Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2024
Giáng Sinh Đặc Biệt | FULL SHOW | Như Quỳnh, Mạnh Đình, MC Kỳ Duyên (ASI...
Top 10 Christmas Songs with Lyrics 🎄 Merry Christmas 2024 Playlist 🎅
Khám Phá Nhà Thờ Đá Cổ Nổi Tiếng Ở Sapa
Nhà thờ đá cổ do người Pháp xây dựng có kiến trúc mang dấu ấn của kiến trúc Phương Tây, được xây là chủ yếu bằng đá nên có kiến trúc rất lạ và đẹp mắt. Du lịch nơi đây bạn đừng bỏ qua việc khám phá nhà thờ đá cổ nổi tiếng ở Sapa, đây là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng của “thành phố trong sương”.
Nhà thờ cổ đá nằm ở trung tâm thị trấn Sapa, nơi đây diễn ra nhiều lễ hội văn hóa màu sắc của phố núi.
Do được xây dựng từ thời Pháp nên kiến trúc của nhà thờ luôn làm bao người yêu thích và không ngừng khám phá tìm hiểu về nó. Những viên đá theo thời gian vẫn có sức chịu đựng và độ gắn kết rất tuyệt vời.
Nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng và trở thành điểm du lịch tham quan được nhiều người yêu thích mỗi khi có dịp lên Sapa.
Được xây chủ yếu bằng đá hoa cương do người thợ tự chế tác từng viên đá nhỏ tự nhiên lấy trên núi, mái nhà thờ lợp ngói thủ công nên nó mang một vẻ đẹp cổ kính và cuốn hút rất riêng và lạ không hòa lẫn vào công trình kiến trúc nào ở nơi đây.
Khám phá Sapa bạn đừng quên tìm hiểu và khám phá về lịch sử, kiến trúc và vẻ đẹp của nhà thờ đá cổ. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn… đều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát tạo nên điểm cuốn hút và quyến rũ.
Những ô cửa vòm ở nhà thờ cổ đá được trang trí bằng những bức tranh màu sắc mô tả về cuộc đời của đứcchúa làm du khách nào đến đây cũng tò mò .
Không gian bên trong ngôi nhà thờ đá cổ ở Sapa rất trang trọng và linh thiêng thành kính. Không gian yên tĩnh và thành tâm khiến những ai muốn tìm hiểu cũng như yêu thích về đạo giáo cũng thấy lòng nhẹ nhàng và thanh thản…
Du lịch Sapa vào mùa đông du khách đừng bỏ qua nhà thờ đá cổ này. Vào mùa đông nhất là những ngày có tuyết rơi, ngôi nhà thờ đá này lại mang một nét đẹp phong thái rất ” Châu Âu” làm ai lên nơi này cũng tưởng mình đang ở một góc nhỏ nào đó ở thủ đô Paris hoa lệ và lãng mạn.
Nhà thờ đá vào những ngày tuyết rơi nhất là dịp giáng sinh nơi đây thu hút rất nhiều du khách về tham quan, chiêm ngưỡng và chụp ảnh.
Trang Trí Giáng Sinh
Hồn Ma Đêm Giáng Sinh - Câu Chuyện Vượt Qua Lòng Tham Quỷ Dữ
Tất cả chúng ta đều từng gặp những người tham lam, và dường như với họ không bao giờ là đủ, ngay cả khi họ đã có rất nhiều. Một số người trong chúng ta có thể bị ám ảnh trước khao khát có nhiều hơn: nhiều tiền hơn, nhiều thời gian hơn, nhiều tình cảm hơn, nhiều danh tiếng hơn, .v.v.
Đôi khi, thật khó để nhớ ra rằng chúng ta đến thế giới này với tay trắng và cũng sẽ ra đi trắng tay. Có lẽ, cuốn tiểu thuyết “A Christmas Carol” (Hồn ma đêm Giáng Sinh) của nhà văn Charles Dickens và bức tranh minh họa của họa sĩ Arthur Rackham nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc vượt qua lòng tham của chính mình.
Tiểu thuyết ‘Hồn ma đêm Giáng Sinh’ của nhà văn Charles Dickens
Trong tiểu thuyết “Hồn ma đêm Giáng Sinh” của nhà văn Charles Dickens, nhân vật Ebenezer Scrooge nổi tiếng là người sống keo kiệt và bủn xỉn. Thậm chí vào Đêm Vọng của Lễ Giáng Sinh (đêm trước Lễ Giáng Sinh), ông ta không những từ chối chia sẻ của cải của mình cho việc thiện nguyện, mà còn [từ chối chia sẻ] tinh thần của Lễ Giáng Sinh với cháu trai. Thay vào đó, ông ôm giữ trái tim lạnh giá hơn cả mùa đông Giáng Sinh.
Thế nhưng, vào Đêm Vọng của Lễ Giáng Sinh đó, khi ông Scrooge đang ngồi một mình trong căn phòng lạnh lẽo thì hồn ma của người bạn buôn bán với ông là Jacob Marley ghé thăm. Ở thế giới bên kia, ông Marley đang bị trừng phạt vì lòng tham của mình và phải lang thang trên trái đất với những xiềng xích đè nặng trên thân. Ông ta mong muốn giúp ông Scrooge tránh được số phận tương tự, và cho ông ta biết rằng sẽ có ba hồn ma ghé thăm.
Đầu tiên, “Hồn ma của Giáng Sinh Quá khứ” đến thăm ông Scrooge. Hồn ma này nhắc nhở ông về xuất thân khiêm tốn của mình, cho ông thấy quá khứ khi ông còn là một cậu học trò và một người học việc. Hồn ma cũng cho ông thấy hôn ước giữa ông và tình yêu cuộc đời là bà Belle đã kết thúc chỉ vì lòng tham tiền bạc quá lớn của ông. Ông Scrooge cảm thấy hổ thẹn về bản thân.
Tiếp theo, “Hồn ma của Giáng Sinh Hiện tại” đến và đưa ông Scrooge đi khắp London để ông có thể nhìn thấy những người khác đang đón Lễ Giáng Sinh như thế nào. Ông Scrooge chứng kiến cảnh nghèo khổ của anh Bob Cratchit, nhân viên của ông. Gia đình Cratchit chỉ có bữa ăn đạm bạc vào dịp Lễ Giáng Sinh, còn cậu con trai út Tiny Tim thì bị mắc bệnh hiểm nghèo. Hồn ma cũng đưa ông Scrooge đến nhà cháu trai của ông để chứng kiến gia đình cậu đón mừng Lễ Giáng Sinh mà không có ông, và ông Scrooge tràn ngập xúc động.
Cuối cùng, “Hồn ma của Giáng Sinh Tương lai” cho ông Scrooge thấy cái chết của một người đàn ông bí ẩn. Ông Scrooge tình cờ nghe thấy mọi người phàn nàn về lòng tham và sự nóng nảy của người đã khuất. Hai thương nhân bàn luận về kẻ bần tiện mới qua đời này, và một người nói, “Này, cuối cùng thì ác quỷ đã có được chính hắn rồi nhỉ?”. “Old Scratch” là tên gọi khác của Ác quỷ. Ông Scrooge được đưa đến nghĩa trang, nơi ông nhận ra mình chính là người đàn ông đã qua đời kia.
Quá choáng váng, ông Scrooge cầu xin sự tha thứ. Ông không muốn chết, cũng không muốn bị mọi người nhớ đến như một thương nhân già tham lam và vô cảm. Ông thề sẽ thay đổi cách sống của mình, trao tặng và cư xử tử tế với mọi người.
Bức tranh “Old Scratch has got his own at last, hey?” (Này, cuối cùng thì ác quỷ đã có được chính hắn rồi nhỉ?), năm 1915, của họa sĩ Arthur Rackham.
‘Này, cuối cùng thì ác quỷ đã có được chính hắn rồi nhỉ?’
Ông Arthur Rackham là họa sĩ người Anh sống vào thế kỷ 19, người vẽ bức tranh minh họa cho tác phẩm “Hồn Ma Đêm Giáng Sinh” của Charles Dickens. Một trong những tác phẩm minh họa của ông có tên là “Old Scratch has got his own at last, hey?” (Này, cuối cùng thì ác quỷ đã có được chính hắn rồi nhỉ?), trong đó ông Rackham diễn giải và mô tả cảnh “Hồn ma của Giáng Sinh Tương lai” tiết lộ tương lai cho ông Scrooge.
Hai nhân vật cao lớn là ông Scrooge và Ác quỷ choán phần lớn bố cục của bức tranh. Nhân vật bên trái là ông Scrooge. Ông đang kinh hãi nhìn tên ác quỷ đứng trước mặt mình. Toàn bộ bộ trang phục trên người ông đều nhăn nhúm, như thể ông đang run lẩy bẩy trước sự hiện diện của Ác quỷ. Ông cũng nắm chặt hai túi tiền, mỗi tay một túi.
Ác quỷ hơi nghiêng người về phía ông Scrooge và ngoắc tay ra hiệu cho ông Scrooge lại gần. Tay khác, hắn cầm một thứ như lưỡi hái mà hắn thường dùng để bắt giữ các nạn nhân của hắn. Ác quỷ được mô tả là nửa người nửa thú, đuôi của hắn trườn lên và quấn quanh cổ tay như thể ngay cả bản thân hắn cũng đang bị giam cầm bởi chính những ham muốn xấu xa của mình.
Bên dưới ông Scrooge và Ác quỷ là hai thương nhân đang trò chuyện trong đám tang mô phỏng của ông Scrooge. Họ mặc áo khoác dài và đội mũ chóp cao. Họ nói chuyện và bắt tay nhau. Dựa vào nhan đề của bức tranh minh họa này, chúng ta cũng có thể đoán được người này đang nói với người kia, “Này, cuối cùng thì ác quỷ đã có được chính hắn rồi nhỉ?”
Lòng tham quỷ dữ
Câu chuyện của nhà văn Dickens và bức tranh minh họa của họa sĩ Rackham có thể mang đến cho chúng ta một cái nhìn sáng tỏ về bản chất của Ác quỷ và lòng tham. Như đã đề cập trước đó, “Old Scratch” ám chỉ Ác quỷ và “chính hắn” ngụ ý là ông Scrooge. Do đó, bức tranh minh họa của Rackham miêu tả việc Ác quỷ đã bắt ông Scrooge để làm tài sản của mình.
Tuy nhiên, câu nói của vị thương nhân và nhan đề của bức tranh đã gợi ý rằng, Ác quỷ không thể bắt giữ bất cứ ai, ngoại trừ chính hắn. Nghĩa là, Ác quỷ chỉ có thể bắt được những người giống như hắn. Và điều gì khiến ông Scrooge giống như Ác quỷ? Đó chắc chắn phải là lòng tham.
Tham lam và sợ hãi thường có mối tương quan với nhau, vì người tham lam thường lo sợ mất đi hoặc không có đủ. Nỗi sợ hãi thôi thúc họ kiếm nhiều hơn và tích trữ nhiều hơn; nếu không thì có lẽ họ đã không tham lam như vậy. Thoạt nhìn thì có vẻ như ông Scrooge sợ Ác quỷ, và có thể là ông sợ thật. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn, bạn có thể nhận thấy ông ta sợ phải từ bỏ những túi tiền mà ông đang nắm chặt trong tay hơn.
Ngay cả khi đối mặt với cái chết và mối đe dọa cực hình của Ác quỷ, thì ông Scrooge vẫn không thể buông bỏ tiền tài của mình. Cơ thể ông ta run lên xoay túi tiền [qua hướng khác] khi Ác quỷ đến gần. Chính lòng tham quá độ và sự tàn phá này là điều khiến Scrooge giống như Ác quỷ.
Và Ác quỷ cũng tham lam. Trong truyền thống Cơ Đốc Giáo, kẻ tham lam quyền lực nên bị đuổi khỏi thiên đàng. Ở địa ngục, Ác quỷ tham lam các linh hồn và dùng công cụ giống như lưỡi hái để giam cầm những ai có chung lòng tham với hắn. Ngay cả chiếc đuôi của Ác quỷ, dường như cũng mang ý nghĩa riêng khi quấn quanh cổ tay hắn như chiếc cùm của tù nhân. Như thể chiếc đuôi, bộ phận thấp nhất của động vật trong một con người tràn đầy lòng tham đã nhận ra lòng tham và tìm cách giam cầm nó.
Vậy phải chăng, không chỉ có Ác quỷ đang đến và bắt giữ những kẻ giống hắn, mà ngược lại, chính lòng tham cũng đang giam cầm những kẻ thực hành nó, kể cả chính Ác quỷ?
Lễ Giáng Sinh này, sẽ không có hồn ma nào đến giúp chúng ta mặc cả và vượt qua lòng tham của mình. Vậy làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi xiềng xích của nó? Những trải nghiệm của ông Scrooge nhắc nhở ông phải tử tế, rộng lượng, và quan tâm đến những người xung quanh. Có lẽ, Giáng Sinh này và nhiều Giáng Sinh tiếp nữa, chúng ta có thể nhớ tới nhân vật Scrooge và cố gắng làm điều tương tự.
Bạn đã từng nhìn thấy một tác phẩm nghệ thuật rất đẹp nhưng lại không biết ý nghĩa của tác phẩm đó là gì? Trong loạt bài “Chạm đến tâm hồn: Nghệ thuật truyền thống mang lại điều gì cho trái tim”, chúng tôi diễn giải nghệ thuật thị giác cổ điển theo nhiều cách mà có thể mang đến sự hiểu biết sâu sắc về đạo đức đối với chúng ta thời nay. Chúng tôi cố gắng tiếp cận từng tác phẩm nghệ thuật để xem những sáng tạo lịch sử này có thể truyền cảm hứng như thế nào cho lòng tốt thiên bẩm của chúng ta.
Eric Bess _ Chi Lan
Báo Mai
Giai Thoại Về Những Ca Khúc Giáng Sinh
14 Câu Chuyện Về Các Món Ăn Giáng Sinh Truyền Thống
Giáng Sinh là ngày lễ của các tín đồ Cơ Đốc để kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus. Trong thời gian này, mọi người sẽ thưởng thức các món ăn mang tính lễ hội như gà tây, bánh gừng, kẹo gậy, bánh trái cây, rượu trứng v.v.
Thuận theo sự giao thoa văn hóa, Giáng Sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế, và rất nhiều món ăn trong ngày lễ đã trở nên nổi tiếng. Đằng sau những món ăn ấy cũng có những câu chuyện thú vị đang được lưu truyền.
1_ Bánh bích quy Giáng Sinh
Một số nơi trên thế giới có truyền thống làm và tặng bánh bích quy vào dịp Giáng Sinh. Ở Hoa Kỳ, truyền thống này được những người nhập cư Hà Lan mang đến hồi đầu thế kỷ 17. Trong ngày lễ này, một số gia đình sẽ cùng con trẻ nướng bánh. Vào thế kỷ 16, bánh bích quy đã là một món ngon rất được yêu thích của người châu Âu.
2_ Ngôi nhà bánh gừng (Gingerbre House)
Trước lễ Giáng Sinh, nhiều tiệm bánh sẽ trang trí cửa sổ bằng những ngôi nhà bánh gừng. Mọi người đi qua sẽ dừng lại chiêm ngưỡng, tưởng như đang lạc vào thế giới cổ tích. Ngôi nhà bánh gừng này được lấy cảm hứng từ truyện cổ Grimm của Đức – “Hansel và Gretel” (còn được dịch là “Ngôi nhà kẹo”).
Câu chuyện mô tả một ngôi nhà làm bằng bánh gừng, cửa sổ của ngôi nhà và bốn phía xung quanh được trang trí bằng các loại kẹo và sôcôla. Lấy cảm hứng từ câu chuyện, người Đức đã phát minh ra ngôi nhà bánh gừng. Vào mỗi dịp Giáng Sinh, các bậc cha mẹ lại cùng con trẻ xây ngôi nhà bánh gừng để chào mừng ngày lễ.
3. Bánh gừng (Gingerbre)
Bánh gừng là một loại bánh quy cứng có tẩm gia vị dùng để xây ngôi nhà bánh gừng. Chiếc bánh gừng đầu tiên trên thế giới được cho là ý tưởng của Nữ hoàng Elizabeth I của Vương quốc Anh. Trong một bữa tiệc, bà đã bảo người đầu bếp bánh ngọt làm những chiếc bánh quy giống hình dáng các vị khách mời. Từ đó, mọi người bắt đầu làm bánh gừng.
4_ Kẹo gậy (Candy Canes)
Những cây kẹo có vị bạc hà ngọt ngào cũng là một món ăn nổi tiếng trong lễ Giáng Sinh. Người ta nói rằng hình dạng của chữ cái tiếng Anh “J” là tượng trưng cho chữ cái đầu tiên trong tên của Chúa Jesus. Về màu sắc của chiếc kẹo, một số người cho rằng màu trắng và hương bạc hà của kẹo phản ánh cho sự thuần khiết của Chúa Jesus, còn màu đỏ tượng trưng cho máu của Chúa Jesus.
5_ Rượu trứng (Eggnog)
Eggnog theo truyền thống được làm từ sữa, kem, đường, lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng đánh bông, cũng được gọi là Cocktail trứng sữa. Về nguồn gốc, có người nói rằng nó là một biến thể của món posset ở Anh vào thế kỷ 13. Posset được làm từ trái sung, sữa nóng và rượu mạch nha. Ở thời đại chưa có tủ lạnh để bảo quản sữa tươi, rượu sữa là thức uống dành cho giới nhà giàu.
Qua nhiều thế kỷ, eggnog đã phát triển thành rượu sherry, brandy và các phiên bản rượu mạnh khác. Sau khi được du nhập vào Hoa Kỳ vào thế kỷ 18, người ta đã sử dụng rượu rum, loại rượu phổ biến vào thời điểm đó, để làm đồ uống trong dịp lễ Giáng Sinh.
6_ Gà tây
Gà tây được du nhập vào Anh quốc vào đầu thế kỷ 16. Vua Henry VIII được cho là vị vua đầu tiên thưởng thức gà tây trong bữa tiệc Giáng Sinh. Kể từ những năm 1950, gà tây đã trở thành món chính mang tính biểu tượng trong bữa tối Giáng Sinh ở Anh và Hoa Kỳ.
7_ Bánh trái cây (Fruitcake)
Bánh trái cây được ăn vào dịp Giáng Sinh thực ra có nguồn gốc từ bột yến mạch mận tây. Sau này, người ta trộn nó với mật ong và các loại trái cây khác để làm thành bánh pudding Giáng Sinh.
Vào khoảng thế kỷ 16, khi các nguyên liệu trở nên phong phú và dễ tiếp cận hơn, người ta chuyển sang làm bánh pudding bằng bột mì và trứng, đồng thời thêm các loại gia vị tượng trưng cho Ba Nhà Thông Thái (Three Wise Men). Cuối cùng nó đã phát triển thành loại bánh trái cây như hiện nay.
Bánh Giáng Sinh thường được làm từ trước và để bảo quản cho đến ngày lễ. Đôi khi, các đầu bếp bánh ngọt sẽ thêm các loại rượu mạnh như rượu sherry, whisky hoặc brandy vào bánh.
8_ Bánh pudding
Bữa tối Giáng Sinh của một gia đình người Anh kết thúc bằng cách đốt món bánh pudding. Về lý do tại sao, một số người cho rằng ngọn lửa sẽ lấy đi một phần rượu mạnh trong bánh pudding, đồng thời tạo thêm sự sôi động cho bữa tiệc. Một số người khác lại cho rằng, điều này tượng trưng cho việc Chúa Jesus chịu nạn.
Ngoài ra còn có truyền thống giấu đồng xu trong bánh pudding Giáng Sinh, ai ăn được đồng xu sẽ gặp may mắn trong năm mới. Phong tục này có thể bắt nguồn từ các nghi lễ vào ngày Đông chí của người La Mã.
9_ Rượu vang nóng (Mulled Wine)
Người La Mã đã phát minh ra rượu vang nóng để chống lạnh vào thế kỷ thứ 2. Thuận theo việc lãnh thổ của họ được mở rộng, loại rượu này đã dần trở nên phổ biến. Vào thời Trung cổ, người ta đã cho thêm các loại thảo mộc và gia vị để phòng bệnh, khiến rượu vang nóng càng trở nên phổ biến hơn. Mãi đến những năm 1890, nó mới được gắn liền với lễ Giáng Sinh.
10_ Bánh khúc cây (Yule log)
Tại một số nơi ở châu Âu có phong tục đốt thân cây khô vào mùa đông để cầu may mắn trong năm mới. Lịch sử của bánh socola khúc cây Giáng Sinh (Bûche de Noël) có thể bắt nguồn từ thế kỷ 19. Người ta sử dụng chiếc bánh tượng trưng cho việc đốt củi để cầu may mắn trong năm mới.
11_ Đồng xu socola (Chocolate coins)
Đồng xu socola cũng là món ăn mang tính biểu tượng trong dịp Giáng Sinh. Tương truyền, nó tượng trưng cho số vàng mà các nhà thông thái tặng cho Chúa Jesus.
12_ Ngỗng nướng (Roasted Goose)
Khi thời tiết trở lạnh, ngỗng sẽ tích tụ mỡ để sống qua mùa đông. Lúc này, thịt của chúng căng mọng nhất. Vì vậy, một số nơi đã xem thịt ngỗng như món chính trong dịp Giáng Sinh. Trong các nghi lễ vào ngày Đông chí ở Hy Lạp cổ đại, cũng có phong tục ăn thịt ngỗng.
13_ Bánh nhân thịt (Mince pies)
Ngày xưa, nhân của bánh nhân thịt thường là thịt cừu hoặc thịt bò trộn với hoa quả khô, gia vị và mỡ cừu. Vì thời đó gia vị rất khan hiếm nên bánh này chỉ được phục vụ trong những dịp đặc biệt, là món ăn dành cho những người giàu có. Vào cuối thế kỷ 19, khi đường mía trở nên phổ biến hơn, món bánh ngọt mà ngày nay rất được ưu chuộng này cũng đã ra đời.
14_ Tiệc bảy con cá (Feast of the Seven Fishes)
Vào đêm Giáng Sinh, một số người Mỹ gốc Ý sẽ ăn “tiệc bảy con cá” bao gồm bảy món hải sản. Tương truyền, phong tục này có thể bắt nguồn từ truyền thống không ăn thịt và các sản phẩm từ sữa vào đêm Giáng Sinh của Thiên Chúa giáo La Mã. Con số bảy tượng trưng cho bảy bí tích của Thiên Chúa giáo, bảy ngày sáng thế và bảy đại tội.
Lý Nhược Lâm _ Tùy Phong
Báo Mai
Những Ý Tưởng Trang Trí Cây Thông Noel Đẹp, Đơn Giản
Cây Thông Noel là món đồ trang trí không thể thiếu mỗi dịp giáng sinh, là biểu tượng của mùa Noel.
Việc trang trí cây thông noel là một trong những hoạt động chính trong mùa lễ hội này, giúp kết nối các thành viên trong gia đình, cơ quan. Nếu bạn đang loay hoay không biết trang trí cây thông noel như thế nào cho đẹp hay trang trí cây thông noel cần những phụ kiện gì, hãy cùng phukiengiangsinh.vn tham khảo một số kiểu trang trí cây thông noel sau đây nhé.
- Trang Trí Cây Thông Noel Theo Kiểu Truyền Thống
- Trang Trí Cây Thông Noel Đơn Giản Với Dây Kim Tuyến
- Trang Trí Cây Thông Noel Theo Phong Thủy
- Trang Trí Cây Thông Noel Với Đèn Led
- Trang Trí Cây Thông Noel Trang Nhã
- Trang Trí Cây Thông Noel Kiểu Tối Giản
- Trang Trí Cây Thông Noel Tone Hồng
- Trang Trí Cây Thông Noel Kiểu Vintage
- Trang Trí Cây Thông Noel Phòng Ngủ
- Trang Trí Cây Thông Noel Phong Cách Hiện Đại
1. Trang Trí Cây Thông Noel Theo Kiểu Truyền Thống
Đây là cách trang trí cây thông noel kinh điển nhất, lâu đời nhất. Bạn chỉ cần treo lên cây thông noel những quả châu và gắn lên những chuỗi hạt hoặc dây đèn led noel thành từng vòng rũ xuống. Dưới gốc cây thông đặt những hộp quà, người tuyết, tuần lộc nhung xung quanh và trên đỉnh là ngôi sao lấp lánh.
2. Trang Trí Cây Thông Noel Đơn Giản Với Dây Kim Tuyến
Kiểu trang trí này điểm nhấn chính của cây thông sẽ là sợi dây kim tuyến được quấn tròn theo dạng tháp quanh cây thông kết hợp với những quả châu noel, đèn led và một số phụ kiện trang trí noel nhỏ xinh khác. Dưới gốc cây thông cũng là các hộp quà hoặc kết hợp thêm hàng rào dưới gốc cây thông cùng với một ít bông tuyết trắng và vài chú tuần lộc nữa thì sẽ rất tuyệt vời.
3. Trang Trí Cây Thông Noel Theo Phong Thủy
Trang trí cây thông noel theo phong thủy nghe có vẻ khá mới lạ tuy nhiên cũng có không ít người quan tâm, thường những cây thông noel này sẽ được trang trí theo tone màu chủ đạo của gia chủ hoặc thường sử dụng cho các doanh nghiệp, họ sẽ có những màu sắc nhất định theo nhận diện thương hiệu. Ví dụ: cây thông noel cho ngân hàng ACB sẽ trang trí theo tone màu xanh dương – trắng ; cây thông noel cho những tiệm spa, thẩm mỹ, mỹ phẩm sẽ trang trí theo tone hồng ; hoặc những người mệnh kim sẽ thường thích trang trí cây thông noel theo tone màu vàng…
Từ những phụ kiện trang trí noel đơn giản, bạn hoàn toàn có thể hô biến cây thông noel trở nên rực rỡ và ấm áp hơn với những chiếc đèn led giáng sinh.