kết giữa băng đảng mafia và những phần tử khác 2. Có hành vi tội phạm hình sự được liệt kê trong luật RICO, như gian lận bằng phương tiện bưu chính (mail fraud) hoặc viễn thông (wire fraud), tống tiền, ảnh hưởng hay đe doạ nhân chứng, v.v. 3. Tái diễn hành vi tội phạm từ 2 lần trở lên 4. Gây thiệt hại cho người hoặc tổ chức ở Hoa Kỳ
Trong vụ kiện kể trên, Chi Phái 1997 là băng đảng mafia cấu kết với chính Ông Nguyễn Thành Tám là thủ lãnh của băng đảng, với Ban Đại Diện tại hải ngoại của Chi Phái 1997 do Ông Trần Quang Cảnh làm trưởng ban ở Orange County, và với trang web “Hội Thánh Phục Quyền” được điều hành từ San Jose. Họ đã gian lận bằng phương tiện viễn thông (wire fraud) khi nộp các chứng cứ giả cho Bộ Thương Mại qua email và qua internet. Đây là lần thứ hai băng đảng mafia chiếm dụng hoặc toan tính chiếm dụng danh xưng của Đạo Cao Đài. Lần thứ nhất là năm 2007 khi nhà nước Việt Nam cho họ đổi tên từ một chi phái sang thành Hội Thánh của Đạo Cao Đài. Lần thứ hai là khi Ông Cảnh đăng ký thương hiệu.
Việc khai gian với chính phủ Hoa Kỳ đã gây thiệt hại trực tiếp cho nguyên đơn: tổn phí luật sư để khiếu nại huỷ quyền sở thương hiệu của Chi Phái 1997 là 124,000 USD. Số tiền này được ứng trước từ Quỹ Pháp Lý Cho Công Lý (Legal Justice Fund) của BPSOS và mới được hoàn trả một phần.
Thực ra, băng đảng mafia này còn vi phạm nhiều tội hình sự khác chiếu theo luật RICO nhưng vụ kiện chỉ tập trung vào tội wire fraud vì nó rất hiển nhiên: Chính Bộ Thương Mại Hoa Kỳ xác nhận rằng băng đảng mafia này đã khai gian, dẫn đến quyết định huỷ việc đăng ký thương hiệu.
Kết luận
Chi Phái 1997, để thực hiện Nghị Quyết 36 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã mở văn phòng đại diện ở Hoa Kỳ làm bàn đạp nhằm xâm nhập, khuynh loát và khống chế các tìn đồ và nhiều thánh thất Cao Đải trên nước Mỹ. Họ tưởng đó là khôn ngoan nhưng vô hình trung tự đặt mình vào phạm vi của luật pháp Hoa Kỳ, trong đó có luật RICO.
Một nhóm nhỏ các tín đồ Cao Đài đã thành công trong việc phơi bày bản chất của Chi Phái 1997 chẳng qua là một tổ chức tội phạm theo định nghĩa của luật liên bang Hoa Kỳ. Thành quả này mang nhiều ý nghĩa: - Quốc tế sẽ hiểu rõ thêm bản chất băng đảng tội phạm của Chi Phái 1997.
- Từ nay, mọi người có thể, một cách rất chính đáng, gọi Chi Phái 1997 là tổ chức tội phạm; Ông Nguyễn Thành Tám, giáo chủ của Chi Phái 1997, là thủ lãnh tội phạm; các chức sắc của Chi Phái 1997 ở trong và ngoài Việt Nam là phần tử tội phạm cao cấp; và các cơ sở của họ là hang ổ tội phạm.
- Các nguyên đơn có thể chuyển thông tin và yêu cầu cho cơ quan công lực Hoa Kỳ điều tra hình sự: Điểm lợi hại của luật RICO là cho phép các thông tin thu thập qua vụ kiện dân sự được dùng để điều tra hình sự băng đảng tội phạm và các kẻ đồng loã.
- Các tổ chức nhân quyền có thể yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ chế tài các thủ lãnh và thành viên cao cấp của băng đảng mafia chiếu theo luật hiện hành, và ở các quốc gia khác cũng có biện pháp chế tài tương tự.
- Các tôn giáo khác và cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung hiểu cách theo dõi và trừng phạt kẻ thực hiện Nghị Quyết 36 mà dẫm đạp lên luật pháp quốc gia sở tại.
Trong những bài kế tiếp tôi sẽ trình bày khía cạnh “phỉ báng” của vụ kiện và cách chúng tôi kết “phỉ báng” vào với luật RICO.
Thông tin liên quan:
Chi Phái Cao Đài 1997: hoàn toàn bị khống chế ở hải ngoại https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1628-chi-phai-cao-dai-1997-hoan-toan-bi-khong-che-o-hai-ngoai.html
Bảo vệ thành công danh hiệu đạo, Thông Cáo Báo Chí https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1478-2019-08-12-21-23-06.html
Tài liệu văn khố liên quan Chi Phái 1997 do BPSOS thu thập: https://dvov.org/the-real-cao-dai/ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét