Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024

Dân Ghiền Cà Phê Phải Móc Hầu Bao

 


DÂN GHIỀN CÀ PHÊ PHẢI MÓC THÊM HẦU BAO
Báo Mai

Những người uống cà phê chẳng bao lâu nữa phải móc thêm hầu bao vì giá cà phê trên thị trường hàng hóa toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục.


Hồi thứ Ba, ngày 10/12, giá cà phê hạt Arabica, chiếm phần lớn sản lượng toàn cầu, đã đạt mức cao nhất, lên tới 3,44 đô la một pound (khoảng 0,45kg), tăng hơn 80% trong năm nay.


Trong khi đó, giá cà phê hạt Robusta cũng đạt một mức cao mới vào tháng 9.


Giá cà phê hạt tăng khi giới giao dịch cà phê kỳ vọng sản lượng thu hoạch sẽ sụt giảm do hai quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu còn nhu cầu cà phê vẫn tiếp tục gia tăng.


image


Một chuyên gia nói rằng các thương hiệu cà phê đang xem xét chuyện tăng giá vào năm 2025.


"Mưa lớn do ảnh hưởng của những cơn bão vừa qua khiến toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 18.700ha cà phê bị thiệt hại, trong đó trên 1.000ha bị thiệt hại hoàn toàn. Biến đổi khí hậu, hạn hán, sâu bệnh khiến lượng cà phê sụt giảm mạnh", ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk trả lời VnEconomy hồi đầu tháng 12.


Theo báo Lao Động, ngày 9/12, giá cà phê liên tục tăng cao đã tạo ra bức tranh tương phản giữa nông dân và doanh nghiệp khi người dân tích hàng để giữ giá còn doanh nghiệp lại thiếu nguồn cung sản xuất.


"Những năm trước, thời điểm này, chúng tôi đã nhận hàng chục tấn cà phê tươi. Thế nhưng, năm nay nguồn cung hoàn toàn bị đình trệ. Việc sản xuất, kinh doanh giống như canh bạc", ông Trần Mai Bình, giám đốc Hợp tác xã Hoa Linh Coffee (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) trả lời báo Lao Động.


image


Trong những năm gần đây, các công ty rang xay cà phê lớn vẫn gồng mình để giữ chân khách hàng và duy trì thị phần, nhưng có vẻ như tình hình này sắp thay đổi, theo ông Nguyễn Đức Tuấn Vinh, Tổng Giám đốc công ty Tuấn Lộc Commodities.


"Các thương hiệu như JDE Peet (chủ sở hữu thương hiệu Douwe Egberts), Nestlé và tất cả những nhãn hàng đó, trước đây đã phải chịu tác động từ giá nguyên liệu thô cao hơn", ông cho biết.


"Nhưng hiện tại, họ hầu như đạt đến điểm tới hạn. Nhiều thương hiệu trong số đó đang cân nhắc việc tăng giá bán tại các siêu thị trongquý một năm 2025".


Gã khổng lồ cà phê Ý Lavazza cho biết tốn nhiều công sức để bảo vệ thị phần của mình khi không chuyển chi phí nguyên liệu tăng cao sang túi khách hàng, nhưng giá cà phê tăng vọt cuối cùng buộc họ phải hành động.


image


"Chất lượng với chúng tôi là thứ quan trọng nhất và luôn đóng vai trò then chốt trong bản khế ước về niềm tin của mình với người tiêu dùng", Lavazza trả lời.


"Đối với chúng tôi, điều này có nghĩa là tiếp tục giải quyết vấn đề chi phí rất cao. Vì vậy, chúng tôi buộc phải điều chỉnh mức giá".


Tại sự kiện dành cho các nhà đầu tư vào tháng 11, một giám đốc điều hành cấp cao của Nestlé cho biết ngành cà phê đang phải đối mặt với "một thời kỳ khó khăn", và rằng Nestlé sẽ phải điều chỉnh giá và kích cỡ bao bì.


"Chúng tôi không miễn nhiễm với giá cà phê, trái lại thì có", David Rennie, giám đốc thương hiệu cà phê của Nestlé cho biết.


Hạn hán và mưa lớn


image


Kỷ lục về giá cà phê của lần gần nhất được thiết lập năm 1977 sau khi tuyết rơi bất thường tàn phá các đồn điền ở Brazil.


"Những lo ngại về vụ mùa cà phê năm 2025 ở Brazil là tác nhân chính", ông Ole Hansen, giám đốc chiến lược hàng hóa từ ngân hàng đầu tư Saxo Bank cho biết.


"Hồi tháng 8 và tháng 9, quốc gia này đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm qua, tiếp theo là mưa lớn vào tháng 10, làm dấy lên các quan ngại về vụ mùa cà phê đang ra hoa có thể thất bát".


image


Trong khi đó, giá cà phê hạt Robusta cũng đạt một mức cao mới vào tháng 9.


Giá cà phê hạt tăng khi giới giao dịch cà phê kỳ vọng sản lượng thu hoạch sẽ sụt giảm do hai quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu còn nhu cầu cà phê vẫn tiếp tục gia tăng.


Một chuyên gia nói rằng các thương hiệu cà phê đang xem xét chuyện tăng giá vào năm 2025.


"Mưa lớn do ảnh hưởng của những cơn bão vừa qua khiến toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 18.700ha cà phê bị thiệt hại, trong đó trên 1.000ha bị thiệt hại hoàn toàn. Biến đổi khí hậu, hạn hán, sâu bệnh khiến lượng cà phê sụt giảm mạnh", ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk trả lời VnEconomy hồi đầu tháng 12.


image


Theo báo Lao Động, ngày 9/12, giá cà phê liên tục tăng cao đã tạo ra bức tranh tương phản giữa nông dân và doanh nghiệp khi người dân tích hàng để giữ giá còn doanh nghiệp lại thiếu nguồn cung sản xuất.


"Những năm trước, thời điểm này, chúng tôi đã nhận hàng chục tấn cà phê tươi. Thế nhưng, năm nay nguồn cung hoàn toàn bị đình trệ. Việc sản xuất, kinh doanh giống như canh bạc", ông Trần Mai Bình, giám đốc Hợp tác xã Hoa Linh Coffee (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) trả lời báo Lao Động.


image


Trong những năm gần đây, các công ty rang xay cà phê lớn vẫn gồng mình để giữ chân khách hàng và duy trì thị phần, nhưng có vẻ như tình hình này sắp thay đổi, theo ông Nguyễn Đức Tuấn Vinh, Tổng Giám đốc công ty Tuấn Lộc Commodities.


"Các thương hiệu như JDE Peet (chủ sở hữu thương hiệu Douwe Egberts), Nestlé và tất cả những nhãn hàng đó, trước đây đã phải chịu tác động từ giá nguyên liệu thô cao hơn", ông cho biết.


"Nhưng hiện tại, họ hầu như đạt đến điểm tới hạn. Nhiều thương hiệu trong số đó đang cân nhắc việc tăng giá bán tại các siêu thị trong quý một năm 2025".


Gã khổng lồ cà phê Ý Lavazza cho biết tốn nhiều công sức để bảo vệ thị phần của mình khi không chuyển chi phí nguyên liệu tăng cao sang túi khách hàng, nhưng giá cà phê tăng vọt cuối cùng buộc họ phải hành động.


"Chất lượng với chúng tôi là thứ quan trọng nhất và luôn đóng vai trò then chốt trong bản khế ước về niềm tin của mình với người tiêu dùng", Lavazza trả lời.


"Đối với chúng tôi, điều này có nghĩa là tiếp tục giải quyết vấn đề chi phí rất cao. Vì vậy, chúng tôi buộc phải điều chỉnh mức giá".


Tại sự kiện dành cho các nhà đầu tư vào tháng 11, một giám đốc điều hành cấp cao của Nestlé cho biết ngành cà phê đang phải đối mặt với "một thời kỳ khó khăn", và rằng Nestlé sẽ phải điều chỉnh giá và kích cỡ bao bì.


"Chúng tôi không miễn nhiễm với giá cà phê, trái lại thì có", David Rennie, giám đốc thương hiệu cà phê của Nestlé cho biết.


Hạn hán và mưa lớn


image


Kỷ lục về giá cà phê của lần gần nhất được thiết lập năm 1977 sau khi tuyết rơi bất thường tàn phá các đồn điền ở Brazil.


"Những lo ngại về vụ mùa cà phê năm 2025 ở Brazil là tác nhân chính", ông Ole Hansen, giám đốc chiến lược hàng hóa từ ngân hàng đầu tư Saxo Bank cho biết.


"Hồi tháng 8 và tháng 9, quốc gia này đã trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm qua, tiếp theo là mưa lớn vào tháng 10, làm dấy lên các quan ngại về vụ mùa cà phê đang ra hoa có thể thất bát".


image


Không chỉ các đồn điền cà phê Brazil đang sản xuất hầu hết lượng hạt cà phê Arabica bị ảnh hưởng do thời tiết xấu.


Nguồn cung cà phê Robusta cũng sẽ giảm khi các vùng trồng ở Việt Nam, khu vực sản xuất Robusta lớn nhất, cũng đối mặt với tình trạng hạn hán cũng như mưa lớn.


Xét về khối lượng, cà phê là mặt hàng được giao dịch nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau dầu thô, và mức độ phổ biến của mặt hàng hóa này đang ngày càng tăng lên.


Chẳng hạn, mức tiêu thụ cà phê ở Trung cộng đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua.


"Nhu cầu mặt hàng này vẫn ở mức cao trong khi lượng hàng tồn kho do công ty sản xuất và rang xay đang nắm giữ, theo số liệu công bố, lại ở mức thấp", cô Fernanda Okada, một nhà phân tích giá cà phê từ công ty S&P Global Commodity Insights, cho biết.


"Xu hướng tăng giá cà phê dự kiến sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa", cô Fernanda Okada nhận định.

Báo Mai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét