Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024

Nhà Nước Ngầm - Deep State

 


NHÀ NƯỚC NGẦM - DEEP STATE
Lê Hoành Sơn

Có một lần chẳng nể mất lòng người bạn trên bàn tiệc nên hỏi thẳng: “Xin anh cho biết nhà nước ngầm ở đâu và họ là ai?” – nhận được câu trả lời vu vơ: “Không biết! tôi nghe họ nói thì nói vậy thôi – nhất là TT Trump hứa sẽ tát cạn đầm lầy ở Washington DC, tôi nghĩ đó là chắc nhà nước ngầm”. Đó là một trong những lý do phải tìm hiểu sự việc hư thật ra sao?

Hành trình đi tìm hiểu đầu tiên nhờ ông Chat GPT của AI mở đường thuật ngữ “nhà nước ngầm” một cách khái quát, lần mò đến nhà nước ngầm tại Mỹ ở đâu? Là ai? Có từ lúc nào? Có thật hay thủ thuật?

Chat GPT (hệ thống AI) cho biết “nhà nước ngầm” với ý nghĩa tổng thể như sau:

image

“Nhà nước ngầm” là một thuật ngữ thường được dùng để chỉ một mạng lưới các nhóm người hoặc cá nhân có quyền lực nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Những nhóm này được cho là hoạt động trong bí mật và có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định chính trị, kinh tế và xã hội mà không phải thông qua các quy trình dân chủ hoặc minh bạch.

Các yếu tố để nhận biết “nhà nước ngầm” bao gồm:

* Cu trúc không chính thc: Bao gm các cơ quan tình báo, quâđi, gii chc cao cp, công ty ln, hoc các nhóm li ích đc bit.

*nh hưởng bí mt: Thc hin quyn lc đng sau hu trường, tác đng lên các chính sách hoc đnh hướng quc gia.

* Không phi nhn trách nhim: Không chu dưới s giám sát ca dân chúng hoc các cơ quan thm quyn chính thc được dân bu ra.

* Mc tiêu riêng: Thường được cho là hành đng đ bo v li ích ca cá nhân hay mt nhóm mà không phi li ích chung ca quc gia và ca người dân.

Nguồn gốc của thuật ngữ “nhà nước ngầm”

Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, được dùng để mô tả mạng lưới ngầm của các quan chức chính phủ và các tổ chức bí mật trong quân đội và tình báo nước này.

Sau đó, thuật ngữ này được xử dụng rộng rãi hơn để mô tả các cấu trúc tương tự ở các quốc gia khác.

Đó là được một khái niệm tổng quát về thuật ngữ “nhà nước ngầm”, vậy thì “nhà nước ngầm” ở Mỹ là ai?

Ông Chat GPT trả lời: Thuật ngữ “nhà nước ngầm” ở Hoa Kỳ thường được dùng để miêu tả một mạng lưới quyền lực hoặc mạng lưới ẩn núp bên trong chính phủ, hoạt động song song hoặc thậm chí vượt qua quyền các giới chức được người dân bầu lên. Những người ủng hộ thuật ngữ này thường cho rằng các cơ quan hành chính, tình báo và quân sự hành động một cách bí mật, không minh bạch và đôi khi đi ngược lại lợi ích của quần chúng hoặc ý chí của các lãnh đạo dân được bầu lên một cách hợp pháp.

Thành phần chính của “nhà nước ngầm” tại Hoa Kỳ bị nêu tên gồm

Cơ quan tình báo: Như CIA, FBI hoặc NSA được cho là có thể thao túng chính sách đối ngoại, đối nội, và các cuộc điều tra cần thiết.

Lực lượng quân đội: Một số ý kiến cho rằng Ngũ Giác Đài và các cơ quan liên quan đến quốc phòng có ảnh hưởng mạnh mẽ vượt khỏi quyền kiểm soát của tổng thống hoặc Quốc Hội Hoa Kỳ.

Quan chức hành chính lâu năm: Các nhân viên chính phủ làm việc lâu năm trong hệ thống, được xem là có khả năng làm chậm hoặc cản trở chính sách của các tổng thống.

“Nhà nước ngầm” hoạt động bí mật tại Hoa Kỳ như thế nào?

image

* Các chính sách quan trng: như giám sát hàng lot vũ khí chiến tranh không công khai (drone strikes, covert operations), hoc các hot đng can thip vào nước ngoài đôi khi được thc hin mà không cn s chp thun t Quc Hi.

* Mt s thuyết âm mưu: cho rng các t chc tài chính ln, doanh nghip công ngh, hoc các nhóm vn đng hành lang (lobbyists) cũng có th là vào “nhà nước ngm” nhm kim soát kinh tế và chính sách ca Washington.

“Nhà nước ngầm” gây mâu thuẫn quyền lực tại Mỹ: Những người tin vào “nhà nước ngầm” cho rằng các cơ quan này thường mâu thuẫn với tổng thống hoặc giới chức thẩm quyền, đặc biệt khi chính quyền được dân bầu ra hoạch định chính sách đe dọa quyền lợi của họ. Ví dụ các sự kiện đã xảy ra:

* Vụ Watergate: Trong thập niên 1970, việc bê bối này phơi bày việc một số quan chức trong chính phủ thao túng quyền lực nằm trong bóng tối.

* Chương trình giám sát PRISM (Edward Snowden, 2013): Đã tiết lộ rằng NSA thực hiện giám sát quy mô lớn mà dân chúng và ngay cả giới chức chính phủ không hề biết.

*  Chính quyền Trump 1.0: Cựu Tổng thống Donald Trump thường xử dụng thuật ngữ “nhà nước ngầm” để chỉ trích các cơ quan tình báo, Bộ Tư Pháp, cơ quan truyền thông mà ông cho rằng đã cản trở trong nhiệm kỳ đầu của mình.

Những người ủng hộ thuật ngữ “nhà nước ngầm” tại Hoa Kỳ quan tâm:

*  Họ tin rằng các cơ quan quyền lực lâu năm có thể hoạt động ngoài tầm kiểm soát của người dân, chính phủ và Quốc Hội.

* Họ lo ngại về sự thiếu minh bạch và quyền lực không được kiểm soát trong các cơ quan tình báo và quân sự.

Người phản đối thuật ngữ “nhà nước ngầm”:

* Cho rằng thuật ngữ này thường bị thổi phồng và dựa trên thuyết âm mưu hơn là có bằng chứng thực tế.

* Khẳng định rằng sự phản kháng của các cơ quan chính phủ đối với chính sách của tổng thống không nhất thiết cần âm mưu, mà là biểu hiện rõ là có cơ chế kiểm tra và cân bằng của hiến pháp Hoa Kỳ (checks and balances).

Phần trên là nhờ vả ông ChatGPT của AI cho biết thuật ngữ “nhà nước ngầm”, thế thì trong xã hội Hoa Kỳ tranh luận việc này ra sao?

image

* Có người cho là mưu thuật: Nhiều người cho rằng khái niệm “nhà nước ngầm deep state” thường được thổi phồng và được xử dụng để biện minh cho các thuyết âm mưu hoặc để đổ lỗi cho các thất bại chính trị.

*  Có người cho là có thật: Một số người tin rằng “nhà nước ngầm” có thật, đặc biệt ở những quốc gia có cấu trúc chính trị và hành chính phức tạp.

Tiến trình tranh luận thuật ngữ “nhà nước ngầm” tại Mỹ: 

Thuật ngữ “nhà nước ngầm” nói chung phát xuất từ những năm 1990 của một “nhà nước ngầm” lâu đời ở Thổ Nhĩ Kỳ nay thuật ngữ đó được nói nhiều tại Mỹ.

Tại Hoa Kỳ, thuật ngữ “nhà nước ngầm” có đề cập từ những năm 1950, để chỉ một nhóm tướng lãnh và nhà thầu quốc phòng làm giàu cá nhân bằng cách toa rập với nhau đưa đất nước vào các cuộc chiến tranh triền miên.

Thêm nữa, vào năm 1955 trên Tạp chí Các Nhà Khoa Học Nguyên Tử trích dẫn lời người Mỹ chia sẻ niềm tin của họ vào sự tồn tại của một “nhà nước ngầm” đó là một hệ thống an ninh quốc gia ẩn và chính phủ ngầm giám sát và kiểm soát và lèo lái các chính trị gia được dân chúng bầu lên (1).

Thời cận đại, dưới thời cựu Tổng Thống Barack Obama có nhắc tới “nhà nước ngầm” (2).

image

Thuật ngữ “nhà nước ngầm” nghe nhiều hơn dưới thời tổng thống Donald Trump 1.0, ông ám chỉ đến một “nhà nước ngầm” hoạt động chống lại TT Trump 1.0 và những chương trình nghị sự của chính quyền ông đề ra (3).

Vì thế vào năm 2017 và 2018 dưới thời Tổng Thống Trump 1.0 đã có cuộc thăm dò ý kiến trong quần chúng với kết quả gần 50% người Mỹ tin có một “nhà nước ngầm” ở Mỹ.

Cơ quan truyền thông và các học giả nói về thuật ngữ “nhà nước ngầm” tại Mỹ:

image

– Nhà khoa học chính trị George Friedman cáo buộc rằng một “nhà nước ngầm” tại Hoa Kỳ đã tồn tại từ lâu lắm, làm cho quyền lực của tổng thống đối với các nhân viên Liên Bang Hoa Kỳ bị hạn chế (4).

image

– Nhà sử học Alfred W. McCoy lập luận rằng sự gia tăng quyền lực của các cơ quan Tình Báo Hoa Kỳ kể từ sau biến cố 911 (11/09/2001)“đã xây dựng một nhánh quyền lực theo nhiều cách độc lập với cơ quan hành pháp và lập pháp nó càng ngày càng lớn lên” (5).

image

– Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2017 vài tuần trước khi ông Donald Trump nhậm chức, lãnh đạo đảng Dân Chủ tại Thượng viện, Chuck Schumer gọi ông Trump là “khờ dại” đã có nhiều lần chỉ trích tình báo CIA. Ông Schumer nói rằng, “Hãy để tôi nói cho bạn [Trump] biết, nếu bạn chống lại cộng đồng tình báo, họ có sáu cách để trả đũa bạn”(6) từ đó cho rằng lời tuyên bố của Chủ Tịch đa số Thượng Viện Chuck Schumer là chứng minh sự hiện diện của một “nhà nước ngầm” ở các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.

image

– Rebecca Gordon, giáo sư Đại Học San Francisco và là người viết báo, đã đăng bài báo ở Business Insider năm 2020 rằng Donald Trump đã xử dụng thuật ngữ “nhà nước ngầm” để ám chỉ các tổ chức trong chính phủ “làm ông thất vọng”, đã ngăn chặn hoặc không thực hiện chính sách của chính phủ dân cử của ông đề ra như Tòa Án, Bộ Tư Pháp và các cơ quan truyền thông (7).

Dân chúng Mỹ nói về thuật ngữ “nhà nước ngầm”:

image

– Năm 2014, dưới thời cựu TT Obama, cựu Dân Biểu Liên Bang Quốc Hội Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hoà, ông Mike Lofgren tố cáo rằng có một “nhà nước ngầm” bảo vệ “những lợi ích cố hữu mạnh mẽ”. Ông Lofgren cho rằng: “một mạng lưới giữ các lợi ích cố hữu trong chính phủ Mỹ và hơn thế nữa họ quyết định các chính sách quốc phòng, thương mại và những vấn đề ưu tiên của Hoa Kỳ mà không quan tâm đến lợi của người dân” (8).

– Năm 2017, cựu Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ, Dennis Kucinich tố cáo rằng có những cá nhân trong cộng đồng tình báo đang cố gắng phá hoại mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga (9). Cựu nhân viên NSA Edward Snowden bị kết án bán tài liệu bí mật đã tố cáo có một “nhà nước ngầm” nằm trong hệ thống công chức của chính phủ Hoa Kỳ (10).

Chính quyền Trump 1.0 nói về thuật ngữ “nhà nước ngầm”:

image

– Trong thời gian làm tổng thống trước đây, Trump và các chiến lược gia của ông đã tố cáo rằng “nhà nước ngầm” đang can thiệp vào chương trình nghị sự của ông, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ là một phần của “nhà nước ngầm” vì họ không truy tố Huma Abedin (phó chủ tịch chiến dịch tranh cử Tổng Thống của bà Hillary Clinton) hoặc ông James Comey (Cựu Giám Đốc FBI) (11). Một số đồng sự của Trump và các phương tiện truyền thông cánh hữu của Mỹ lên án cựu TT Barack Obama đang điều khiển mạng lưới như một “nhà nước ngầm” chống đối Trump 1.0 (12).

– Những người dân Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump đã xử dụng thuật ngữ “nhà nước ngầm” để tố cáo các giới chức tình báo và hành pháp đang tác động đến chính sách thông qua việc lộ tin trong nội bộ.

– Năm 2018, Newt Gingrich (cựu chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ) tố cáo rằng Robert Mueller là một chi thể của “nhà nước ngầm” đã làm Công Tố Viên đặc biệt để điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 (13).

– Năm 2018, tờ The New York Times đã đăng một bài xã luận (ẩn danh) nhưng tác giả là chánh văn phòng DHS (Department Homeland Security) Miles Taylor có tựa đề “Tôi là một phần của cuộc kháng cự (nhà nước ngầm) bên trong Chính quyền Trump”, khi đó Taylor được cho là của một “quan chức cấp cao trong Chính quyền Trump 1.0”. Trong bài xã luận, Taylor đã chỉ trích Tổng thống Trump và tuyên bố “nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền của [Trump] đang làm việc chăm chỉ từ bên trong để ngăn chặn một số chương trình nghị sự của ông ta” (14). Tiện đó, cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy nói rằng đây là bằng chứng về “nhà nước ngầm” đang hoạt động trong hệ thống hành pháp của Hoa Kỳ.

– David Bossie bồi thêm đã viết một bài xã luận trên Fox News nói rằng đây là “nhà nước ngầm” “hoạt động chống lại ý chí của người dân Mỹ” (15).

image

– Năm 2018, Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Rand Paul lên án CIA và chỉ “băng đảng tám người” về các vấn đề tình báo là một ví dụ có “nhà nước ngầm”.

– Năm 2020, thành viên nội các Trump và quyền Chánh Văn Phòng Toà Bạch Ốc Mick Mulvaney tố cáo về một “nhà nước ngầm” hoạt động chống lại Trump 1.0 là “hoàn toàn đúng 100%” (16).

Thuật ngữ “nhà nước ngầm” tại Hoa Kỳ với nhiều luồng tư tưởng khác nhau

image

Niall Stanage là biên tập viên cộng tác của nhiều tờ báo chính trị Mỹ đã cho rằng những người chỉ trích việc Trump xử dụng thuật ngữ “nhà nước ngầm” là một thuyết âm mưu không có cơ sở thực tế (17).

– Giáo sư Jon D. Michaels của Đại Học Luật UCLA cho rằng so với các chính phủ đang phát triển như Ai Cập, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ thì các cấu trúc quyền lực của chính phủ ở Hoa Kỳ “gần như hoàn toàn minh bạch”. Michaels lập luận rằng “nhà nước ngầm” của Hoa Kỳ, thực chất là “bộ máy quan liêu của nước Mỹ”, bao gồm các cơ quan thuộc chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về quy định, phúc lợi, phòng ngừa tội phạm và quốc phòng, và những nhân viên điều hành chúng, về cơ bản khác với cách Trump xử dụng thuật ngữ này tựu trung vào 5 khía cạnh quan trọng (18):

* Không phải là người theo chủ nghĩa tinh hoa ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, các quan chức đến từ nhiều  khả năng kinh tế xã hội khác nhau, đặc biệt là khi so sánh với những người ở Trung Đông và thậm chí là Tây Âu.

* Không phải là người theo chủ nghĩa bóng tối: Các cơ quan của Hoa Kỳ nhìn chung “minh bạch và dễ tiếp cận”, so với các cơ quan công quyền ở Trung Đông, Châu Á và Châu Âu.

*  Không phải là khối thống nhất: “nhà nước ngầm” của Mỹ “đa dạng và phân mảnh bên trong”.

*  Một thành trì, không phải là một cỗ máy mở cổng, hành động của các công chức tại Hoa Kỳ về bản chất là phòng thủ, không phải chủ động.

*  Không phải là một lực lượng ngoài hiến pháp, bộ máy quan liêu nên được coi là một phần của hệ thống kiểm soát và cân bằng theo hiến pháp tại Hoa Kỳ, thường đóng vai trò kiểm tra cuối cùng.

Những người chỉ trích cảnh báo rằng việc xử dụng thuật ngữ này tại Hoa Kỳ có thể làm suy yếu niềm tin của quần chúng đối với các chính phủ hợp hiến và được bầu lên hợp pháp.

image

– Nhà bình luận chính trị David Gergen là cựu cố vấn nhiều đời tổng thống thuộc Cộng Hòa và Dân Chủ. Gergen cũng là nhà phân tích chính trị cao cấp cho đài truyền hình CNN, giáo sư Đại Học Harvard Kennedy và Giám Đốc Trung Tâm Lãnh Đạo tại Đại Học tại đại học này. Gergen cho biết thuật ngữ “nhà nước ngầm” đã bị Steve Bannon chủ của cơ quan truyền thông Breitbart News và những người ủng hộ khác của chính quyền Trump xử dụng để làm mất tính hợp pháp của những người chỉ trích nhiệm kỳ đầu của ông ta.

– Stephen Walt, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard, lập luận rằng không có “nhà nước ngầm” và cho rằng “ở mức độ mà có một nhóm tinh hoa về chính sách đối ngoại của lưỡng đảng, thì nó đang ẩn náu ở nơi ấy” (19).

– Nhà nhân chủng học C. August Elliott vì sự tham gia của quân đội vào chính quyền Donald Trump như một “nhà nước nông cạn” mà họ buộc phải hướng dẫn chính quyền “tránh xa một vụ đắm tàu tiềm tàng” (20).

image

– Nhà ngôn ngữ học Geoffrey Nunberg cho biết “nhà nước ngầm” là một “nhãn hiệu đàn hồi” ở chỗ “câu chuyện của nó tuân theo ngữ pháp phức tạp của những câu chuyện âm mưu”, ám chỉ sự chuyển đổi của lời lẽ bảo thủ liên quan đến “chính phủ lớn” từ “những kẻ vụng về hay xen vào chuyện người khác” thành “những nhà tư tưởng xảo quyệt” (21).

– Bình luận gia Charles Krauthammer của đài truyền hình Fox News, gọi thuật ngữ “nhà nước ngầm” là nực cười, lập luận rằng chính phủ Hoa Kỳ bị kiểm soát bởi một bộ máy quan liêu, chứ không phải là một “nhà nước ngầm” âm mưu khuynh đảo chính phủ (22).

Những cuộc thăm dò ý kiến quần chúng (polls) về thuật ngữ “nhà nước ngầm”

– Một cuộc thăm dò vào tháng 4/2017 của truyền hình ABC News và Washington Post tại Hoa Kỳ với kết quả gần một nửa (48%) nghĩ rằng có một “nhà nước ngầm” nằm trong “các giới chức quân sự, tình báo và chính phủ bí mật cố gắng thao túng chính phủ dân cử”, hơn một phần ba (35%) trong số tất cả những người tham gia nghĩ rằng đó là một thuyết âm mưu, và số còn lại (17%) không có ý kiến. Trong việc thăm dò ý kiến của những người tin rằng có “nhà nước ngầm” thì hơn một nửa (58%) cho biết đó là một nan đề rất lớn khuynh đảo chính phủ hợp hiến, không chấp nhận được!

– Cuộc thăm dò vào tháng 3/2018 của Đại học Monmouth với kết quả 63% những người được hỏi không quen thuộc với thuật ngữ “nhà nước ngầm”. Số còn lại 37% nghi ngờ về thuật ngữ ấy.

– Cuộc thăm dò vào tháng 10/2019 của tạp chí The Economist/YouGov với kết quả là người được thăm dò không rõ về định nghĩa “nhà nước ngầm” trong bản thăm dò để trả lời, số thăm dò được biết 70% thuộc đảng viên Cộng Hòa, 38% chính trị độc lập và 13% đảng viên Dân Chủ (23).

– Cuộc thăm dò vào tháng 12/2020 của Đài phát thanh quốc gia/Ipsos với kết quả 39% người Mỹ tin rằng có một “nhà nước ngầm” đang hoạt động để phá hoại Tổng thống Trump.

Các khái niệm có liên quan chặt chẽ “nhà nước ngầm” trên các cuốn sách đã xuất bản:

image

Trong cuốn sách The State: Past, Present, Future xuất bản năm 2015, học giả Bob Jessop bình luận về sự tương đồng của ba cấu trúc “nhà nước ngầm” như:

* Nhà nước ngầm, mà Bob Jessop trích dẫn định nghĩa năm 2014 của Mike Lofgren: “một hiệp hội hỗn hợp gồm các thành phần của chính phủ và một số bộ phận tài chính và kỹ thuật cao cấp có khả năng điều hướng hiệu quả… mà không cần tham khảo sự đồng ý của người lãnh đạo như thể hiện thông qua quy trình chính trị chính thức.”

* Nhà nước đen tối, hay “mạng lưới các quan chức, công ty tư nhân, cơ quan truyền thông, nhóm nghiên cứu, tổ chức, tổ chức phi chính phủ, nhóm lợi ích và các lực lượng khác phục vụ nhu cầu của vốn đầu tư, không phải của cuộc sống hàng ngày” trong khi họ “ẩn mình để khỏi sự chú ý của dân chúng” hoặc “ẩn mình trong tầm nhìn rõ ràng”, trích dẫn bài báo năm 2013 của nhà khoa học chính trị Jason Lindsay.

* Nhánh thứ 4 của chính phủ Hoa Kỳ (ngoài hành pháp, lập pháp và tư pháp), bao gồm “một trung tâm ngày càng không được kiểm soát và làm việc không có trách nhiệm… đang hoạt động đằng sau bức màn bí mật”, trích dẫn nguồn từ sách năm 2014 của Tom Engelhardt (24).

* Nhà nước ngầm đã được liên kết với tổ hợp công nghiệp-quân sự bởi tác giả Mike Lofgren, người đã xác nhóm riêng tư của “nhà nước ngầm”. Giáo sư đại học và nhà báo Marc Ambinder đã gợi ý rằng một huyền thoại về “nhà nước ngầm” là nó hoạt động như một thực thể; trên thực tế, ông tuyên bố “nhà nước ngầm” bao gồm nhiều thực thể và chúng thường bất hòa với nhau” (25).

Kết luận

image

Hiện “nhà nước ngầm” vẫn chưa có sự đồng thuận trong xã hội Hoa Kỳ, có người cho rằng nó có thật, người kia cho là không có, có người phân tích cho nó có nhưng không trầm trọng, có người cho là thuyết âm mưu để khỏa lấp những bất thành của chính trị.

Qua những lý giải trên, nếu có “nhà nước ngầm” thì nó trú ngụ trong ngành tình báo, hoặc những kẻ quyền thế giàu tiền bạc có khả năng sai khiến người lãnh đạo được dân bầu lên hợp pháp. Đặc biệt là giới tình báo và Bộ Tư Pháp được nhắc đến nhiều nhất ở trên.

image

Như vậy, nếu có “nhà nước ngầm” thì những người trong “nhà nước ngầm” đó cũng nằm dưới quyền của Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ. Người lãnh đạo nếu thật tâm làm sạch guồng máy hành chánh của Hoa Kỳ thì đâu có gì khó, chỉ điều tra cho đúng “người” hoạt động trong “nhà nước ngầm” rồi cho về vườn đuổi gà cho vợ là xong, nếu trầm trọng quá thì cho vào tù đếm lịch.  Các vị dân cử này có trách nhiệm truy tìm và làm sạch “nhà nước ngầm” tại Mỹ. Đó là nhiệm vụ cao cả! Nếu để “nhà nước ngầm” nó lớn mạnh hơn chính phủ do dân bầu lên như Tổng Thống và các thành viên Quốc Hội thì chính phủ ở Mỹ chẳng còn có ý nghĩa gì và chẳng còn ai tin vào chính phủ đó nữa. Thể chế dân chủ lúc đó chỉ còn là chiếc máng làm bình phong che chắn cho “thế lực ma quái” núp sau lưng thao túng nước Mỹ.

Lê Hoành Sơn
Báo Mai


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét