Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024

Ông Trump Là Người Duy Nhất Có Thể Mang Hòa Bình Cho Ukraine

 

Tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông ở Palm Beach, Florida, vào ngày 20 tháng 2 năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay ông Keith Kellogg (phải) sau khi công bố ông này là chánh văn phòng cho cố vấn an ninh quốc gia Trung tướng Lục quân Hoa Kỳ H.R. McMaster. (Nguồn ảnh: NICHOLAS KAMM/AFP via Getty Images)


ĐIỂM TIN THẾ GIỚI: 11/10/2024 
Cựu cố vấn Keith Kellogg: ÔNG TRUMP LÀ NGƯỜI DUY NHẤT CÓ THỂ MANG HÒA BÌNH CHO UKRAINE
Phạm Duy

Cựu cố vấn an ninh quốc gia, tướng Keith Kellogg, cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump là người duy nhất có thể mang lại hòa bình giữa Nga và Ukraine với tư cách trong vai trò tổng thống Hoa Kỳ.

“Ông ấy là người duy nhất có thể làm được điều đó. Bởi vì những gì bạn cần là một người đối thoại, và một người thực sự có thể ngồi xuống và nói chuyện với cả hai bên“, ông Kellogg nhận xét trên podcast “John Solomon Reports“.

Ông Kellogg nói thêm rằng cả Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đều không thể nói chuyện một cách thích đáng với các nhà lãnh đạo Ukraine và Nga.

Vào tháng Chín, các nhà lãnh đạo phương Tây đã thảo luận về việc họ có cho phép Kiev sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga hay không.

Các quan chức cấp cao của Nga cảnh báo rằng nếu Ukraine bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công tầm xa với sự hỗ trợ của phương Tây, thì sự đáp trả sẽ “không dễ chịu“.

Ông Kellogg tuyên bố cuộc chiến này rất tàn khốc và cần phải kết thúc nhanh chóng.

Tôi nghĩ rằng tổng thống [Trump] có thể làm được điều đó bằng cách kéo cả hai bên lại với nhau. Và tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu bằng cách khiến cả hai bên bắt đầu thảo luận. Và tôi nghĩ ông ấy có thể làm điều đó ngay lập tức“, ông Kellogg khẳng định. 

Kremlin phủ nhận điện đàm giữa ông Trump và ông Putin sau khi ông Trump rời nhiệm sở


TT Donald Trump & TT Putin năm 2018

Một số thông tin trong cuốn sách do nhà báo Bob Woodward xuất bản đề cập đến bảy cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi ông Trump rời nhiệm sở là “bịa đặt” , phát ngôn viên điện Kremlin ông Dmitry Peskov tuyên bố chính thức trước truyền thông.

Đây là một câu chuyện hư cấu điển hình trong giai đoạn trước cuộc bầu cử [cho vị trí Tổng thống Hoa Kỳ năm 2024]”, ông Dmitry nói với tờ The New York Times vào hôm thứ Ba (8/10), khi được phóng viên đặt câu hỏi về bảy cuộc điện đàm đã được nhà báo Bob Woodward tiết lộ trong cuốn sách mới xuất bản của ông, có tựa đề ‘War’ (Chiến tranh).

Ông Woodward cho biết câu chuyện dựa trên lời khai của một trợ lý giấu tên của ông Trump. Ngay sau đó, chiến dịch tranh cử ông Donald Trump đã thẳng thừng bác bỏ những thông tin trong cuốn sách ‘War’ và cho rằng đây là “những câu chuyện bịa đặt” được viết bởi một tác giả “đang mắc chứng loạn trí về Trump trầm trọng”.

Tờ The New York Times cho biết họ đã tiến hành liên hệ với các quan chức đương nhiệm cùng nhiều cựu quan chức  vẫn còn phục vụ trong cả chính quyền Tổng thống Biden và Cựu Tổng thống Trump cũng như cộng đồng tình báo Hoa Kỳ để xác minh thông tin trong cuốn sách. Hai mươi nguồn tin nói rằng họ không biết gì về các cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin sau khi ông Trump rời nhiệm sở như những gì được viết trong cuốn sách của ông Woodward.

Cuộc điều tra ‘Russiagate’ – cáo buộc rằng ông Trump đã được ông Putin hậu thuẫn để đắc cử vị trí Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016 – đã được bà Hillary Clinton, cựu đề cử viên của Đảng Dân Chủ cho vị trí tổng thống năm 2016, cùng rất nhiều phương tiện truyền thông dòng chính phản đối đảng Cộng hòa tích cực thúc đẩy trong thời gian ông Trump còn tại nhiệm.

Cuộc điều tra do Biện lý đặc biệt Robert Mueller thực hiện, được kỳ vọng sẽ công bố trước quốc hội Hoa Kỳ bằng chứng về việc ông Trump “thông đồng” với Moskva, đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào củng cố cho những cáo buộc về mối liên hệ giữa ông Trump và ông Putin. Ông Trump tuyên bố đanh thép trước truyền thông rằng “trò lừa Nga” chỉ là một phần nhỏ của một cuộc “săn phù thủy” lớn hơn do các kẻ thù chính trị của ông thực hiện.

Một số cáo buộc cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 thông qua các mạng xã hội đã được Hoa Kỳ lợi dụng nhằm biện minh cho các chính sách trấn áp tự do ngôn luận trên mạng, với danh nghĩa chống “thông tin sai lệch”.

“Nếu các nền tảng – cho dù đó là Facebook, Twitter/X, Instagram hay TikTok, bất kể là nền tảng nào – nếu họ không kiểm duyệt ngôn luận và giám sát nội dung, chúng ta sẽ hoàn toàn mất quyền kiểm soát”, bà Hillary Clinton nói trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Michael Smerconish vào tháng Chín. 

Tình báo Hoa Kỳ đã lên tiếng tuyên bố rằng Nga đang bí mật sử dụng thông tin sai lệch và nội dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra nhằm hỗ trợ ông Trump chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024.

Các quan chức cấp cao của Nga, bao gồm cả Tổng thống Putin, đã lập luận rằng việc Moskva ủng hộ bất kỳ đề cử viên nào trong hai đảng chính của Hoa Kỳ là điều vô lý, vì cả hai đề cử viên đều không thể thay đổi các chính sách đối đầu với Moskva đã được giới tinh hoa Hoa Kỳ ưa chuộng từ trước đến nay. Moskva khẳng định trước truyền thông rằng Nga tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào các cuộc bầu cử nước ngoài. 

Phạm Duy
Trí Thức VN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét