Cha, Hafez al-Assad (trái). Con, Bashar al-Assad (phải)
SYRIA ĐỘC TÀI HƠN NỬA THẾ KỶ CHỈ SỤP ĐỔ TRONG 11 NGÀY
Lê Hoành Sơn
Tổng thống Bashar al-Assad (từ đây gọi Assad) đã cai trị đất nước Syria dưới chế độ độc tài với bàn tay sắt trong 24 năm, nối tiếp cách cai trị của người cha là Hafez al-Assad đã cai trị 30 năm. Như vậy, dân chúng Syria phải chịu sự cai trị độc đoán của gia đình trị al-Assad 54 năm qua. Người ta tin rằng Assad sẽ tiếp tục trao quyền cho con mình như Kim Jong Un ở Bắc Hàn, trao quyền lại cho con gái 12 tuổi làm ấu chúa.
Thiên bất dung gian! Chế độ Assad tại Syria bị sụp đổ vào ngày Chủ Nhật, 08/12/2024 bởi một đội quân đối lập chiến thắng như vũ bảo trong 11 ngày. Chúc mừng đất nước Syria!
Nhìn bên ngoài tưởng rằng chế độ Assad mạnh mẽ, nào là có Nga chống lưng, Iran bên cạnh, phiến quân Hezbollah kề vai sát cánh chiến đấu; hóa ra chỉ là một vỏ bọc rỗng tuếch đã bị một đạo quân ô hợp trang bị thô sơ dứt điểm trong thời gian 11 ngày.
Khi các lực lượng đối lập tập trung vây quanh thủ đô Syria là Damascus từ phía bắc và phía nam vào đêm thứ Bảy, Assad đã chạy trốn mất. Đến phút cuối, Assad rất đơn độc, bị các quan thầy Nga và Iran bỏ rơi, quân đội không muốn chiến đấu và đào tẩu qua các quốc gia lân cận và bị các người xung quanh rời bỏ, mạnh ai nấy chạy tìm đường thoát thân. Chỉ thấy Assad lần cuối trên truyền hình Syria chung với bộ trưởng ngoại giao Iran Abbas Araghchi. Và hắn không một lời từ biệt xin lỗi dân chúng Syria sau 54 năm làm chuyện độc ác… rồi âm thầm lên máy bay đi trong tủi nhục. Hình như các nhà cai trị độc tài trên thế giới đều có kết cục giống nhau, gọi là quả báo!
Một người phụ nữ công bộc của Assad thổ lộ xin dấu tên: Ông ấy [Assad] không có một lời an ủi nào với chúng tôi, và chúng tôi rất thất vọng.
Gia đình Assad (từ đời cha đến đời con) để lại cho dân Syria những di sản rùng rợn: sự tàn ác, sự sợ hãi và hủy diệt đã làm tan nát một nước Syria xinh đẹp ở vùng Trung Đông trước thời đại văn minh. Những vùng đất rộng lớn của Syria bị tàn phá, hàng trăm ngàn người bị thiệt mạng trong cuộc nội chiến của đất nước mà Assad đã từng dùng vũ khí hoá học ném xuống người dân, hàng chục ngàn người mất tích, nhiều người trong số họ đã bị chôn vùi vào hố đen tại các nhà tù khét tiếng của chế độ!!!
Sự nhanh chóng thành công của phe nổi dậy lần này đến độ làm cả thế giới kinh ngạc, khiến cộng đồng quốc tế bất ngờ một chế độ độc tài cai trị cường bạo ở Syria trong 54 năm nay chỉ cần 11 ngày là thành tự do.
Người dân Syria và các nhà phân tích cho biết Assad đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để hòa giải dân tộc với những người và những trung gian quốc tế. Al-Assad đã cương quyết từ chối các chính sách có thể cứu đất nước và đoàn kết dân tộc Syria. Giáo sư Amr al-Azm, Đại học Damascus và Đại học Shawnee State ở Ohio, USA nói rằng: “Assad không có giải pháp nào cả, chỉ lập lại sự ngoan cố và trấn áp”.
Andrew Tabler, người sáng lập Syria Today vào đầu những năm 2000 và làm việc tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông đã viết một cuốn sách về Assad cho biết: “Hôm nay ông ta (Assad) tự chuốc lấy tất cả những điều này là điều tất yếu”. Cuối cùng, Assad đã mất tất cả và hàng trăm nghìn người Syria mất mạng sống.
Trước đây, sau khi Assad thành công trong việc dập tắt cuộc nổi loạn, vào những năm 2011 – 2015, những người ủng hộ ông đã kỳ vọng vào một đoàn kết hòa bình để sự phục hồi nền kinh tế bị tàn phá và là một cơ hội mới để Syria được có chỗ đứng trên trường quốc tế. Nhưng không, sự thật là chẳng có gì xảy ra và đất nước Syria thật bi thảm!
Giáo sư Azm cho biết. Gia đình Assad điều hành đất nước xem đó là con heo đất của họ, với lối sống xa hoa của những người thân của Assad, thường được đưa lên các trang mạng xã hội Instagram đã làm gia tăng sự phẫn nộ trong quần chúng. Trong khi đó, đất nước Syria ngày càng chìm sâu vào cảnh khốn cùng; Theo Liên Hợp Quốc thì 90% người Syria đang sống trong cảnh nghèo đói và một nửa trong số họ không đủ lương thực hằng ngày.
Vấn đề lớn nhất của Assad dường như ông ta không quan tâm đến đời sống dân chúng, Giáo Sư Azm cho biết, mọi thứ về mặt kinh tế vô cùng tồi tệ.
Assad đã phung phí tiền của để củng cố địa vị của mình ở cả bên ngoài và bên trong, nhưng ngoan cố từ chối đưa ra những nhượng bộ có thể mang lại sự công nhận quốc tế và sự cứu trợ kinh tế cho đất nước vô cùng cần thiết. Nga, đồng minh thân cận của Assad, đã cố gắng để mang lại một giải pháp hòa bình mà phương Tây có thể chấp nhận, nhưng ông đã thẳng thừng từ chối thỏa hiệp, chỉ biết khư khư nắm giữ quyền lực tuyệt đối của mình.
Cuộc nổi dậy hôm nay là do Bashar từ chối một số tiếp cận mới từ các cường quốc toàn cầu có thể giúp Syria thoát nạn như:
Tiếp cận thứ nhất: ông Bassam Barabandi, nhà ngoại giao Syria đã đào tẩu trong những ngày đầu của cuộc nổi loạn cho biết: Một việc thực hiện gián tiếp từ Washington thông qua Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Syria nếu Assad cắt đứt viện trợ vũ khí của Iran và chấm dứt cho phép phiến quân Hezbollah ở Lebanon qua các tuyến đường bộ từ Lebanon qua Syria để chiến đấu.
Tiếp cận thứ hai: Có lẽ tai hại hơn cho chế độ của Assad là cương quyết từ chối đề nghị của Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tìm cách bình thường hóa quan hệ với Damascus để đổi lấy những nỗ lực của Assad với lực lượng người Kurd tránh xa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; Tham gia đối thoại với phe đối lập Syria; Và chấp nhận sự trở về của ít nhất hàng triệu người tị nạn Syria đã trốn qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Cả hai đều bị từ chối: Nhất là đề nghị của TT Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan bị từ chối cho nên ông đã giúp phe đối lập Syria tấn công như một lời đáp trả, Erdogan có ám chỉ việc này vào ngày vào thứ Sáu (6/12/2024), ông nói: “Chúng tôi đã gọi cho ông Bashar al-Assad. Chúng tôi đã nói rằng hãy cùng nhau quyết định tương lai của Syria nhưng chúng tôi đã không nhận được phản hồi tích cực”.
Những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ đều thất bại, Bộ trưởng ngoại giao Hasan Fidan của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vào Chủ Nhật tại Doha rằng “chúng tôi biết điều gì đó sắp xảy ra tại Syria”.
Sự ra đi của Assad báo hiệu sự kết thúc của một trong những chế độ độc tài tàn bạo nhất ở Trung Đông hiện đại, một chế độ kéo dài từ cha đến con gia đình trị 54 năm qua, Cha ông Bashar là Hafez lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính tại Syria năm 1970 và trở thành tổng thống vào năm 1971. Hafez đã tạo dựng danh tiếng tàn ác của gia đình với cuộc đàn áp tàn bạo đối với cuộc nổi dậy của anh em Hồi Giáo ở Hama vào năm 1982, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Bashar lên làm tổng thống sau khi cha ông qua đời vào năm 2000 và có hy vọng rằng ông sẽ đưa ra các cải cách chính trị và kinh tế tập trung do nhà nước điều hành. Nhưng sau một thời gian ngắn tự do nở rộ vào đầu những năm 2000 được gọi là Mùa xuân Damascus, Assad đã quay lưng và đàn áp dân chúng dã man để bảo vệ chế độ độc tài.
Vào thời điểm các cuộc biểu tình Mùa xuân Ả Rập của cuộc Cách mạng Hao Lài lan rộng khắp Trung Đông vào năm 2011, người Syria đã sẵn sàng nổi dậy. Những người biểu tình tràn ra đường phố của các làng mạc, thị trấn và thành phố trên khắp đất nước hô vang khẩu hiệu tự do và công lý, họ bị đàn áp bằng họng súng và xe tăng từ lực lượng quân sự của chế độ Bashar Assad.
Ban đầu, quần chúng nổi dậy ở Syria chĩa mũi dùi của các cuộc biểu tình không phải vào Bashar al-Assad mà vào sự tham nhũng của các giới chức và người xung quanh Assad. Trong vài tuần đầu của các cuộc biểu tình trên toàn quốc, Bashar đã lừa bịp quần chúng bằng cách làm lành như sẵn sàng chấp nhận các cải cách để xoa dịu những người biểu tình. Nhưng sau đó, Assad đã đàn áp triệt để, gây ra cuộc nội chiến tàn khốc ở Syria, buộc hàng triệu người phải chạy loạn qua biên giới, đồng thời nó đã góp phần thúc đẩy sự trỗi dậy của Nhà Nước Hồi Giáo và thu hút quân đội Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran vào Syria.
Gần như ngay từ đầu cuộc nội chiến lúc đó, quân đội của Assad đã được tăng cường nhờ các cố vấn và binh lính từ Iran, nhưng chính là nhờ sự can thiệp của máy bay chiến đấu Nga vào năm 2015, đã hoàn toàn xoay chuyển cuộc chiến theo hướng có lợi cho Assad. Bốn năm đổ máu và sau đó một thỏa thuận ngừng bắn do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán chấm dứt. Nhưng giao tranh ở phía bắc Syria không giải quyết được và đó là nơi tá túc của quân nổi dậy hiện nay.
Dân chúng Syria xuống đường
Assad sống sót ở Damascus, nhờ không quân Nga yểm trợ chiếm được và kiểm soát 2/3 đất nước Syria. Trong đó gần 1/3 lãnh thổ Syria, phe đối lập vẫn nắm giữ phía Bắc Syria. Lực lượng người Kurd, được Mỹ hậu thuẫn, đã kiểm soát phía Đông và Đông bắc.
Vào năm 2019, các quốc gia Ả Rập đã cắt đứt quan hệ và ủng hộ phe đối lập đã tái lập quan hệ ngoại giao với Damascus, Đầu tiên là UAE, các quan chức của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, cho biết lý do là để dụ Assad thoát khỏi sự phụ thuộc vào Iran làm giảm ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Iran trong khu vực.
Vì mục đích đó, Ả Rập Xê Út và các nước Ả Rập khác đã làm theo, do đó, vào năm 2023, Syria đã được tái gia nhập Liên Đoàn Ả Rập sau khi bị trục xuất vì đàn áp tàn bạo đối với những người biểu tình.
Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực trong khu vực nhằm khôi phục vị thế của Assad, ông đã từ chối cắt đứt quan hệ với Iran, một cựu quan chức Ai Cập nói với điều kiện giấu tên “Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều – Nhưng ông [Assad] ấy vẫn nằm trong vòng tay của Iran”.
Trong những ngày tháng cuối cùng tại nhiệm, Assad dường như không để ý đến những việc biến động thay đổi nhanh chóng của khu vực, khi quân đội Israel tấn công Hezbollah tan nát, đó là một lực lượng đã đóng góp hàng vạn chiến binh để bảo vệ chế độ Assad vào thời kỳ nguy hiểm của chế độ.
Ông Barabandi người Syria là đồng sáng lập của People Demands Change cho biết một số cố vấn của Assad đã yêu cầu ông chấp nhận lời đề nghị gián tiếp của Hoa Kỳ là cắt đứt quan hệ với Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Nhưng Assad vẫn kiên quyết từ chối, nghĩ rằng ông có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn khi tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. Khi quân nổi dậy chạy về phía nam hướng tới thủ đô Syria, Iran bắt đầu rút quân và Assad đã hết cơ hội để nói chuyện với Tổng Thống Trump 2.0.
Cuối cùng, các nhà phân tích cho biết, chính sự ngoan cố của Tổng Thống Assad, cộng thêm sự kiêu ngạo, đã đưa đến sự sụp đổ của ông. Giáo sư Azm nói: “Bashar al-Assad chưa bao giờ là người thông minh trong gia đình, ông ấy đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội do tính bướng bỉnh của mình”.
Cuối cùng tin online của skype.com từ châu Âu vào lúc 1:25 sáng ngày 9/12/2024 (châu Âu) đưa tin Thông Tấn Xã TASS của Nga đã xác nhận: “Tổng thống Syria bị lật đổ. Bashar al-Assad cùng các thành viên trong gia đình là vợ và hai con đã đến Moscow, nước Nga. Vì lý do nhân đạo, Nga đã cấp quyền tị nạn cho họ” – Như thế là đã chấm dứt 24 năm cai trị độc tài sắc máu của ông”.
Người Syria xuống đường ăn mừng một chế độc tài đã sụp đổ, người Syria lưu vong cũng tưng bừng ăn mùng ngày đất nước Syria được tự do.
Dân chúng Syria xuống đường hoan hô quân nổi dậy lật đổ Bashar al-Assad (ảnh: Internet)
Vấn đề còn lại các căn cứ quân sự của Mỹ và Nga ở Syria sẽ ra sao?
Căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria
Căn cứ Al-Tanf, nơi đóng quân của Mỹ ở Syria (ảnh: Internet)
Mỹ đóng quân tại căn cứ Al-Tanf từ năm 2016 trên đất Syria gần biên giới Iraq và cách biên giới Jordan không xa, mục đích chống khủng bố ISIS và huấn luyện cho các phe phái đối lập Syria chiến đấu trong cuộc nổi dậy vừa rồi, ngoài ra Hoa Kỳ còn có một căn cứ quân sự nhỏ tại tỉnh Homs, Syria.
Quân đội Hoa Kỳ gần 900 quân hiện đang đóng ở Syria và vẫn tiếp tục đóng ở đó để làm nhiệm vụ chống khủng bố.
Tổng Thống Đắc cử Trump viết trên mạng xã hội True Social, “Syria là một mớ hỗn độn, nhưng không phải là bạn của chúng ta và Hoa Kỳ không nên dính líu gì đến nó. Đây không phải là cuộc chiến của chúng ta. Hãy để nó diễn ra, đừng can thiệp”, còn Tổng Thống Biden tuyên bố: sự sụp đổ của nhà độc tài Syria Bashar al-Assad là “khoảnh khắc cơ hội lịch sử” và ông cam kết sẽ cùng các nước láng giềng Syria ở Trung Đông chống lại mọi mối đe dọa và sẽ ủng hộ đất nước này. Hôm qua Mỹ ra lệnh đã cho trút bom đến hàng chục phi vụ gọi là giết khủng bố.
Căn cứ quân sự của Nga ở Syria
Căn cứ đóng quân Tartus của Nga ở Syria (ảnh: Internet)
Căn cứ quân sự của Nga nằm tại Tartus: đây là căn cứ hải quân đã thấy quân Nga rút lui, vào sáng ngày 3/12/2024, các nhà phân tích như Droxford Maritime đã thấy một tàu chở dầu và một số tàu chiến rời khỏi căn cứ Tartus. Đến tối thì căn cứ đã trống rỗng.
Quân nổi dậy hứa là không tấn công căn cứ quân sự của Nga. Mỹ lên tiếng yêu cầu quân Nga ở Tartus rút đi. Vào ngày 8/12 thì tình báo Ukraine cho biết quân đội Nga rút tàu, thiết bị quân sự khỏi căn cứ Tartus của Syria (1).
Như vậy là Nga bỏ đi, Mỹ ở lại. Chính quyền Trump 2.0 rồi đây có lún vào một chính phủ nổi dậy lộn xộn của nhiều phe phái ở Syria này không là một câu hỏi lớn?
Lê Hoành Sơn
Admin https://vietquoc.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét