Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024

Ba Bác Sĩ Thời Minh Có Thuật Bắt Mạch Phi Phàm, Có Thể Biết Được Một Người Đang Nghĩ Gì

 

Bắt mạch trong y học cổ truyền Trung Quốc. (fotolia)

BA BÁC SĨ THỜI MINH CÓ TUẬT BẮT MẠCH PHI PHÀM, CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC MỘT NGƯỜI ĐANG NGHĨ GÌ
Thảo Hương

Tại các bệnh viện trong xã hội hiện đại, ngay cả việc sử dụng những dụng cụ tiên tiến nhất để khám bệnh cho bệnh nhân cũng không phải lúc nào cũng có thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Ở Trung Quốc ngày nay, thiết bị chẩn đoán và điều trị thậm chí còn trở thành công cụ mang lại lợi nhuận cho các bệnh viện. Nhiều bác sĩ thiếu y đức, bắt bệnh nhân khám bệnh quá nhiều, kê thuốc quá nhiều để kiếm tiền, lừa tiền.

Tôn Tư Mạc, một vị thánh y học thời nhà Đường, đã yêu cầu những người hành nghề y thế hệ sau phải “có tấm lòng đại từ bi, thệ nguyện cứu khổ sinh linh”, do đó rất nhiều y sinh đều là vì tâm hoài an dân tế thế mà bước trên con đường huyền hồ. Họ nhận thức sâu sắc rằng, trước khi luyện y thuật, cần phải lĩnh ngộ y đạo. Trong tâm có đạo, thì những phương pháp nhìn, nghe, hỏi, quan sát mới có thể thực sự cứu được người khỏi bệnh tật thống khổ. Bài viết này sẽ điểm lại kỹ năng bắt mạch siêu phàm của ba vị bác sĩ thời nhà Minh.

Danh y Khâu Giác chỉ một lần bắt mạch là biết trước bệnh nhân cần gì

Khâu Giác, tự Đình Mỹ, là người Thiệu Võ, Phúc Kiến. Ông học Nho từ khi còn nhỏ, học tập khá có thiên phú, nhưng khi lớn lên, ông không tìm kiếm sự phát triển trong công danh sự nghiệp. Ông nhất tâm chỉ nghĩ đến trăm họ đang chịu khổ, nên đã dấn thân vào con đường huyền hồ. Y thuật của Khâu Giác phi phàm, kỹ thuật bắt mạch của ông thậm chí còn xuất sắc hơn.

Quận thủ họ Ngô bị bệnh, đã đi khám nhiều thầy thuốc nhưng không khỏi. Khâu Giác bắt mạch cho ông ấy, sau đó nói: “Bệnh này không khó chữa!” Quận thủ uống thuốc do ông kê xong không lâu thì ngủ thiếp đi. Lúc này, Khâu Giác nhẹ giọng nói với người hầu của quận thủ đang đợi mình: “Đêm canh hai, lão chủ nhân của ngươi sẽ khát, ngươi nên chuẩn bị trà ngay bây giờ; đến canh thứ ba, ông ấy nhất định sẽ đói bụng, tốt nhất là chuẩn bị cháo.”

Quả nhiên, vào canh hai quận thủ muốn uống, đến canh ba lại muốn ăn. Không phải nói đến lời thứ hai, người hầu đã mang đồ đến trước mặt ông. Ông cảm thấy rất kỳ quái, liền hỏi: “Ngươi còn có thể đoán được sao?” Người hầu đáp: “Không phải tôi, là Khâu tiên sinh bảo tôi chuẩn bị trước.” Quận thủ kinh ngạc không thôi, từ đó trong tâm kính trọng đối với Khâu Giác.

Khâu Giác có thuật bắt mạch như vậy nên có thể dễ dàng chữa khỏi bệnh. Có người trong quận bị đau đầu, đã hôn mê. Mọi người trong gia đình đều nghĩ rằng đã chết, nhưng Khâu Giác, người đến gặp ông ấy để điều trị, lại cho rằng ông ấy vẫn có thể được cứu. Sau khi được châm cứu, bệnh nhân đã có phản ứng ngay lập tức. Sau khi khạc ra vài lít đờm, bệnh nhân đã bình phục.

Danh y La Luyện bắt mạch có thể biết được tâm kết của bệnh nhân

La Luyện, người Giang Hạ, tỉnh Hồ Bắc, là một Nho sinh, sau đó bắt đầu nghiên cứu y thuật. Ông thiên phú phi phàm, đã nhanh chóng thành thạo những chỗ xảo diệu của thuật bắt mạch.

Một ngự sử họ Lý bị bệnh rất nặng, đã khạc ra đờm màu đen. Sau khi La Luyện bắt mạch cho ông ta, bèn với ông ta: “Ông không có vấn đề về thân thể, mà là có tâm bệnh!” Ngự sử họ Lý sau khi nghe điều này, lập tức đứng dậy cúi đầu chào, rồi nói: “Bác thực sự là thần y! Tôi trước kia rất nghèo, gặp một người phụ nữ sẵn sàng gả cho tôi, nhưng cha tôi trước sau đều không cho cô ấy vào cửa. Sau đó, người phụ nữ ấy đã vì tôi đã chết, nhiều năm qua, tôi luôn cảm thấy có lỗi!” Nói xong, Lý ngự sử cho biết đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Ông ấy uống thuốc La Luyện kê cho mình, hồi phục nhanh chóng.

Vương phi Chu thị của Sở Vương Chu Quân có chút hơi khó ở, đã mời La Luyện đến nhà khám bệnh. Sau khi bắt mạch cho vương phi, La Luyện nói: “Ngay khi đến trưa, nương nương khả năng sẽ không qua khỏi nữa.” Mắt nhìn thấy đã sắp đến trưa, nhưng vương phi vẫn trông như thường lệ, ăn ăn uống uống, nói nói cười cười. Thế là, Sở Vương không tin lời La Luyện nói. Nào ngờ, khi đến giữa trưa, Chu vương phi trúng gió mà qua đời.

Không lâu sau, một người đàn ông làm công việc thể lực nói với La Luyện: “Thân thể tôi không có bệnh, chỉ là cảm thấy đầu ở dưới, chân lại ở trên.” La Luyện quan sát ông ấy, đột nhiên nhìn thấy một cây côn sát không dưới 60 kg đang nằm trên mặt đất, bèn nói với ông ấy: “Bác thử nhặt cây côn sắt này lên, xong lại hạ xuống, làm như vậy ba lần xem thế nào.” Thấy người kia làm xong, La Luyện lại hỏi: “Bác hiện tại cảm thấy thế nào?” Người kia trả lời: “Không sao rồi, tôi cảm thấy đầu ở trên, chân ở dưới rồi.” Ông ấy hỏi là do bị làm sao, La Luyện nói với ông ấy: “Bác khi làm việc đã dùng lực quá mạnh làm tổn thương kinh lộ, dùng phương pháp này có thể khiến cho huyết mạch nghịch hành xuôi trở lại.”

Danh y Triệu Loan bắt mạch có thể biết bệnh nhân gặp chuyện gì 

Triệu Loan là người Tấn Dương, Sơn Tây. Ông y thuật cao minh, đặc biệt là thuật bắt mạch. Có một người đàn ông mắc phải một căn bệnh lạ mà không có bác sĩ nào chữa khỏi. Triệu chứng của anh ta rất kỳ quái, ở đoạn sườn từ nách đến cuối xương sườn, luôn có tiếng ếch kêu, chỉ khi dùng tay ấn vào thì tiếng kêu của ếch mới dừng lại. Triệu Loan bắt mạch xong, nói: “Cậu là vì đột nhiên bị dọa sợ, khí nhập tạng phủ mới thành như vậy.” Người đàn ông nghe thấy lời này, tựa hồ nhớ ra điều gì, lập tức nói với Triệu Loan: “Tiên sinh nói đúng, chính là như vậy. Tôi hôm nay khi đang đi dạo trên núi, một con ếch đột nhiên nhảy ra, tôi bị tiếng kêu của nó dọa sợ. Sau khi trở về nhà, tôi bắt đầu cảm thấy đau âm ỉ ở xương sườn, liên tục phát ra âm thanh của con ếch.” Sau đó, anh ta uống thuốc do Triệu Loan kê đơn, các triệu chứng nhanh chóng biến mất.

Nguồn: “Khâm định cổ kim đồ thư tập thành”

Hương Thảo biên tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét